Tin nổi bật

Hình dáng của Phật Tánh như thế nào?

Cô La Thị Hoàng Oanh, 25 tuổi, cư ngụ quận 6, TP.HCM, hỏi Trưởng Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu 3 câu:

Câu 1:

– Giúp cho người đạt được “Bí mật Thiền tông” thì có công đức lớn. Một thời gian sau, người này trở về tu theo pháp môn cũ có dụng công, thì người giúp có bị mất công đức không?

Câu 2:

– Phật Tánh hình dáng như thế nào?

Câu 3:

– Người đã hiểu và tu pháp môn Thiền tông, người đó có lập gia đình được không?

– Có thể chấp nhận trả nhân quả cho người có nợ duyên với mình không?

– Hay có thể từ chối trả nhân quả không?

Trưởng Ban trả lời:

Câu 1:

– Đã giúp cho người khác đạt được “Bí mật Thiền tông”, thì mình có công đức lớn. Số công đức này được lưu vào vỏ bọc Tánh Phật, để sử dụng trong Phật giới. Khi nào trở về Phật giới, thì công đức này  mới sử dụng.

– Còn người đạt được “Bí mật Thiền tông”, số công đức của họ cũng được lưu vào Tánh Phật của họ. Nếu họ tu có dụng công thì số công đức của họ cũng không bị mất.

– Họ dụng công tu mong đến:

1/- Cõi Trời hay nước Tịnh Độ, thì hưởng phước Dương.

2/- Tu Mật chú là hưởng phước Âm.

Giải thoát của họ không được ở đời này, mà họ phải đợi thêm vài chục vị Phật nữa ra đời, thì hoạ may họ mới giải thoát được .

Câu 2:

– Hình thể Phật Tánh có nhiều hình dáng tùy theo, như:

1/- Phật Tánh là một khối tròn rất nhỏ, là khi Phật Tánh trụ.

2/- Phật Tánh di hành nhanh, thì giống như Sao Băng vậy.

– Muốn rõ hình dáng Phật Tánh, giống như là 1 quả cầu lửa đang cháy vậy. Đứng yên là một khối, còn di chuyển là một đóm lửa kéo dài.

Câu 3:

– Người tu theo Thiền tông có gia đình là chuyện bình thường.

– Thái tử Tạt Đạt Đa, Ngài đã thành Phật rồi mà cũng có  vợ con.

– Còn Về nhân quả và duyên nợ, phần này không thể trả lời cụ thể được, mà tuỳ theo duyên nghiệp của mỗi người.

– Muốn biết nhân quả của mình, thì hãy thổn thức từ tận đáy lòng mình, chiều nào mãnh liệt là đi theo chiều đó.

– Người tu Thiền tông phải hiểu rõ Tánh Phật và Tánh Người của mình.

– Sống trong nhân quả, thì phải sử dụng Tánh người.

– Tánh Phật, khi cần thiết mới sử dụng.

– Hai phần này, tự mình sử dụng trí tuệ của mình, không nhờ người ngoài trợ giúp

– Về nghiệp và nhân quả của mỗi cá nhân, thì cá nhân đó tự giải quyết, không ai được quyền xen vào nhân quả của người khác được.

– Người khác giúp mình, chỉ đưa ra những nguyên tắc cuộc sống, để mình lần theo đó mà sống trong nhân quả hay tìm đường giải thoát.

– Phật gia hãy sử dụng cái hiểu biết khôn ngoan của mình mà sống cho trọn kiếp này.

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU.