Tin nổi bật

Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy con trong buổi lễ truyền ngôi vua

     Khi Ban Tổ chức và Người dẫn chương trình mời Đức vua Trần Nhân Tông lên lễ đài, phát lời huấn từ dạy con là Thái tử Trần Anh Tông, cách giữ nước cũng như  tín ngưỡng trong quốc gia Việt Nam.

     Tham dự buổi lễ này gồm có:

    – Những vị cao niên trong nước.
– Quan chức trong Triều và các địa phương.
– Những vị có công lớn với quốc gia.
– Những vị công dân ưu tú đại diện nhân dân.
– Những vị trong Hoàng tộc.

    Mở đầu, Đức vua nói:

    – Thưa quí cụ cao niên.
– Thưa quan chức trong Triều và địa phương.
– Thưa những vị có công lớn với quốc gia.
– Thưa những vị đại diện nhân dân.
– Thưa thân nhân trong Hoàng tộc.

    Hôm nay, Triều đình Nhà Trần tổ chức lễ truyền ngôi vua lại cho con chúng tôi là Thái tử Trần Anh Tông, để thay tôi cai quản quốc gia Việt Nam này.

    Tôi là Quốc Vương Trần Nhân Tông, cai quản nước Việt Nam. Trước tiên, thăm hỏi sức khỏe quí cụ, quí vị. Sau, tôi có đôi lời huấn từ dạy con chúng tôi. Trong phần huấn từ này, tôi dạy 2 phần và những câu hỏi của quí vị.

   Chúng tôi dạy Thái tử về:

  1. Cách giữ nước.
  2. Cách thờ phượng trong nhân dân.
  3. Quí vị dự lễ hôm nay, có thắc mắc điều chi xin mời hỏi.

Trước tiên, tôi dạy Thái tử Trần Anh Tông:

Này Thái tử Trần Anh Tông, hôm nay là buổi lễ Phụ Vương truyền ngôi vua cho con, để lãnh đạo nước Việt Nam thân thương này. Phụ Vương dạy con 2 phần như sau:

Một là, cách giữ nước.

Hai là, cách cai quản việc thờ phượng trong nước.

Phần một: Bảo vệ Tổ Quốc, con phải hiểu thấu triệt và nghiêm chỉnh thực hiện 6 điều như sau:

Một: Con phải hiểu, nước Việt Nam thân yêu của chúng ta là một quốc gia có đa sắc tộc, do Tổ tiên lưu truyền lại.

Hai: Cá nhân con là một vị vua, con phải công minh, chính trực và thương dân như con.

Ba: Viên chức làm việc trong Triều, cũng như các địa phương, con phải tổ chức thi tuyển, chọn những người có tài có đức để phục vụ nhân dân. Tuyệt đối, không đem người thân mà không có tài đức gì vào Bộ máy chính quyền làm việc.

Bốn: những người gian dối, tham lam, con không thu nhận làm việc trong Bộ máy chính quyền.

Năm: Toàn dân ai cũng bình đẳng như nhau.

Sáu: Hạnh phúc của mỗi công dân, tuyệt đối, con và những quan chức phải tôn trọng.

Trên đây là 6 điều con phải nghiêm chỉnh thực hiện cho đúng.

Phần hai: Phần tín ngưỡng trong nhân dân, con chỉ công nhận những Chánh Tín, còn Mê Tín Dị đoan. con phải ra lệnh dẹp bỏ.

Vì sao vậy?

Vì Mê Tín Dị đoan là nguồn gốc đưa quốc gia đến chỗ suy vong. Phần nhiều, những nước lớn họ sử dụng Tín ngưỡng đi trước, sau đó mới đem quân đội thôn tín sau, nên họ thành công rất dễ dàng.

    Phụ Vương dạy con rõ:

    – Ở thế giới vật lý này, những hiện tượng lạ ở trong không gian cũng như trong vạn vật, đều là do biến chuyển của vật lý cả, chớ không có ông Thần, bà Thánh hay Ma, Quỷ nào làm ra. Sở dĩ, những người thấy hiện tượng lạ, họ nói ra và thêu dệt thêm là họ có mưu đồ không tốt.

    Phụ Vương dạy con rõ thêm:

    Trong Tam giới này là nói trung bình, còn nói rộng là mênh mông trong càn khôn vũ trụ, còn nói nhỏ hẹp là nơi địa cầu này. Loài nào sanh hoạt theo loài đó.

    Ví dụ: Loài người không sanh ra loài khác được, bất cứ loài nào cũng vậy. Vì vậy, các cõi khác, họ cũng lo cho cõi của họ, chớ họ đâu có đến thế giới này ban phước cho ai. Những chuyện trong sách viết về ông Bụt bà Tiên là để cho trẻ con vui thích vậy thôi.

     Phần Mê Tín Dị Đoan này, nếu con không dẹp bỏ, khi có ngoại ban xâm chiếm, những người Mê Tín này, chắc chắn họ không đồng tình với con chống giặc ngoại xâm.

    Vì sao vậy?

    Như Phụ Vương đã nói ở trên, kẻ nào muốn xâm lăng nước khác. Trước tiên, họ đưa Mê Tín vào trước để cho nhân dân nước mà họ muốn chiếm không còn yêu nước nữa, mà tâm trí của những người này, ngày đêm cứ mơ mộng chuyện trên trời dưới đất. Thử hỏi, con làm sao giữ vững quốc gia cho được.

    Phụ Vương nó rõ cho con hiểu:

    Trước kia, Phụ Vương chưa giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, thì Phụ Vương cũng như bao nhiêu người khác. Nhưng nay, Phụ Vương đã giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” rồi, Phụ Vương biết tất cả những chuyện biến chuyển của vật chất là tự nhiên của nó. Còn nói về tinh thần, Phụ Vương cũng hiễu và biết rất rõ như sau:

     – Về vật chất: Trên trái đất này không vật gì đứng yên một chỗ cả, mà nó phải luân chuyển theo dòng Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

    – Về tinh thần: Con phải hiểu như sau, tất cả chủng loài động vật, trong đó có loài người. Loài nào cũng có Tánh của nó cả, loài Người cũng vậy.

    Phụ Vương dạy cho con rõ về Tánh Người như sau:

    1- Tánh Người, người nào cũng mang một khối nghiệp, mà họ đã tạo ra từ vô lượng kiếp trước đến nay.

     2- Tứ đại hình thành ra một con người, phải qua công thức vật lý Âm Dương của cha mẹ, thì mới sanh ra được.

     3- Khi cha mẹ giao hợp, rất nhiều “Trung Ấm Thân” đến dự nhào vô bào thai để làm con của cha mẹ đó. Nhưng, Trung Ấm Thân nào có vay hay trả nhiều với cha mẹ thì tự nhiên được nghiệp hút vào, liền khi đó Tâm người được hình thành, đủ ngày tháng một con người được sinh ra.

    4- Về tinh thần mà loài người gọi là Tâm, là sản phẩm duyên họp vật chất mới có được.

    5- Trên trái đất này, hay khắp trong Tam giới, hoặc trong Càn khôn Vũ trụ không có bàn tay quyền năng làm việc này cả.

    Thái tử Trần Anh Tông, nghe Phụ Vương dạy như vậy, nên đứng lên lễ phép thưa hỏi:

   – Kính thưa Phụ Vương, cái ban đầu của một con người hay muôn vật là do đâu mà có?

    Đức vua Trần Nhân Tông dạy Thái tử Trần Anh Tông:

    – Bất cứ ai muốn trả lời cái ban đầu này, thì người đó phải được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” thì mới hiểu và trả lời đúng được, còn chưa được “Rơi vào Bể tánh” thì người đó chỉ tưởng tượng ra để nói thôi.

    Phụ Vương dạy rõ con phần ban đầu này:

    Trong càn khôn vũ trụ này có căn bản 2 phần như sau:

    Phần một: Trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” gồm có 4 thứ như sau:

  1. Không gian mênh mông trùm khắp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là “Phật”, Phụ Vương cũng thấy và gọi như vậy.
  2. Điện Từ Quang mênh mông trùm khắp, Điện Từ Quang này lúc nào cũng rung động, có bổn phận là chuyển đi Thấy, Nghe, Tiếng , Biết và thu gần lại, mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là sự sống, Phụ Vương cũng thấy như vậy.
  3. Ý, có Hằng hà sa số cái Ý, không thể nào đếm hết được. Vì vậy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới ví dụ, đem số cát của 1 tỷ sông Hằng ra đếm, thì số Ý trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh còn nhiều hơn số cát của 1 tỷ sông Hằng.

    Trong mỗi cái Ý có 4 thứ như sau:

1- Thấy, lúc nào cũng Thấy, gọi là hằng Thấy.

2- Nghe, lúc nào cũng Nghe, gọi là hằng Nghe.

3- Pháp, tức tiếng nói, khi nào Ý muốn phát ra tiếng, lập tức có tiếng nói phát ra.

4- Biết, cái Biết này Biết 3 thứ trên, gọi là hằng Biết.

    Trong “Bể tánh Thanh tịnh ” có Hằng hà sa số cái Ý, trong mỗi  cái Ý nó nằm gọn trong vỏ bọc cấu tạo bằng Điện Từ Quang. Vỏ bọc này Đức Phật gọi là “Tánh” , cho nên Ngài gọi gọn là “Phật Tánh”, Phụ Vương cũng thấy và biết như vậy.

    Phần hai: Tam giới, Tam giới là nói gọn hẹp trong một Tiểu thiên thế giới.

    Tam giới này nó có bao nhiêu, Phụ Vương dạy con:

    – Một Thái Dương hệ là một Tam giới.

    – Trong một Tam giới có:

    1- Có 33 cõi Trời, có vô số loài Trời.

    2- Có 1 cõi Thần, có vô số loan Thần.

    3- Có một cõi Người, có vô số loài Người.

    4- Có một cõi Ngạ Quỷ, có vô số loài Ngạ Quỷ.

    5- Có một cõi Sức sanh, có vô số loài Súc Sanh.

    6- Có một cõi Đọa Ngục, Địa Ngục này có 18 tầng.

    Mỗi Tiểu thiên thế giới có 1 ngàn Thái Dương hệ.

    Mỗi Tiểu thiên thế giới nhân cho 1 ngàn, số ra này là Trung thiên thế giới.

    Số ra của Trung thiên thế giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là Đại thiên thế giới. Mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như Phụ Vương hiểu biết thật rõ rang là trong càn khôn vũ trụ này có Hằng hà sa số Tam thiên Đại thiên thế giới.

    Phụ Vương dạy con:

– Trong mỗi loài có sự sống riêng của loài đó, loài này không thể xen váo loài khác được.

– Hình thành 1 con người, là do Tinh cha Noãn mẹ hơp lại mà hình thành 1 con người.

– Trong mỗi con người có cái Tánh, mà mỗi Tánh Người có đến 16 thứ là Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến. Bên ngoài cái vỏ bọc của tánh Người  bị bao phủ 8 muôn 4 ngàn những thứ ảo giác nữa. Cũng trong mỗi Tánh Ngườ có 1 khối nghiệp,nghiệp này nó bám dính từng tế bào, từng sớ thịt, từng cọng lông, v.v. Nói tổng thể 1 con người là do tổng nghiệp của con người đó tạo ra từ vô lượng kiếp đến nay.
– Tuy đã đầy đủ ba phần của 1 con người nói trên, nhưng con người đó cũng không thể hoạt động được.

    Vì sao vậy?

     – Vì cái hoạt động của một con người, là nhờ Tánh Phật ở tận trong cùng cái vỏ bọc của tánh Người. Loài Người hoạt động được là nhờ Phật Tánh. Phật Tánh mới Thấy, Nghe, Nói và Biết được.

      Phụ Vương dạy con rõ:

      – Phật Tánh là ở trong Bể thanh Thanh tịnh.

      – Tánh Người là ở nơi loài Người.

    – Đầu tiên, Phật Tánh ở trong Bể tánh Thanh tịnh, nhìn qua bờ ngăn cách trong suốt là Hải Triều Âm, thấy trong loài Người rất lạ, nên vượt qua màn trong suốt của Hải Triều Âm để xem thử. Không ngờ, thế giới loài Người là do điện từ Âm Dương điều khiển và vận hành theo vòng tròn. Trong cái vòng tròn này, nó là 1 Tam giới mà trong Tam giới có vô số loài. Trong mỗi loài,loài nào cũng có cái vỏ bọc riêng của loài đó, như:

1- Cõi Trời có 33 cõi, mỗi cá nhân của Tánh Trời, có vỏ bọc riêng. Vỏ bọc Tánh Trời cấu tạo bằng điện từ Âm Dương rất Thanh. Vỏ bọc này là chứa tổng thể  nghiệp của người Trời đó.

2- Cõi Thần có 1 cõi, mỗi cá nhân của Tánh Thần, nằm trong vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Âm Dương rất nóng. Nằm trong vỏ bọc Tánh Thần, là một khối nghiệp tổng thể của loài Thần.

3- Cõi Người có 1 cõi, mỗi cá thể của loài Người, được vỏ bọc đện từ Âm Dương bao bọc Tánh Người lại. Trong vỏ bọc này là tổng thể một khối nghiệp.

4- Cõi Ngạ Quỷ, tức Quỷ đói có 1 cõi, mỗi cá thể của loài Quỷ, được bao trong vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Âm Dương gay chậm chờn. Trong vỏ bọc này là tổng thể khối nghiệp của loài Ngạ Quỷ.

5- Cõi Súc Sanh có 1 cõi, trong mỗi cá thể Súc Sanh, có vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Âm Dương mờ tối. Trong vỏ bọc này, là chứa tổng thể khối nghiệp của loài Súc sanh.

6- Cõi Địa Ngục có 18 tầng, trong mỗi cá thể ở Địa Ngục bị nhốt vào trong vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Âm Dương u tối. Trong mỗi cái vỏ bọc này, là tổng thể ngiệp của người ở Địa Ngục.

Loài Người ở gần cửa Hải Triều Âm nhất, nên đầu tiên Phật tánh bị văng trúng vào vỏ bọc của tánh Người, nên bị sức hút của tánh Người hút vào. Cái vỏ bọc tánh Người, liền phát ra Thấy được, Nghe được, Nói được và Biết được. Vì ở trong Tánh Người, nên, nên Thấy, Nghe, Nói và Biết đều phải xuyên qua 16 thứ của Tánh Người và 8 muôn 4 ngàn lớp ảo giác nữa.

Cũng vì cái ảo giác này, mà người mới sản sanh ra cái suy nghĩ. Vì vậy, cái suy nghĩ của loài người không đúng sự thật được. Nên loài người bày vẽ ra đủ chuyện để lường gạt với nhau.

Trong loài Người, sử dụng cái Tưởng nhiều nhất, nên suy tưởng như sau:

1- Có ông Thần bà Thánh nào đó làm ra vũ trụ, chế tạo ra muôn loài, trong đó có loài Người.

  1. Làm thiện sẽ được phước.
  2. Làm ác bị họa. V,v…

Vừa nghe Phụ Vương dạy người đầu tiên có mặt trên trái đất này, Thái tử Trần Anh Tông đã thông suốt và thưa hỏi Phụ Vương thêm 1 câu nữa.

    – Kính thưa Phụ Vương, xin Phụ Vương dạy cho con rõ, nơi thờ phượng như thế nào là Chánh Tín, thế nào là Mê Tín, còn người tu trong chùa, tu sao được giải thoát, tu sao bị luân hồi, kính xin Phụ Vương dạy con?

     Đức vua Trần Nhân Tông dạy:

Một: Người Chánh Tín, tức tin đúng sự thật nơi thế giới vật lý này, không lệ thuộc vào người khác..

Ví dụ: Những hiện tượng lạ, là do sự biến chuyển của vật lý. Phải nhìn bằng đôi mắt thực tế, không thêu dệt những hiện tượng xảy ra trước mắt hằng ngày.

Hai: Người Mê Tín, là tin sai sự thật nơi thế giới vật lý này.

Ví dụ: Những hiện tượng lạ, họ cho là có vị Thần hay Thánh nào đó làm ra. Rồi tổ chức lễ này, tổ chức lễ nọ, để dụ nhiều người đến nghe, lễ lạy và cúng tiền cho họ xài.  

Đặc biệt, có nhiều người họ bịa ra nói, có ông hay bà nào đó từ trên Trời xuống đất này để giúp cho người ở trái đất không bị khổ, nếu ai tin, thì người tin đó bị kẻ “Đại lường gạt” gạt rồi đó..

Phụ Vương dạy rõ cho con biết:

Người  ở cõi Trời, không xuống ở chung với loài Người được.

Vì sao vậy?

Vì điện từ Âm Dương bao bọc Tánh Trời rất Thanh và mạnh, nếu có vị Trời nào xuống ở chung với loài Người, ở gần người người nào đó, người đó bị chết liền.

Vì sao vậy?

Như ở thế giới này, loài Người không thể sống  ở chung với lòa cá được, hay chui xuống đất mà ở với loan trùng được.

Còn người ở các cõi thấp cũng không ở chung với loài Người được.

Còn phần chùa thì có 2 dạng như sau:

Một: Chùa tổ chức dụng công tu theo chiều vật lý, thì có thành tựu của vật lý. Ai tu theo vật lý, ngồi tu 1 ngàn năm thì Ta vẫn là Ta, không giải thoát được.

Phụ Vương dạy rõ:

1- Người tu niệm Phật, thì thấy cái ảo bóng của Phật. Hết niệm thì đâu cũng vào đó.

2- Người tu niệm Mật Chú, sai khiến được vật chất. Hết niệm thì đâu cũng vào đó.

Các pháp môn tu theo vật lý đều như nhau cả.

Hai: Chùa không tổ chức dụng công tu, mà chỉ trực nhận Phật tánh của chính mình và sống với Phật tánh ấy. Tự nhiên có ngày nào đó, họ giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, tự họ biết rất rõ ràng nguyên do vật chất sinh diệt. Còn ai ngộ sâu hơn là đạt được “Bí mật Thiền tông”, thì người này giải thích được tất cả những lời của Đức Phật, dù ẩn ý hay không ẩn ý.

Đức vua Trần Nhân Tông dạy về Đền, Đình, Lăng, Miếu:

1- Đền: Thờ những vị Anh Hùng dân tộc, để cho toàn dân đến chiêm ngưỡng, nhớ ơn và học gương hạnh của các Ngài, là Chánh Tín. Còn Mê Tín, là lạy các Ngài, tưởng rằng các Ngài là Thần linh.

2- Đình: Nơi thờ Hồn Thiêng Sông Núi, hay những người có công trận lớn với địa phương. Đến với các Ngài, chúng ta nhớ ơn và noi theo việc làm đúng của cái Ngài  là Chánh Tín, còn lạy và cầu xin các Ngài là Mê Tín.

3- Lăng: Nơi an nghỉ của những vị vua hay những vị có công trận thật lớn với quốc gia. Chúng ta chỉ đến viếng các Ngài, bằng cái Tâm ngưỡn mộ là Chánh Tím, còn lạy và cầu xin là Mê Tín.

4- Miếu: Nơi thờ những vị quan có chức vụ lớn trong quốc gia, hay những người dân bình thường mà cũng mà có công trận lớn với địa phương, đến để kính viếng là Chánh Tín, còn lạy và câu xin là Mê Tín.

    Thái tử Trần Anh Tông nghe Phụ Vương giải thích quá rõ ràng, hết sức vui mừng và cám ơn Phụ Vương.

     Đức vua Trần Nhân Tông nói:

    – Trước khi Trẫm hành lễ truyền ngôi vua lại cho Thái tử Trần Anh Tông. Vậy, tất cả những vị có mặt hôm nay, ai có thắc điều chi về giữ nước cũng như tín ngưỡng xin mời hỏi, Trẫm giải đáp rõ ràng cho, khi Trẫm đã lên núi Trúc Lâm Yên Tử ở rồi, quí vị có thắc điều chi không ai giải đáp. Đặc biệt, quí cụ là người cao tuổi, khó mà lên trên núi được.

    Vị thứ nhất: Cụ ông Lê Trọng Chính, 75 tuổi, người ở nội thành Thăng Long, đứng lên thưa hỏi như sau:

     – Kính thưa Đức vua, tôi xin thay mặt cho những vị cao niên trong nước, xin nguyện hứa với Đức vua và Thái tử Trần Anh Tông,  chúng tôi sẽ dạy con cháu và người thân 6 điều như sau:

     1- Tuyệt đối phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam.

     2- Bất cứ ai cũng phải có bổn phận bảo bệ Tổ Quốc Việt Nam.

3- Tuyệt đối, không cho ngoại bang xâm chiếm 1 tất đất nào.

  1. Chúng tôi dạy con cháu biết điều hay lẽ phải.
  2. Tôn trọng pháp luật.
  3. Người người nhà nhà, ai cũng có nghĩa vụ với Tổ Quốc.

Cụ Lê Trọng Chính vừa dứt lời, những người dự lễ nơi đại sảnh đều đứng lên vỗ tay và nói:

– Chúng tôi được Đức vua mời dự lễ là một danh dự rất lớn, xin hứa với Đức vua và Thái tử, chúng tôi xin làm tròn 6 phần mà cụ Lê Trọng Chính hứa với Đức vua và Thái tử nơi đại sảnh này.

Vị thứ hai: Cụ ông Võ Quốc Trọng ở Gia Lâm ngoại thành Thăng Long đứng lên nói:

– Kính thưa Đức vua, hôm nay Đức vua truyền ngôi vua lại cho Thái tử Trần Anh Tông, để lên núi Trúc Lâm Yên Tử khai lập đạo Thiền tông mang phong cách Việt Nam. Công lao tuyệt vời này, muôn đời sau mãi còn ghi nhớ, rằng nước Việt Nam có một vị vua tu Thiền tông được thành Phật. Vậy, tôi xin thay mặt những vị tham dự buổi lễ truyền ngôi vua này, kính chúc Đức vua được hoàn thành ý nguyện của mình.

Đức vua Trần Nhân Tông, đáp lời cám ơn cụ Võ Quốc Trọng.

Vị thứ ba: Cụ Lê Khánh Truyền, ở Ninh Bình đứng lên trình thưa hỏi:

– Kính thưa Đức vua, Ngài đã dạy trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” ,nhưng vì chúng tôi chưa rõ lắm, vậy kính xin Đức vua dạy thật rõ cho chúng tôi hiểu, xin thành thật cám ơn?

Đức vua trả lời cho cụ Lê Khánh Truyền:

– Câu hỏi cụ thật là cao xa. Ở nơi đại sảnh này, theo Trẫm biết chưa có vị nào hiểu Thiền tông rõ cả. Nhờ câu hỏi của cụ, Trẫm nói ra nếu vị nào chăm chú nghe thì sẽ hiểu, vị đó coi như giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Vậy, cụ hãy lắng nghe, trong Phật tánh gồm có:

 1- Trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, có Hằng hà sa số cái vỏ bọc cấu tạo bằng Điện Từ Quang.

2- Trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, có Hằng hà sa số cái Ý, trong mỗi cái Ý có 4 thứ căn bản như sau:

  1. Ý luôn lúc nào cũng Thấy, nên Trẫm gọi là hằng Thấy.
  2. Ý luôn lúc nào cũng Nghe, nên Trẫm gọi là hằng Nghe.
  3. Ý luôn lúc nào cũng rung động, khi Ý muốn phát ra tiếng thì liền có Tiếng, nên Trẫm gọi là hằng Pháp.
  4. Ý luôn lúc nào cũng Biết, nên Trẫm gọi là hằng Biết.

    Bốn thứ trên tự nó không đi xa hay thu gần lại được, mà 4 thứ ấy nó phải nhờ Điện Từ Quang trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” chuyên chở đi hay thu gần lại.

    Vì sao 4 thứ trên được như vậy?

    Vì Điện Từ Quang có 2 chiều thu gần và phát xa. Chính nhờ Điện Từ Quang này nên cái Ý có sự sống. Khi cái Ý cố phạm nên chui vào trong vỏ bọc của Tánh Người, nên bị Tánh Người nhốt lại, cái vỏ bọc Tánh Người này liền Thấy, Nghe, Nói và Biết, nên Tánh Người có sự sống , tức phải sống theo Tánh Người.

    Còn về Phật tánh, Trẫm nói rõ cho cụ biết:

1- Như nói ở trên, cái vỏ bọc bằng Điện Từ Quang này, nó có nhiệm vụ là bao bọc cái Ý và những thứ công dụng của Ý, cái vỏ bọc này Trẫm gọi lá “Tánh”.

     2- Không gian trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” nó là mênh mông không biên giới. Cái mênh mông đến đâu, thì số đơn vị vỏ bọc Tánh, nó cũng có đầy đủ theo cái mênh mông. Cho nên Trẫm gọi cái vỏ bọc này là Tánh,  hai phần này Trẫm gọi chung là “Phật Tánh”.

Trên đây là phần trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”.

Trong Tam giới có như sau:

  1. Trong Tam giới là nói Trung, còn nói lớn lao là trong Càn khôn Vũ trụ, nó là như vầy:
  2. Một ngàn Thái Dương hệ gọi là Tiểu thiên thế giới.
  3. Một Tiểu thiên thế giới nhân cho 1 ngàn, số ra này là Trung thiên thế giới.
  4. Số ra của Trung thiên thế giới, nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này gọi là Đại thiên thế giới.

    Ba lần nhân như vậy, Trẫm gọi là Tam thiên Đại thiên Thế giới.

    Trong mỗi Thái Dương hệ có 6 cõi. Cao nhất có 33 cõi Trời, còn hạ và sâu nhất là cõi Địa Ngục.

    Trẫm nói cho cụ rõ về loài Người là như vầy:

Mỗi con người sanh ra bằng nguyên lý giao hợp Âm Dương của cha mẹ.

Căn bản của một con người có:

  1. Đất, Nước, Gió, Lửa và vỏ bọc của Tánh Người.
  2. Vỏ bọc của một Tánh Người gồm có 16 thứ và 8 muôn 4 ngàn những ảo giác nữa.
  3. Trong nhân của vỏ bọc tánh Người là Phật tánh.
  4. Bao chung từng tế bào, sớ thịt, tức toàn thể thân của một con người là do nghiệp quả mà con người đã tạo ra từ vô lượng kiếp đến nay.

     Nói riêng về phần Trẫm:

     – Từ vô lượng kiếp trước, Trẫm đã tạo ra công đức rất nhiều, còn phước đức thì vô lượng, nên đời này Trẫm được làm vua. Chức vua nơi thế giới này, nếu đem so sánh với một vị Phật trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, thì chức vua này là cái ảo tưởng của vật lý mà thôi. Vì Trẫm đại may mắn giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, đạt luôn “Bí mật Thiền tông” và được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, Trẫm thấy và biết rõ như nói trên, nên quyết định truyền ngôi vua lại cho con để lên núi Trúc Lâm Yên Tử khai lập đạo Thiền tông Việt Nam, để cho ai muốn giác ngộ và giải thoát biết và lưu lại cho các đời sau.

    Trẫm cũng nói rõ cho quí cụ biết:

     Tại núi Trúc Lâm Yên Tử này, ngoài Trẫm ra còn có thêm 2 vị nữa đạt được “Bí mật Thiền tông” nữa, tức được làm Tổ sư Thiền tong hai và ba. Sau đó, không ai biết Thiền tông là gì nữa, mãi đến thế kỷ 20, ở tại “Đất Rồng”, có một người tu tại gia nhận được, vị này mới cho phổ biến đi khắp Năm châu. Nhờ vậy, người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” không tính hết được. Còn đạt được “Bí mật Thiền tông” rất nhiều. Được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” nhiều nhất từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy pháp môn Thiền tông học này.