Tin nổi bật

Thành Phật rồi chừng nào trở lại làm chúng sanh?

Cụ bà Lâm Thị Đào, sanh năm 1930, tại huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cư ngụ tại quận Thủ Đức, TP. HCM. Hỏi:

– Như Trưởng ban giải thích, con người đầu tiên từ trong trong Bể tánh Thanh tịnh, vì khởi vọng niệm nên mới bị đi trong lục đạo luân hồi. Nay tu theo Thiền tông trực nhận lại Phật tánh của chính mình, hoặc hành thiền theo lộ trình vào được Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh; nếu chúng sanh được trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh rồi, chừng nào trở lại làm chúng sanh nữa?

Trưởng ban quản trị chùa bụm miệng cười và nói:

– Đây là câu hỏi thuộc về hàng gay gốc mà lại hóc búa nữa, khó có ai trả lời được câu hỏi này, người học cao đến đâu cũng đầu hàng và ngậm miệng! Tuy nhiên, để cụ được thông, chúng tôi xin đưa ra hai dẫn chứng như sau:

Một: Khởi đầu, cái Ý trong Tánh nó theo Phật mà trùm khắp trong Bể tánh; nếu Ý có khởi niệm là khởi niệm còn trong Bể tánh Thanh tịnh, không bị luật âm dương, nhân duyên, nhân quả, của lục đạo luân hồi này lôi cuốn.

Vì cái Ý này nó tò mò nên vượt qua bờ ngăn cách của Hải Triều Âm vào trong tam giới; trong tam giới là nơi “làm việc” theo qui luật của vật lý Âm Dương là, thành, trụ, hoại, diệt, tức nhân duyên và nhân quả, nên bị luân hồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy:

– Hải Triều Âm là nơi ranh giới, bên trong là Niết bàn, còn bên ngoài  là luân hồi sanh tử. Chỉ vì tò mò mà Ý vào trong tam giới, nên nó bị lực hút của vật lý Âm Dương kéo đi trong 6 nẻo luân hồi!

Hai: Còn trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có cái ví du như:

Vàng ở trong quặng, nấu lọc, khi đã trở thành vàng ròng rồi, không thể nào trở thành quặng được.

Nguyên lý trên, vị nào được trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh rồi, những việc làm công đức của vị ấy từ vô lượng kiếp đến nay, việc làm này được tích tựu lại thành một khối công đức; khối công đức này nó được điện từ Âm Dương gói gọn lại thành ra có hình tướng của khối điện từ Âm Dương.

Khi khối điện từ này vừa qua cửa Hải Triều Âm, nó liền được Điện Từ Quang chiếu rọi, tức khắc khối điện từ Âm Dương này biến thành là “Pháp Thân Thanh Tịnh” liền; Pháp thân này lớn hay nhỏ là do công đức của vị ấy tạo ra trong tam giới.

Đức Phật dạy rõ: khối công đức của vị nào đã trở thành là “Pháp Thân Thanh Tịnh” rồi, tùy theo công đức của vị ấy mà hình thành Pháp Thân lớn hay nhỏ; cái Pháp Thân này Đức Phật gọi là “Phật” đó, Phật này có 2 dạng như sau:

Dạng thứ nhất: Vị Phật nào muốn lập quốc để giúp cho những ai không tự lực vào Bể tánh Thanh tịnh được, thì vị Phật ấy sẽ đến hành tinh “Hữu Sắc” lập ra một nước gọi là nước Phật, và tự vị Phật ấy đặt tên nước của mình; giống như Đức Phật A Di Đà tự đặt tên nước của Ngài là “Tịnh Độ”.

Sau này, quí Thầy muốn dụ những người ham vui đến với nước của Đức Phật A Di Đà, nên quí Thầy gọi là nước “Cực Lạc”, tức nước vui sướng tột cùng.

Hành tinh Hữu Sắc của Đức Phật A Di Đà, chúng ta hiện nay gọi là “Cõi Phật A Di Đà” hay là “Phật Quốc A Di Đà”.

Cụ Lâm Thị Đào hỏi chận Trưởng ban:

– Đức Phật A Di Đà lấy gì làm cõi của Ngài?

Trưởng ban trả lời:

– Ngài lấy tất cả công đức của Ngài để làm ra Phật quốc cho riêng Ngài, và cũng các công đức ấy, Ngài tạo ra thiên hình vạn trạng cây, cỏ, hoa, lá, chim muông mà trong kinh Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang Đức Phật Thích Ca đã nói rất rõ.

Giống như người ở thế giới này, lấy phước đức là tiền vàng để mua đất và vật tư xây công viên hay nhà cửa vậy.

Cụ Lâm Thị Đào lại hỏi:

– Từ vô lượng kiếp đến nay, có quá nhiều vị đã “thành Phật”, sao không thấy có vị nào đến thế giới của chúng ta đang ở?

Trưởng ban trả lời:

– Vị nào đã “Thành Phật” rồi, không thể đến với thế giới vật lý của chúng ta đang ở được, vì các lý do như sau:

1- Khi các Ngài đã “thành Phật”, thì “Pháp Thân Thanh Tịnh” của các Ngài rất lớn, có thể lớn gần bằng quả địa cầu của chúng ta đang ở.

2- Pháp Thân Thanh Tịnh của những vị Phật là do Điện Từ Quang tích giữ; Điện Từ Quang sáng hơn điện từ Âm Dương đang duy trì hành tinh và vận vật nơi chúng ta đang sinh sống. Nếu vị Phật nào đó đến với thế giới vật lý này, tức khắc điện Âm Dương đang duy trì thế giới này bị tiêu mất ngay! Do đó, tất cả những vị Phật không đến với thế giới của vật lý được.

– Chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau đây thì cụ sẽ dễ hiểu: “Như ở nước Việt Nam chúng ta đang sử dụng điện từ vật lý Âm Dương 220 vols. Nhà máy phát điện Hòa Bình và nhiều nhà máy phát điện khác đưa vào đường dây tải điện 500 ký lô vols, để truyền đi khắp nước. Các trạm biến thế ở địa phương hạ tải xuống còn 220 vols, để cho nhân dân sử dụng an toàn.

Nếu bất ngờ có ông Kỹ sư nào đó đưa vào đường dây 500 ký lô vols điện thế 1 ngàn ký lô vols, thì tức khắc đường dây 500 ký lô vols và những thứ vật dụng bị hỏng hết!

Cụ bà Lâm Thị Đào lại hỏi:

– Như vậy, hiện giờ Phật giáo nói riêng, còn nói chung là các nơi thờ phượng là sao?

Trưởng ban trả lời:

– Hiện nay, tất cả loài người, trừ người đạt được “Bí mật Thiền tông”, là tất cả đều sử dụng “Tánh Người” ở phần thứ 2 là “Tưởng”; cũng vì Tưởng này mà ở thế giới vật lý này bày ra đủ chuyện để hù và lường gạt với nhau. Nếu vị nào Tưởng để giúp vui cho thiên hạ là tốt, cái Tưởng này là cái Tưởng được xếp vào cái “Tưởng Văn Hóa”; còn cái Tưởng mà để mưu lợi là cái “Tưởng Mê Tín”, tức tin lầm.

Cụ bà Lâm Thị Đào lại hỏi:

– Như vậy, các nơi thờ phượng mà có linh thiêng thì sao?

Trưởng ban trả lời:

– Bên sau sự linh thiêng ấy là như vầy:

– Nơi nào thờ Phật gọi là linh thiêng, cụ cứ đến tìm hiểu kỹ coi sự linh thiêng ấy như thế nào? Chẳng lẽ cụ đem đến 1 đồng để cúng Phật, cụ xin Phật cho cụ trúng số? Đức Phật đâu có làm chuyện đó. Khi Ngài còn ở thế giới này, Ngài có dạy rõ như sau:

Một: Gia đình của Ngài khi bị quả báo mà Ngài còn không giúp được!

Hai: Con trai của Ngài, tu Thanh tịnh thiền hoài mà không rơi vào Bể tánh Thanh tịnh, mà Ngài cũng không giúp được.

Vậy thử hỏi, hiện giờ chúng ta đến cầu xin Ngài có được không? Mục đích chính của Ngài là dạy cho chúng ta có 2 việc:

1- Là giác ngộ, tức hiểu biết tất cả cái gì là của vật lý luân hồi, cái gì là ra ngoài sức hút của vật lý để không bị sanh tử nữa.

2- Giải thoát là sao, mà giải thoát cái gì và đi về đâu?

Đức Phật chỉ dạy có bao nhiêu đó thôi, còn những nơi làm hiện nay, là họ sử dụng cái Tưởng của tánh Người để tưởng tượng ra.

Còn những nơi thờ phượng khác, chúng tôi không dám nói.

Vì sao vậy?

– Vì họ Tưởng sao thì họ làm như vậy, nếu ai can thiệp vào, tức tự mình bước vào đám lửa đang cháy rực mà thổi cho lửa tắt vậy!

Dạng thứ hai: Vị Phật mà không muốn lập quốc, chỉ ở trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh thôi, vị Phật này được gọi là “Phật Con”.

Vì sao gọi là Phật Con?

– Vì vị này công đức không bằng những vị có lời nguyện lập quốc. Do vậy, Pháp Thân của những vị này có lớn có nhỏ tùy theo công đức của quí vị đó đã tạo trong tam giới. Số vị Phật này ở trong Bể tánh Thanh tịnh quá nhiều, không thể sử dụng số học của vật lý nơi thế giới này mà tính hết được, nên phải dùng chữ “Mười Phương Chư Phật”.

Vì sao phải dùng chữ Mười Phương Chư Phật?

Vì con số Mười ở thế giới này là con số hoàn chỉnh nhất, chỉ một lần pht m khơng cĩ ghp m con số cao nhất, nên Đức Phật sử dụng con số Mười này để nói lên bao hàm tất cả là vậy.

Trưởng ban nói với cụ bà Lâm Thị Đào:

– Để cụ hiểu bình thường, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy như sau:

– Khi đã “thành Phật” rồi, thì không thể trở lại làm chúng sanh được; giống như ở thế giới này, khi vàng ở trong quặng mà đã trở thành vàng ròng rồi, thì khối vàng ấy không thể nào trở lại thành quặng được; câu này Đức Phật đã dạy rất rõ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Cụ bà Lâm Thị Đào lại hỏi:

– Pháp môn Thiền tông học là pháp môn đưa người tu trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, cũng có thể nói là pháp môn có một không hai ở thế giới này, còn một năm nữa Trưởng ban không tiếp xúc với ai. Vậy, những người chưa biết làm sao họ có cơ hội giác ngộ Thiền tông?

Trưởng ban trả lời:

– Thưa cụ Đào, ngày xưa, Đức Phật còn 4 năm nữa Như Lai nhập Niết bàn, Như Lai mới đem pháp môn này ra dạy. Trước khi dạy pháp môn Thanh tịnh thiền này, Như Lai có dạy như sau:

– Loài người sống nơi thế giới Dục giới này, tất cả đều sống theo nghiệp lực từ vô lượng kiếp đến nay, từ cái ăn, cái mặc, cách đi, cách đứng, cách suy nghĩ, các hiểu biết, cách tin tưởng, cách tưởng tượng, v.v…, đều là làm theo nghiệp quá khứ cả. Ai muốn trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, vị đó phải có đại duyên, đại phúc với pháp môn Thanh tịnh thiền này mới nhận ra được. Người mà có đại duyên, đại phúc ấy, chỉ cần nghe sơ qua thôi, tức khắc được lực hút của pháp môn Thanh tịnh thiền này ngay.

Ngày xưa, Đức Phật dạy pháp môn Thanh tịnh thiền này 4 năm; còn hiện nay, chúng tôi không dám đem pháp môn này ra nói lâu hơn Đức Phật dạy; mà chúng tôi chỉ được phép nói trong vòng 3 năm trở lại thôi. Do đó, đến ngày 31 tháng 12 năm 2.009 là chúng tôi không nói nữa. Sau thời hạng này, tác giả Nguyễn Nhân sẽ xin phép xuất bản những lời chúng tôi nói từ trước đến nay, vị nào có đại duyên sẽ nhận ra được.

Pháp môn Thiền tông học này, là pháp môn không được phép nói chỗ đông người, cũng như không được nói thời gian dài, do đó chúng tôi hạn chế là vậy.

Cụ bà Lâm Thị Đào hỏi câu sau cùng:

– Ở thế giới này rất nhiều nơi thờ phượng, vậy xin Trưởng ban giải thích  ý nghĩa chùa là gì, nhà thờ là thờ ai, đền, đình hay miếu là sao, xin cám ơn?

Trưởng ban trả lời:

– Phần này cụ hỏi quá rộng, chúng tôi phải lấy câu hỏi ngày xưa của Ngài A nan Đà hỏi Đức Phật về cung cách thờ phượng này:

Đức Phật dạy Ngài A Nan Đà như sau:

– Này ông A  Nan Đà, việc thờ phượng nơi thế giới này có 7 cung cách như sau:

Cung cách 1:

– Chùa: Có ý ngĩa là trùm khắp, là nơi thờ vị “Giác ngộ và Giải thoát”.

Giác ngộ: Tức hiểu biết tất cả những gì là sinh diệt trong vật lý và cái gì không sinh diệt.

Giải thoát: Tức ra ngoài sự cuốn hút vật lý để trở về quê hương chân thật của chính mình.

Cung cách 2:

– Thiền viện: Tức cái nhà lớn, dành riêng tập trung đông người lại ngồi dụng công tu thiền trong vật lý, để đạt được thần thông phép mầu, áp dụng cho tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo.

Cung cách 3:

– Nhà thờ: (Có 2 dạng):

Dạng 1 là nơi công cộng: Thờ những vị là Ngọc Hoàng, Thượng Đế hoặc Chúa cai quản các cõi trời còn nằm trong Dục giới.

Dạng 2 là nơi tư gia: Thờ Tổ tiên, ông bà hay cha mẹ, v.v…

Cung cách 4:

– Đền: Nơi thờ những vị vua, những vị tướng hay bất cứ ai có công lớn với quốc gia.

Cung cách 5:

– Đình: (Có 2 dạng):

Dạng 1: Thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, tức Hồn Thiêng Sông Núi ờ địa phương.

Dạng 2: Thờ vị nào có công lớn với địa phương.

Cung cách 6:

– Miếu: Thờ những vị mà nhân dân cho là linh thiêng ở một vùng lớn.

Cung cách 7:

– Miễu: Thờ những người hay thú, mà nhân dân địa phương cho là linh.

– Ngoài 7 cung cách nói trên, còn có nơi gọi là
“Tòa Thánh”, tức nơi tọa lạc tòa nhà đồ sộ nguy nga, là nơi ở và làm việc của những vị lãnh đạo cao nhất tôn giáo, do họ phụ trách khắp trên toàn thế giới, bất cứ nơi nào có đạo của họ.

Cụ bà Lâm Thị Đào nghe Trưởng ban giải thích quá rõ về các câu hỏi của mình, cụ hết sức vui mừng và cám ơn.

Trích quyển “Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn Giải thoát” – tác giả Nguyễn Nhân.