Tin nổi bật

HỘI THẢO CUNG CẤP CHỨNG CỨ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN, TU SỸ PHẬT GIÁO VÀ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC

Trích dẫn Video:

Link chính thức:

 

Link dự phòng (Full đầy đủ):

 

– Kính thưa quý vị,

    Tôi tên là Hoàng Thị Thu Hồng, sinh năm 1975, hiện đang cư ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25 quận Bình Thạnh, TP.HCM. Cùng có mặt với tôi hôm nay, gồm có:

Chị Uông Thị Kim Tuyến: cư ngụ tại quận Bình Tân, Tp.HCM.

Chị Võ Thị Tuyết Vy: cư ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai.

Anh Phạm Văn Thoảng: cư ngụ tại quận Tân Phú, Tp.HCM.

Anh Trần Minh Khánh: cư ngụ tại quận 8, Tp.HCM.

Anh Hoàng Trung Hiếu: cư ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai.

Anh Nguyễn Thành Tài: cư ngụ tại huyện Nhà Bè, Tp.HCM.

Anh Nguyễn Ngọc Thiện: cư ngụ tại quận 10, Tp.HCM.

Anh Đoàn Trúc Nhân: cư ngụ tại quận 8, Tp.HCM.

Anh Mai Đăng Sơn: cư ngụ tại quận Bình Tân, Tp.HCM.

Và anh Nguyễn Văn Nhàn, cư ngụ tại Tp. Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

         Chúng tôi là nhóm người hiểu pháp luật. Thấy có nhiều nơi vi phạm luật pháp, mà chính quyền không xử đến nơi đến chốn, trong đó cả cán bộ Nhà nước, dân thường và cả thầy tu nữa.

         Hôm nay, chúng tôi thực hiện video này nhằm cung cấp thông tin để các cơ quan thực thi pháp luật của Nhà nước có cơ sở để xử lý.

    Quý vị biết nơi nào có cán bộ, nhân dân và thầy tu mà làm sai luật pháp, cũng như chính quyền không xử đến nơi đến chốn, thì trình ra đây. Nếu thuộc Bộ nào, thì chúng tôi trình Bộ đó giải quyết. Nếu Bộ nào không giải quyết đến nơi đến chốn, thì chúng tôi trình lên:

    – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Vì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói trên đài truyền hình thời sự VTV1, lúc 19 giờ 6 phút đến 19 giờ 40 phút, ngày 12-12-2020, về vấn đề tham nhũng và làm sai pháp luật này.

   Kính thưa quý vị:

    Vì sao chúng tôi phải làm như vậy?

    Xin kính thưa:

    Vì Hiến pháp Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phân công như sau:

    Một: Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo quốc gia.

    Hai: Nhân dân Việt Nam làm chủ quốc gia.

    Ba: Cán bộ Nhà nước làm việc theo nhu cầu của nhân dân với tinh thần: Công Minh – Liêm Chính – Chí công – Vô tư. Khẩu hiệu này, cơ quan công quyền nào cũng có bảng nêu như vậy.

    Không cán bộ nào được phép vi phạm, dù người đó ở cương vị nào trong bộ máy chính quyền Việt Nam.

         – Trước đó, ngày 3/5/2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi tiếp xúc với cử tri tại Cần Thơ, trả lời về vấn nạn tham nhũng mà cử tri nêu ra, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Không có vùng cấm nào cho cán bộ sai phạm. Dù đó là cấp tướng, ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị…, nếu vi phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm”.

    – Trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 11/12/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “… Phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; đối với các vụ việc vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, kịp thời có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, đúng pháp luật”.

    – Chúng tôi cũng xin nhắc lại lần thứ 2 là ngày 12-12-2020, lúc 19 giờ 6 phút đến 19 giờ 40 phút, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói lại việc chống tham nhũng này rất lâu.

    Cũng may cho nước Việt Nam ta, hiện nay còn có những vị đứng đầu đảng, nhà nước, quốc hội và chính phủ thật công chính như vậy, chúng tôi mừng muốn rơi nước mắt!  

    Vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc đi nhắc lại việc này quá lâu như vậy?

    Xin kính thưa:

    Vì hiện nay:

    – Trong nước ta có rất nhiều người tham nhũng được phanh phui ra, công bố cho toàn dân biết.

    Là nhân dân, chúng tôi thấy có nhiều nơi làm không đúng pháp luật, mà 4 cơ quan được Đảng phân công giám sát chính quyền, gồm:

  1. Quốc Hội Việt Nam.
  2. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
  3. Hội Đồng Nhân Dân.
  4. Thanh Tra Nhân Dân.

    Chẳng lẽ, hệ thống 4 cơ quan này thiếu người hay sao mà không giám sát hết chính quyền, nên một số nơi còn tồn đọng.

    Để giúp 4 cơ quan giám sát này, nên chúng tôi có phối hợp với nhau để đưa ra những nơi vi phạm luật pháp, trình bày ra đây và có đề nghị giải quyết dứt điểm, để những người xấu không có cơ hội dèm pha luật pháp của nước ta.

    Trước khi chúng tôi đưa ra những nơi làm sai luật pháp, xin mời tất cả quý vị xem luật pháp Nước CHXHCN Việt Nam, là luật pháp tiên tiến nhất và ưu việt nhất trong mọi thời đại:

    Tôi xin trình bày 3 thời kỳ có Hiến pháp ở thế giới, thì mới biết luật pháp nước ta, là luật pháp tiên tiến nhất, công bằng nhất, dân chủ nhất và trong sáng nhất.

    Vậy, xin mời tất cả quý vị nghe tôi kể về 3 thời kỳ có Hiến pháp mà loài người lập ra:

    Thời kỳ thứ nhất:

    – Do Vua, Chúa lập ra Hiến pháp. Gọi là “Quân chủ lập hiến”.

    * Căn bản: Quân xử Thần tử. Thần bất tử bất trung.

Thời kỳ thứ hai:

    – Do những người giàu lập ra Hiến pháp. Gọi là “Tư bản chủ nghĩa lập hiến”.

    * Căn bản: Sức mạnh đồng tiền là Công lý.

    – Ở thời kỳ này, người giàu không bị ở tù.

    – Nếu người giàu phạm pháp nghiêm trọng, thì đồng tiền ở tù thế.

Thời kỳ thứ ba:

    – Do những người Cộng Sản lập ra Hiến pháp. Gọi là “Xã hội chủ nghĩa lập hiến”.

    * Căn bản: Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

    – Hiến pháp này: Tuyệt đối công bằng.

    –  Tuyệt đối dân chủ.

    – Tuyệt đối trong sáng.

    Vì sao tuyệt đối công bằng và tuyệt đối dân chủ và tuyệt đối trong sáng như vậy?

    Xin thưa,

    Vì Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là do 5 giai cấp trong nước Việt Nam cùng nhau thảo luận và viết ra, gồm:

Một là Sỹ: Gồm những người có Văn học cao. 

Hai là Nông: Gồm những người biết Nông nghiệp giỏi. 

Ba là Công: Gồm những người hiểu Công nghiệp hay. 

Bốn là Thương: Gồm những người Thương nghiệp có tài. 

Năm là Binh: Gồm những người Binh nghiệp xuất chúng. 

    * Năm giai cấp: Sỹ, Nông, Công, Thương và Binh này, cùng chung nhau viết ra Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa để phục vụ nhân dân Việt Nam và phân công như sau:

  1. Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
  2. Nhân dân Việt Nam làm chủ.
  3. Chính quyền làm việc và phục vụ nhân dân với tinh thần: Công minh – Liêm Chính – Chí Công – Vô tư.

    Về Nhân dân làm chủ, nên Đảng Cộng Sản Việt Nam giao cho 4 cơ quan sau đây giám sát chính quyền, gồm:

    – Một là Quốc hội.

    – Hai là Ủy ban Mặt trận.

    – Ba là Hội Đồng Nhân dân.

    – Bốn là Thanh tra nhân dân.

    Trên đây là 4 cơ quan đủ sức mạnh để kiểm soát chính quyền nói chung, còn nói riêng là kiểm soát cán bộ.

    Vì vậy, nếu cơ quan chính quyền nào mà có nhiều cán bộ vi phạm luật pháp, thì trưởng cơ quan đó phải từ chức ngay!

    Còn cán bộ nào phạm pháp, thì có 3 phần phải xử như sau:

Thứ nhất: Phạm pháp nhẹ: sẽ Nhắc nhở.

Thứ hai: Phạm pháp vừa: Cảnh cáo ghi hồ sơ.

Thứ ba: Phạm pháp nặng: Kỷ luật, Sa thải. Còn nếu nghiêm trọng thì đưa ra tòa án xét xử.

    Tuy luật pháp Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã quy định rõ ràng như vậy.

    Thế mà:

    – Có cá nhân vi phạm.

    – Có cơ quan vi phạm.

    – Có đoàn thể vi phạm.

    – Và có cả cán bộ vi phạm nữa.

    Vậy mà 4 cơ quan kiểm soát chính quyền nêu trên, dường như không kiểm soát nổi.

    Kính thưa quý vị,

    Chúng tôi xin trích dẫn vài điều về Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như sau:

    Chương 1, Điều 2: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    Chương 1, Điều 3: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

    Chương 1, Điều 6: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

    Chương 1, Điều 8: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

    Chương 2, Điều 24: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

    Chương 2, Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

    Kính thưa quý vị,

    Cũng vì những lý do nêu trên, mà chúng tôi mới tổ chức buổi hội thảo hôm nay.

    Chúng tôi xin đi vào chương trình chính:

    Trong buổi hội thảo này, có tất cả là 11 người đăng ký. Ai biết người nào vi phạm luật pháp, xin trình ra sau đây ….