Ông Lâm Trọng Kính, sanh năm 1943 (67 tuổi), tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Cư ngụ tại thành phố Reno, tiểu bang Névada, Hoa Kỳ. Có thơ viết như sau:
Reno, ngày 6 tháng 11 năm 2009.
Kính gởi tác giả Nguyễn Nhân.
Tôi tên là Lâm Trọng Kính, bác sĩ Đa khoa. Tôi sống ở đất Mỹ lúc tôi mới 20 tuổi. Ai ai cũng vậy, cây có cội, nước có nguồn. Tôi là người Việt Nam, tuy sống ở Mỹ nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến quê hương. Ông, bà, cha, mẹ tôi là người theo đạo Phật.
Đức Phật có dạy:
– Dù người có học thức hay không.
– Người giàu sang hay bần cùng hèn hạ.
– Người quyền uy hay dân dã.
Đã sinh ra nơi thế giới này, bắt buộc phải bị luật nhân quả chi phối.
Trong kinh Đức Phật có dạy:
– Chúng sanh nào muốn thoát ngoài vòng sanh tử để trở về sống với vô sanh, hãy tìm, nhận và hành theo lời dạy của Đức Phật, nếu làm đúng sẽ được trở về nguồn cội của chính mình. Lời dạy của Đức Phật quá rõ ràng. Tại đất Mỹ này, cũng như những nơi mà tôi đến, kể cả ở Việt Nam, tôi tìm thầy tu theo đạo Phật xin các Ngài chỉ cho tôi nguyên lý ấy, và tôi cũng tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không biết được “công thức” để trở về nguồn cội của chính mình mà Đức Phật đđã dạy.
Năm 2009, cậu của tôi có gởi cho tôi bốn quyển sách mà tác giả đã xuất bản, có nói đến chỗ sâu mầu mà Đức Phật dạy. Tác giả có giải nghĩa rất rõ ràng, từ lời, từ ý và chứng minh nhân quả theo vật lý. Tôi đọc bốn quyển sách ấy, dường như tôi bị “lực hút” của sách, nên tôi đọc đi đọc lại trên dưới 10 lần. Một buổi chiều, tôi đang đứng nhìn thác nước đang đổ, bỗng “Tánh thấy” của tôi tự nhiên không dính với dòng chảy của thác nước, nghe người tôi vui lạ kỳ lắm, mà từ trước đến nay tôi chưa hề cảm nhận được. Liên tưởng đến những lời giải thích của vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu mà tác giải đã biên soạn lại. Tôi biết tâm mình tự nhiên không dính với cảnh mà vị Thầy đã dạy:
– Tâm cảnh không dính nhau là giải thoát!
Đây mới là giải thoát ngoài cùng của tâm thức của tôi. Tôi nhận định, chắc có lẽ toâi đđã “bước vào được sân Thiền tông” rồi ư?
Khơng biết thố lộ cùng ai, tôi liền nhớ đến tác giả, nên biên thơ này trình bày cùng tác giả với những vần thơ mộc mạc như sau. Xin tác giả hồi âm, tôi thành thật cám ơn:
Thơ rằng:
Tưởng rằng tánh Thấy ở xa
Mong sao tánh Thấy hiện ra bên ngoài
Mỏi mong tìm kiếm suốt ngày
Nào ngờ tánh Thấy trước mày của ta.
Lòng từ của Đức Thích Ca
Chỉ nơi kinh sách mà ta không tìm
Lên non xuống biển khắp miền
Nhìn Thấy thác nước biết liền ở ta.
Tánh Thấy sự thật không xa
Khi Thấy, chồng Thấy phải sa luân hồi!
Tánh Thấy, “không Thấy”, là thôi
Luân hồi nhiều kiếp dứt rồi tại đây.
Con nghe lời dạy của Thầy
Thấy, tự nhiên Thấy, đừng bày mà chi
Tánh Thấy phải nhận tức thì
Tánh Thấy, thanh tịnh là đây Niết bàn.
Bài thơ 20 câu lục bát này, chúng tôi có trình vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu. Được vị Trưởng ban xác nhận là ông Lâm Trọng Kính đđã giác ngộ “Tánh Thấy” của ông, theo pháp môn Thiền tông học, là ông Lâm Trọng Kính đã giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, và đạt luôn được “Bí mật Thiền tông”, nên Trưởng ban có nói với chúng tôi là sẽ cung cấp đầy đủ những gì mà Đức Như Lai dạy về pháp môn Thiền tông học này. Ông Lâm Trọng Kính sẽ được truyền “Bí mật Thiền tông” vào 2 tuần sau. Chng tôi liền báo cho ông Lâm Trọng Kính biết, ông hết sức vui mừng và cám ơn.