Tin nổi bật

Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn Giải thoát

Đoạn văn phàm phu này, cụ muốn vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, phải đọc thật chậm rãi, suy xét từng câu, từng chữ, từng lời, từng ý, từng nét. Nếu không được như vậy thì không vào được.

Vì sao vậy?

Vì đây là chỗ tối cao, vô thượng, thậm thâm của Nhà Phật, mà từ trước đến nay chưa ai giải và chỉ?

Nếu cụ thật sự muốn vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, mà nghe hết đoạn giải này không nhận ra được Phật tánh của chính mình thì chúng tôi xin chịu, mong cụ cố gắng:

Trước tiên, cụ phải hiểu 3 căn bản như sau:

1- Phật tánh là gì?

2- Tánh Người là gì?

3- Trong tánh Người có những gì?

Trên đây là 3 căn bản nếu cụ muốn vào được Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh.

Chúng tôi xin nêu ra từng phần một, cụ hãy cố gắng nghe cho thật rõ, rồi sau đó chúng tôi mới “dẫn” cụ đi vào, còn có kết quả đến đâu là tùy theo duyên phúc của cụ:

1- Phật Tánh, Đức Phật dạy trong Huyền ký như sau:

Phật là trùm khắp mọi nơi.
Tánh theo Phật khắp nơi mà hành.
Trong Tánh Phật chỉ rõ rành:
 Thấy mà thanh tịnh không sanh điều gì.

Nghe được thanh tịnh một khi.
Khi Biết chỉ biết vậy thì mà thôi.
Pháp đi khắp chốn khắp nơi.
Bốn thứ trong Ý là nơi Niết bàn.

Niết bàn có Điện Từ Quang.
Chuyên chở các thứ muôn ngàn xa xăm.

Sáu thứ nêu trên, Đức Phật dạy trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh là như vậy.

2- Tánh Người gồm có:

Thọ, tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạng, nghi, ác, kiến.

Mười sáu thứ này nó bao phủ bởi 8 muôn 4 ngàn những thứ ảo giác nữa, mới gọi là tánh Người.

3- Trong tánh Người phải làm việc:

Vỏ bọc của một con người là tứ đại. Trong tứ đại có 6 căn là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức, mạc na thức và tàng thức.

Nhiệm vụ của mỗi thứ như sau:

1- Về mắt, để quan sát, tức thị giác = thấy.

2- Về tai để nghe, tức thính giác.

3- Về mũi, để ngửi mùi, tức khứu giác.

4- Về miệng, để biết mùi vị, tức vị giác.

5- Về thân, để biết nóng lạnh, cứng mềm, trơn nhám, tức xúc giác.

6-Về Ý thức, để biết và phân biệt.

7- Về Mạc Na thức: “Việc làm của Mạc Na thức là khi Ý thức biết và phân biệt, Mạc Na thức có bổn phận là đưa vào Tàng thức “cất giữ”. Khi Ý thức cần, Mạc Na thức “đem ra”, nên được mang tên là Truyền Tống thức.

8- Về Tàng thức: Có nhiệm vụ là chứa tất cả những gì mà Mạc Na thức đem vào, như: Phải, quấy, hơn, thua, buồn, thương, giận, ghét, tốt, xấu, học nhiều, học ít, v.v…

Cũng ở trong Tàng thức này, nó chứa luôn thần thông, phép mầu, thần, thánh, ma, qủy, ông này, bà kia, v.v… Và cả Phật Tánh nữa.

Cụ muốn vào được “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, cụ phải biết tạo ra công đức thật nhiều, thì mới vào được; còn cụ cứ tạo ra phước đức dù có bao nhiêu cũng không vào được.

Vì sao vậy?

– Vì công đức là thứ hình thành ra Pháp thân Thanh tịnh; Pháp thân Thanh tịnh, lớn hay nhỏ là công đức của cụ tạo ra nhiều hay ít.

– Còn phước đức là thứ tạo ra vật chất; dù vật chất có nhiều đến đâu cũng là thứ sinh diệt theo qui luật vật lý.

Chính chỗ công đức và phước đức này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy 2 phần như sau:

1- Các ông muốn vào “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, mà các ông không có công đức thì không thể nào vào được.

2- Các ông cứ mãi lo tạo ra phước đức, dù phước đức của các ông có nhiều như trái đất này, sau cùng rồi cũng bỏ hết.

Vì sao vậy?

– Vì phước đức của các ông tạo ra nó phải theo chiều: Thành, trụ, hoại, diệt, nên không bền lâu.

Cụ Phan Quốc Đáng lại hỏi:

– Sao các nơi không ai dạy tu để thành Phật, mà ở đây Trưởng ban lại dạy pháp môn này?

Trưởng ban nói:

– Nghe nói tu để thành Phật, ai ai cũng sợ. Con người phàm phu làm sao thành Phật được?

Tại vì  từ trước đến nay không ai giải thích thật rõ Phật là gì, nên khi nghe nói đến thành Phật, họ tưởng tượng ra đủ thứ trên đời, còn bị những người không hiểu họ lại thần, thánh hoá Phật nữa. Bởi vậy, họ không chịu nghe lời dạy của những bậc tu đúng; nếu cụ hiểu Phật như trình bày ở trên thì đâu có gì phải sợ, nhờ hiểu chính xác rồi, cụ muốn vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh phải đủ điều kiện và đi theo lộ trình như sau:

1- Về thân: Phải mạnh khỏe, ở trạng thái quân bình âm dương là tốt nhất, bắt buộc phải tuân thủ ở điểm này.

2- Về tâm vật lý: Phải nhìn đời bằng đôi mắt khoa học, không sợ thần linh, không mê thần quyền, không đề cao ai, kể cả đề cao mình. Không tin những gì mà mình không kiểm chứng bằng khoa học được. Không làm theo những gì mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước kia đã làm, Đức Phật đã dạy rất rõ:

“Chớ giẫm Như Lai vết đã qua”.

Đức Phật dạy: “Trước kia Như Lai chưa nhận ra Phật tánh của chính Ngài, nên Ngài mới tìm tòi học hỏi. Khi Ngài đã biết “công thức” trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh rồi, ai muốn trở về nguồi cội của chính mình thì hãy thực hành đứng như lời Ngài dạy là về được.

3- Về hình thức:

Không bài biện lung tung.

Trích quyển: “Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn Giải thoát” – soạn giả Nguyễn Nhân.