Tin nổi bật

Thưa! Thuyết BIG BANG không đủ thuyết phục tôi, nên …

Thưa quý độc giả và Phật tử gần xa,

Vừa qua, Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu có nhận được lá thư của Phật tử Nguyễn Văn Hạnh, sinh năm 1972, cư ngụ tại Nghệ An, nói về sự ngộ Thiền của Phật tử. Chúng tôi xin được chia sẻ cùng quý độc giả và Phật tử gần xa:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô chư vị Tổ Sư Thiền Tông!

Nam mô Thiền Sư Ni Đức Thảo!

Kính thưa Thầy Chánh Huệ Phong!

Kính thưa soạn giả Nguyễn Nhân!

Kính thưa Quý vị  Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu

Tôi tên là: Nguyễn Văn Hạnh – giáo viên dạy môn Vật lí trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An. Sinh năm 1972.

Quê quán: xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Trú tại: xóm 20 – xã Nghi Phú – thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An.

Địa chỉ liên lạc: Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, số 68 – Lê Hồng Phong – Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An.

Trước hết, tôi xin gửi tới Ban quản trị chùa lời chúc sức khoẻ, an lạc. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Quản trị chùa, đặc biệt là Thầy Chánh Huệ Phong và soạn giả Nguyễn Nhân đã tạo duyên lớn cho tôi được nghe những lời Chân thật của Đức Bổn Sư về pháp môn Như Lai Thanh tịnh Thiền. Có thể nói những câu trả lời và những kiến giải của Quý Thầy và soạn giả Nguyễn Nhân về lời dạy của Đức Phật đã giúp tôi hiểu chính xác hơn về càn khôn vũ trụ, về Tam giới, về Bổn tánh, Tánh người và về sáu nẻo luân hồi, về pháp môn” Như Lai Thanh tịnh Thiền”. Tất cả đều rất khoa học và cực kì thuận lý, tôi là một Giáo viên dạy vật lí lại càng cảm nhận rõ hơn những điều tuyệt diệu sâu màu này.

Cho phép tôi được đảnh lễ Đức Thế Tôn, các vi Tổ sư thiền tông và ban quản trị chùa Tân Diệu như sau:

Lạy Phật:

Kính lạy Đức Phật Thích Ca!
Vì phương giải thoát, lời Cha dạy thiền.
Cho con, cho khắp mọi miền
Pháp tu thanh tịnh, thoát liền trầm luân.

Lạy Tổ sư:

Kính lạy, các Tổ Sư thiền!
Dạy pháp thanh tịnh, nối liền mạch tông
Để hôm nay tại đất Rồng,
Ánh thiền bừng sáng, nối vòng năm châu.

Lạy các Vị Sư ni, Sư Thầy ban quản trị chùa:

Ơn Người, con mãi nhớ ghi
Vượt muôn gian khó, giữ gìn mạch tông.
Lời Thầy chỉ dạy rất thông.
Ơn sao đền đáp nỗi lòng con đây.

Thưa Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu!

Tôi Quy Y tam Bảo đã 5 năm rồi, nhưng tôi thực sự mò mẫm về đường tu. Mong muốn tu để được giải thoát nên lúc nào lễ Phật là tôi cũng nguyện Mười Phương Chư Phật cho tôi gặp được chánh pháp và Bậc Thiện tri thức để mình tu đúng Chánh pháp của Như Lai. Và thế rồi, tôi may mắn gặp được người bạn tặng sách Thiền tông do soạn giả Nguyễn Nhân biên soạn. Tôi cảm nhận được lời nguyện và khát khao tu giải thoát của tôi đã được Chư Phật gia hộ. Tôi thật sự vui mừng khi được gặp Chánh Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Cũng rất may cho tôi, khi được Thiền gia Văn Toản trong Ban quản trị chùa, hướng dẫn để tôi gửi bài kệ và các kiến giải cùng bài trả lời 26 câu hỏi của mình về pháp môn Thanh tịnh Thiền.

Tôi xin trình bày một vài điều trong rất nhiều điều mà tôi nhận và hiểu được từ những lời Đức Phật dạy, cùng với sự giải thích dễ hiểu của Quý Thầy, rất mong được sự góp ý của Quý Thầy để tôi đi theo đúng chánh pháp “Tối thượng thừa” của Như Lai.

Thứ nhất, về càn khôn vũ trụ này: theo kiến thức Vật lí của loài người đến thời điểm này thì chúng tôi được học như sau: “Vũ trụ này được hình thành từ một vụ nổ lớn – gọi là thuyết Big Bang, từ điểm zero với mật độ vật chất cực lớn 10^91 kg/m3 nên nổ ra rồi từ từ hình thành các hạt cơ bản như proton, nơ tron, … rồi sau đó hình thành nguyên tử, sau hàng triệu năm hình thành các hành tinh và giãn nở cho đến ngày hôm nay … Trước thời điểm zero không có vũ trụ này”.

Ngay từ lúc học Đại học, sau đó làm thạc sỹ tôi đã luôn không tin vào lí thuyết này, nhưng hỏi các Giáo sư thiên văn học Việt nam họ đều giải thích như thế. Sau khi đọc được các  quyển sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết và và những lời giải thích rất thuận lí của Thầy Chánh Huệ Phong theo lời dạy của Đức Phật, tôi mới được thoả mãn về vũ trụ quan của mình, về sự thành, trụ, hoại, diệt của một hành tinh trong càn khôn vũ trụ. Tôi xin lấy một ví dụ rất đơn giản để loại bỏ những thuyết vật lí không phù hợp như sau: theo thuyết hấp dẫn của Niu-Tơn thì các hành tinh trong một Thái dương hệ quay được xung quanh Mặt Trời là nhờ lực hấp dẫn (hiện nay chương trình sách giáo khoa vật lí vẫn dạy như thế), thế nhưng các hành tinh quay không cùng tốc độ quanh Mặt Trời nên hợp lực hấp dẫn tác dụng lên các hành tinh sẽ thay đổi (do khoảng cách giữa các hành tinh thay đổi liên tục), nếu theo lí thuyết này thì các hành tinh sẽ không quay ổn định mà sẽ va chạm thường xuyên với nhau, điều này trái với lẽ tự nhiên. Theo lời giải thích Chân Như của Đức Phật: trong càn khôn vũ trụ, tất cả tuân theo quy luật vật lí âm dương, tức nhờ lực điện từ âm hút vào, duyên hợp chúng lại tạo thành vạn vật, từ các hành tinh, các Thiên hà đến các vi trần như nguyên tử. Lực điện từ dương đẩy ra để chúng không va chạm vào nhau, tạo ra một sự ổn định, một trật tự trong càn khôn vũ trụ này… Còn sự ra đời hoặc sự diệt vong của một hành tinh là do quy luật thành, trụ, hoại, diệt, tuân theo quy luật nhân quả, khi bị hoại diệt (do cả con người sử dụng Tánh người (cái Tưởng, Tham, ác …) để phá vỡ hành tinh) thì lực điện từ âm hút vào lỗ đen vũ trụ để xoay tròn rất nhanh (theo suy nghĩ vật lí của loài người gọi là lực hướng tâm) hình thành hành tinh lửa, rồi cũng nhờ lực điện từ âm hút chất đất phủ lên nó, khi ổn định thì nhờ lực điện từ dương (theo suy nghĩ vật lí của loài người gọi là lực li tâm) thì hành tinh bị văng ra để tiếp tục được phủ bởi nước và gió tạo điều kiện sống cho muôn loài.  Và vũ trụ cứ như thế từ bao giờ: chân như, vô thuỷ và vô chung, không phải như quan niệm từ tâm Vật lí của các nhà khoa học nghĩ ra để dạy cho giới trẻ. Cũng từ những lời dạy của Đức Thế Tôn, được sự tryền lại của các Tổ Sư thiền và được Ban quản trị chùa Tân Diệu phổ đi khắp năm châu, tôi chắc chắn rằng vũ trụ quan của loài người sẽ thay đổi trong thời gian tới.

Thứ hai, về con người và vạn vật hữu tình trong thế giới này: Theo các nhà khoa học trên thế giới (dưới lăng kính của cái Tưởng trong Tánh người) họ cho rằng sự sống trên Trái Đất này bắt đầu từ các vật đơn bào, tiến hoá thành đa bào, tiến lên các loại có xương sống, từ từ tiến hoá thành người. Họ cũng cho rằng chết là một sự kết thúc. Khi còn học cấp 3 được các thầy, cô giáo giảng như vậy tôi đã không tin một tý nào. Bây giờ là một người dạy Vật lí, tôi cảm thấy không thoả mãn với những giải thích quá mơ hồ (chỉ vì bộ nhiễm sắc thể của loài Vượn gần giống với bộ nhiễm sắc thể của người mà họ vội vàng kết luận loài người tiến hoá từ loài Vượn). Nếu chết là hết thì định luật bảo toàn năng lượng lại không đúng sao? Chừng đó, đủ để thấy dùng tâm Vật lí để giải thích sự tồn tại và mất đi của mỗi con người lại trở về vòng luẩn quẩn, hư hư, ảo ảo mà không chân thật. Ngược lại, theo lời của Đức Thế Tôn, thì sự sống trên một hành tinh, sự xuất hiện của loài người trong cõi Ta Bà này và quy luật luân hồi thật quá thuận lí và không thể khác được. Điện từ âm dương duy trì sự sống cho thân tứ đại này là chính xác. Một con người hình thành là do duyên hợp của tứ đại (đất, nước, gió, lửa) được chi phối bởi khối nghiệp thiện và ác từ các đời trước tạo ra. Với 16 Tánh người (thọ, tưởng, hành, thức, sắc, danh, lợi, thực, thuỳ, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến) với tưởng và hành là chủ đạo tạo ra khối nghiệp của mỗi con ngư ời là không giống nhau. Vì duyên hợp của tứ đại là vô thường, vì Tánh người và thân tứ đại này được duy trì bởi điện từ âm dương nên không thể thoát khỏi quy luật âm dương của vật lí: thành, trụ, hoại, diệt. Nếu không có quy luật nhân quả chi phối thì vũ trụ này sẽ không tồn tại, vậy nên luật nhân quả sẽ đưa con người đi trong sáu nẻo luân hồi không đường ra. Duy chỉ có Bổn tánh (Tánh Phật) có trong mỗi người là như như, không bị cuốn bởi sức hút điện từ âm dương nếu như Tánh Phật không bị che bởi Tánh người. Tánh Phật có trong mỗi người gồm có cái Ý trùm khắp, cái Ý là chủ, trong cái Ý có cái hằng Nghe, cái hằng Thấy, cái hằng Pháp, cái hằng Biết, được bao bởi một cái vỏ bọc gọi là Tánh. Điện từ quang duy trì sự sống cho Tánh Phật, Điện từ Quang chỉ rung động để thu lại hoặc đẩy ra caí Tánh Nghe, Thấy, Biết, Pháp. Trong thân tứ đại, tánh Phật phải nương vào tánh người để Nghe, Thấy, Pháp và Biết, nên cái Thấy, Nghe, Nói và Biết của Tánh Phật lúc này không chính xác. Vì sao vây? Khi Tánh Phật trong Trung ấm thân bị lực hút điện từ âm rất mạnh lúc đôi nam nữ giao hợp nên nó bị hút vào tử cung người nữ, khi bào thai hình thành thì tánh Phật bị hút vào thai nhi và ngủ quên trong đó 9 tháng mười ngày. Khi đứa bé chào đời thì chui qua lỗ rất nhỏ của người nữ nên Tánh Phật kêu lên một tiếng rất to, và từ đó Tánh Phật phải nương vào nhục nhãn, nhục nhĩ,… để nghe, thấy, biết và pháp. Tánh Phật phải nhờ thân tứ đại thông qua Tánh người, rồi lại qua tám muôn bốn ngàn bong bóng trong dòng điện từ nuôi thân tứ đại (máu) nên sự nghe, thấy, pháp và biết bị sai lệch rất nhiều, có thể nói là ảo, không thật. Trong Tam giới này, có các cõi khác nhau (trong đó cõi vô hình tướng chiếm đa số) là cõi Trời Phi Phi tưởng, cõi Trời Vô Sắc, Hữu Sắc, cõi Trời Dục giới, cõi Thần, cõi người, cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh, cõi địa ngục. Trong mỗi cõi như thế, mỗi cá thể có một Tánh đặc trưng cho cõi đó. Theo Đức Phật dạy, thì loài người không phải tiến hoá từ động vật mà thuỷ tổ của loài người trên một hành tinh là do Ban Bệ Trời tứ Thiên Vương dùng phi thuyền chở từ hành tinh trước đó đã bị huỷ diệt đến hành tinh mới. Vì lúc mới đến hành tinh mới, sau một thời gian cư trú nhờ ở hành tinh khác rất khó khăn, cộng thêm hành tinh mới sự sống còn hoang sơ nên thuỷ tổ của loài người ở hành tinh đó không thể văn minh bằng hậu duệ của họ được. Vì thế văn minh loài người có sự tiến bộ,chứ không phải người tiến hoá từ loài Vượn. Có thể nói, những lời Đức Phật dạy về các cõi, về con người và vạn vật, cho loài người một nhân sinh quan rất khoa học và chính xác.

Thứ ba, tu thế nào để được giải thoát: Tôi đã Quy Y tam Bảo từ năm 2012, nhưng việc tu tập của tôi thật sự luẩn quẩn, đầu tiên tôi tu theo Tịnh Độ tong nhưng tụng kinh hay trì chú không cuốn hút được tôi và tôi thấy hình như mình chỉ đọc thì đúng hơn là trì tụng, và lời kinh tôi không hiểu được ý sâu màu mà Đức Phật đã nói ẩn dụ trong đó. Sau đó, tôi ngồi Thiền, tâm tôi cứ chạy lăng xăng, thỉnh thoảng Định được tâm nhưng không ăn thua gì, hết toạ thiền là tâm lại nghĩ ngợi đủ chuyện. Bản thân tôi rất muốn tu giải thoát, nhưng thực sự tôi không tin vào việc mình tu như thế được giải thoát. Và ngay cả giải thoát là gì thì tôi cũng rất mơ hồ. Sau khi nghiên cứu các quyển sách do soạn giả Nguyễn Nhân viết và các câu trả lời thực sự khoa học và logic của Thầy Trưởng ban, tôi mới hiểu thế nào là giác ngộ, thế nào là giải thoát một cách chân thật, các lời nói ẩn dụ của Đức Thế Tôn trong các bài kinh, hay các câu nói của các Tổ Sư thiền được Thầy Huệ Phong giải thích quá tường tận, trước đây tôi như người mù nay đã được Thầy Huệ Phong và soạn giả Nguyễn Nhân chữa cho mắt tôi được sáng lên khi học Phật. Tự nhiên tôi thấy nhẹ nhàng thật sự trong công việc và trong tu tâm Thanh tịnh, trước đây tôi cũng hay tranh luận về kiến thức chuyên môn trong giảng dạy, trong công việc và khi nghe ai nói lời quá đáng với mình thì tôi cũng buồn và hay giải thích lí do, nhưng sau khi đọc sách Thanh tịnh thiền thật sự tôi đã thay đổi: không hơn, thua, phải, quấy thay vào đó là luôn biết rằng “dùng vật lí là vướng luân hồi”. Từ khi không dụng công, thời gian và công việc của tôi không bì gò bó, vội vàng mà ngược lại Thanh tịnh thiền giúp tôi công việc hiệu quả hơn, gia đình vui vẻ hơn, thời gian trôi đi nhẹ nhàng, mọi việc cứ tự nhiên, thật là an nhàn.

Theo Đức Thế Tôn thì nếu còn dính mắc đến vật lí, tức bị lực hút điện từ âm dương đưa đi trong sáu nẻo luân hồi. Vậy nên để tu giải thoát, người tu phải không dùng bất kì cái gì của vật lí âm dương. Nghĩa là tu không có chứng, có đắc thì mới thoát khỏi lực hút của điện từ âm dương. Đây chính là khoa học, là chân như. Bởi thế, để giúp con người giác ngộ, tiến tới giải thoát, vì tất cả chúng sanh mà Đức Phật đã dạy pháp môn tu không dính đến vật lí. Đó là pháp môn tu “Như lai Thanh Tịnh Thiền”. Muốn thoát khỏi lực hút điện từ âm dương, con người khi sử dụng tâm vật lí của mình phải để tâm vật lí thanh tịnh, nếu không thanh tịnh mà nó nhô ra là bị hút bởi lực điện từ âm dương nên sẽ đi trong lục đạo luân hồi. Để tâm vật lí thanh tịnh (giống như quả cầu trơn nhẵn thì gió thổi qua không cuốn được gì có trong quả cầu) thì Tánh Phật sẽ hiển lộ, khi đó cái hằng Nghe, hằng Thấy, hằng Pháp và hằng Biết của Phật tánh là như như. Tức người đó đã nhận ra Phật tánh thanh tịnh của chính mình. Còn để được rơi vào “Bề tánh thanh tịnh Phật tánh” thì phải có lực rơi để Phật tánh trở lại quê xưa của mình qua cửa “Hải Triều Dương”. Muốn có lực rơi thì kho Tàng thức Phật tánh phải đầy tạo lực nặng đủ để rơi vào “Bể tánh thanh tịnh Phật tánh”. Nghĩa là phải tạo công đức đủ lớn, công đức là do con người giúp người khác giác ngộ được “pháp tu thanh tịnh thiền” để người đó đạt được “Bí mật Thiền tông” hay cao hơn là người đó rơi vào“ Bể tánh thanh tịnh Phật tánh”. Công đức chứ không phải là phước đức, phước đức chỉ giúp con người cầu và đạt trong vật lí luân hồi thôi.

Tôi có làm 3 bài kệ, nói lên sự ngộ Thiền của mình, xin được chia sẻ:

Bài kệ 1 (16 câu):                        

Ơn Ngài! Đức Phật Thích Ca!
Dạy Pháp Thanh Tịnh, lìa xa luân hồi
Để tâm vật lí: dừng, thôi
Niết bàn hiển lộ, con rồi nhớ ghi.

Ơn Ngài! chỉ lối con đi
Để tâm thanh tịnh, tức thì hằng tri.
Con nay không nguyện cầu chi
Hơn, thua, phải, quấy thấy chi Niết bàn.

Nay con đã có đủ duyên
Thiền tông Thanh Tịnh chỉ đường quê xưa.
Phật ôi! Con nguyện sớm trưa
Thiền “thôi” một chữ, không ưa Niết bàn.

Tâm con nay đã “biết an”
Trở về quê cũ: “thanh nhàn Diệu Tâm”
Con xin lạy Phật muôn lần,
Ơn Ngài! chỉ lối thoát phần tử, sanh.

Bài kệ 2 (32 câu)

Tự hào Đất nước Việt nam
Thiền tông bừng sáng, kết ngàn đoá hoa
Như lời Đức Phật Thích Ca
Hai lăm thế kỉ hiện ra nơi này.

Thiền Thanh diệu pháp tuyệt hay
Không tu, không chứng mới hay tuyệt trần.
Tâm thanh tịnh mới rõ phần
Tánh Nghe cứ vậy không cần nghĩ suy.

Nếu nghe mà lại chồng nghe
Chông gai vật lí kéo về trầm luân.
Tánh Thấy cứ thấy vô ngần
Cái Thấy thanh tịnh không cần dụng công.

Dụng công mà thấy là lầm
Hôn trầm theo mãi không lần đường ra.
Theo như lời Phật Thích Ca
Sáng, trưa, chiều, tối biết “dừng” là thôi.

Để Tâm thanh tịnh được rồi
Cái Biết chỉ Biết không chồng cái “Tôi”
Cái “Tôi” đưa tới luân hồi
Âm Dương vật lí muôn đời tử, sanh.

Hôm nay, con nhận pháp “Thanh”
Buông, dừng, thôi, dứt là thành thảnh thơi.
Đời con may quá Phật ôi
Nghe lời Ngài dạy, con thời “dừng” thôi.

Dính mắc vật lí nhiều rồi
Lang thang nhiều kiếp sáu loài, tử, sanh.
Hôm nay con nhận Thiền Thanh
Không xài vật lí để “thành Phật” thôi.

Ơn Phật! Con đã hiểu rồi:
Chánh pháp nhãn tạng Niết bàn diệu Tâm
Ơn Ngài! Diệu pháp thậm thâm
Giúp người thoát cảnh “trầm luân theo hoài”.

Bài kệ thứ 3: (44 câu)

Sen nở tiểu Linh Đài
Chùa Tân Diệu vui thay
Lời Đức Phật chỉ dạy
Thiền tông hiện nơi này.

Ánh Thiền đã vươn xa
Chiếu khắp cõi Ta bà
Lòng Từ Phật Thích Ca
Độ người xa bể khổ.

Đời con nhiều lầm lỡ
Không hiểu Đấng Từ Bi
Vì con dại, con khờ
Mà trầm luân theo mãi

Nay phước duyên đã tới
Đấng Từ Phụ Anh Minh
Dạy pháp Thượng tối linh
Đưa con về quê cũ.

Lòng con nay tự nhủ:
Xoá sạch mọi mê lầm
Để thanh tịnh thân, tâm
Về quê xưa, chốn cũ.

Pháp Thanh tịnh diệu kì
Phổ đi khắp núi sông
Là diệu pháp thậm thâm
Giúp người lầm: tỉnh lại.

Những ai còn khờ, dại
Trong túi có hạt «Châu»
Mà cứ đi tìm, cầu
Tìm hoài mà đâu thấy.

Đức Phật, xưa đã dạy
Ngọc báu ở Tâm ta
Lời dạy của Phật Đà
Sao ta không tỉnh, giác.

Nay được gặp chánh pháp
Pháp Vô Thượng, tối linh
Tâm thanh tịnh quang minh
Dẫn người về quê cũ.

Tân Diệu – hoa sen nở
Người, người ngộ tánh « không »
Nhận diệu pháp Thiền thanh
Là dứt liền sanh tử.

Thiền tông “thôi” một chữ
Là một chữ “dừng” thôi
Pháp thanh tịnh độ người
Về quê xưa, chốn cũ.

Trên đây là kiến giải mà tôi đã thu nhận được khi tiếp thu “Như Lai Thanh tịnh thiền”. Xin trình bày với Quý vị, mong được Quý vị chỉ dạy thêm. Xin trân trọng cảm ơn!

Phật tử thiền tông NGUYỄN VĂN HẠNH