Tin nổi bật

Hình thành ban đầu con người – Tuyệt mật Phật giáo

Phật gia Thiền tông Nguyễn Thị Tuyết cư ngụ tại Hà Nội, hỏi Trưởng Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu những câu hỏi tuyệt mật như sau:

Câu 1:

  • Một người được truyền “Bí mật Thiền tông” nhưng người đó sức khoẻ yếu, cơm nước do người cháu nấu và mang đến nên người đó không thể ăn chay được. Người đó lo sợ rằng người đó ăn phải miếng thịt có tánh thú ẩn trong đó thì sự tu tập sẽ gặp nhiều khó khăn. Người đó nghĩ như thế có đúng không ạ?
  • Vì sao khi con vật chết rồi tánh thú còn ẩn trong xác thân của nó ạ? Tánh thú và tánh của các cõi khác (Trời, Thần,…) có đặc điểm gì ạ?

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU ĐÁP CÂU 1: 

– Đã được truyền Bí mật Thiền tông rồi, phải sống với Tánh Phật của mình làm gì có Sợ.

– Khi người đã nhận ra Phật Tánh của chính mình rồi và sống với Phật Tánh ấy, thì có 2 cái lợi:

1/- Thân mình lúc lào cũng Dương, nên những Hồn Tánh Thú không dám lại gần thân của người này, nên đừng sợ, trừ khi nào mình sống với Tánh người, thì Hồn Tánh Thú mới vào được.

2/- Không tu tập gì cả, mà chỉ sống với Tánh Phật của mình là đủ, làm gì có khó khăn.

– Nghĩ như thế là chưa hiểu cốt tủy Thiền tông.

– Nơi trái đất và Tam giới này, chỉ có 2 loài mang thân tứ đại là loài Người và loài Súc Sanh.

a/- Loài người nếu không còn sống bằng thân tứ đại, thì phải luân chuyển đi theo nghiệp mà mình đã tạo ra:

– Tạo phước Dương thì vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tinh Độ sanh ra và sống ở đây cho đến khi hết nghiệp phước phải quay trở lại thế giới loài Người làm Trung Ấm Thân chờ nhập thai vào mẹ mà duyên nghiệp trước đây mình đã có tạo nghiệp với cha mẹ các đời trước, để tạo nhân quả tiếp.

Khi Tánh Trời hay Tánh Tiên vừa rời thân Trời hay thân Tiên, thì Tánh này tự tan và hòa nhập vào điện từ Âm Dương nơi cõi ấy.

 b/- Còn loài Người tạo phước Âm, khi hết duyên sống thế giới loài Người, nghiệp phước Âm này tự hút Trung Ấm Thân người này vào thế giới loài Thần và làm con của cha mẹ Thần. Khi hưởng hết phước Âm, sắc thân loài Thần cấu tao bằng điện từ Âm Dương, điện từ này tan ra và hòa nhập vào điện từ Âm Dương của trái đất. Còn Tánh Thần trở lại làm Trung Ấm Thân luân hồi nơi trái đất, tìm duyên nghiệp cha mẹ mới, tạo nghiệp khác. Đây là qui luật luân hồi của trái đất này.

Nói tóm lại, chỉ có loài mang thân thứ đại mới quyến luyến sắc thân tứ đại mình thôi, còn các loài mang sắc thân bằng điện từ Âm Dương thì không quyến luyến với sắc thân của mình.

Vì sao vậy?

– Vì điện từ Âm Dương không lưu lại sắc thân lâu được, mà nó tức khắc hòa vào điện từ Âm Dương của vũ trụ. Còn thân tứ đại nó rất chậm vào các tứ đại của nó, nên Tánh Hồn mới bám vào được.

Câu 2:

Phần hình thành con người con có một số băn khoăn chưa hiểu:

  1. Khi thai nhi vừa hình thành và chuyển động, bắt đầu chuyển động này nó cuốn theo dòng điện từ âm dương thành một cái vỏ bọc. Đó là vỏ bọc tánh người (quyển Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông). Còn tánh người được hình thành như thế nào ạ? Khi người này mất đi thì tánh người có mất đi theo không ạ?
  2. Khi vỏ bọc tánh người chuyển động nó có lực hút rất mạnh kéo Phật tánh nào lại gần vào vỏ bọc đó, hoặc kéo trung ấm thân nào gần vào vỏ bọc đó (quyển Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông).
  3. Phật tánh vô tình vào làm con của các cặp vợ chồng hay là có chọn lựa (vì có các cặp vợ chồng khác nhau như giàu sang, lương thiện, quan chức, bần cùng, khốn khó, bất lương,…)
  4. Nếu Phật tánh vào để làm con của một cặp vợ chồng nào đó thì đứa trẻ sau này trưởng thành có gì khác với những đứa trẻ do các trung ấm thân của các cõi khác vào không ạ? Trung ấm thân của các cõi khác khi trở lại loài người có còn mang theo khối nghiệp nữa không ạ?  (Vì theo con hiểu, các cõi khác chỉ là để trả nghiệp, trả xong lại trở về cõi người gây nghiệp tiếp).
  5. Nếu có trung ấm thân nào có nhân duyên lớn với cha mẹ muốn vào làm con thì Phật tánh có “nhường” không ạ? Hay Phật tánh nhẹ nên vẫn được ưu tiên vào trước ạ?
  6. Trường hợp sinh đôi, sinh ba có phải là hai, ba Phật tánh hoặc hai, ba trung ấm thân vào cùng một lúc không ạ?

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU ĐÁP CÂU 2:

Câu này nằm trong 40% tuyệt mật của Đức Phật dạy chưa công bố ra, nên ở câu hỏi lần thứ nhất của Phật gia chúng tôi không trả lời rõ là nguyên nhân này. Hôm nay, Phật gia một lòng chân thật muốn tìm hiểu, nên Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi phải công bố ra để Phật gia hiểu, đúng với lời dạy của Đức Phật về 40%  tuyệt mật này, nhưng chúng tôi chỉ được phép công bố ra với 2 điều kiện:

1/- Những vị nào thật tình muốn biết, phải để họ hỏi ít nhất 2 lần trở lên.

2/- Người đó ít nhất phải đạt được Bí mật Thiền tông, thì mới trả lời.

Hôm nay, Phật gia đã đáp ứng được 2 phần nói trên, nên được nghe phần tuyệt mật này.

Còn 6 loại người dưới đây, dù có năn nỉ 5 lần 7 lượt cũng không được phép nghe:

1/- Những người tu hành có chứng có đắc, đến để khoe chứng đắc của mình.

2/- Những người nói, họ đã tiếp xúc được với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là những người có thần thông bậc nhất, tiếp xúc với người ngày rất nguy hiểm.

3/- Những người công kích pháp môn Thiền tông học này, tức họ không muốn giải thoát, không tiếp xúc.

4/- Những người cho mình hiểu đạo Phật cao hơn tất cả; những người chấp Ngã quá to, không lại gần.

5/- Những người tự xưng mình là Tổ sư thiền. Những người này không biết nhiệm vụ của Tồ sư thiền là gì, cũng không tiếp xúc.

6/- Những người tự xưng mình là Thiền sư, hãy đề phòng những người này. Vì sao? Đã xưng danh mình là Thiền sư là không phải rồi.

– Nói tóm lại, những người không phải là Phật gia Thiền tông, mà muốn tìm hiểu các  phần nói trên, thì không tiếp xúc với họ.

Hôm nay, Phật gia Thiền tông Võ Thị Tuyết, một lòng muốn hiểu hình thành một con người và Tánh người như thế nào:

Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời cho Phật gia rõ:

– Trước, để Phật gia hiểu được tường tận.

– Sau, Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu sẽ công bố câu hỏi này ra. Nếu vị nào nhận được không nói bừa bãi cho người khác biết.

Chúng tôi thâu gọn ý câu hỏi thứ 2 này có 11 phần:

1/- Hình thành 1 con người.

2/- Hình thành vỏ bọc Tánh người.

3/- Hình thành Trung Ấm Thân.

4/- Hoạt động của Phật Tánh.

5/- Khi con người mất, Tánh người có mất theo không.

6/- Khi vỏ bọc Tánh người chuyển động, nó có lực hút rất mạnh, kéo Phật tánh nào lại gần vào vỏ

bọc đó, hoặc kéo Trung Ấm Thân nào ở gần vào trong vỏ bọc đó.

7/- Phật tánh vô tình vào làm con của các cặp vợ chồng hay là có chọn lựa không.

8/- Nếu Phật Tánh vào để làm con của một cặp vợ chồng nào đó, thì đứa trẻ sau này trưởng thành có gì khác với những đứa trẻ do các Trung Ấm Thân của các cõi khác vào không?

9/- Trung Ấm Thân của các cõi khác khi trở lại loài Người có còn mang theo khối nghiệp nữa không ạ? ( Vì theo con hiểu, các cõi khác chỉ là để trả nghiệp, trả xong lại trở về cõi người gây nghiệp tiếp).

10/- Nếu Trung Ấm Thân nào có nhân duyên lớn với cha mẹ, muốn vào làm con, thì Phật Tánh có “nhường” không ạ? Hay Phật tánh nhẹ nên vẫn được ưu tiên vào trước ạ?

11/- Trường hợp sinh đôi, sinh ba có phải là hai, ba Phật tánh hoặc hai, ba Trung Ấm Thân vào cùng một lúc không ạ?

   ĐÁP PHẦN CÂU HỎI 2:

MỘT: Hình thành 1 con người như sau:

– Khi Tinh Cha và Noãn Mẹ được cuốn hút với nhau, tức khắc chuyển động, tạo thành một vòng xoáy có lực hút rất mạnh, gọi là “Lực hút điện từ Âm Dương”. Bắt đầu tạo thành cái ban đầu của thai nhi. Sức hút cực mạnh này nó tạo ra có 13 tần số hút  như sau:

Tầng thượng: Tần số của Tánh Phật. Từ trong Phật giới vào, chưa có nghiệp, nên được ưu tiên hút vào trước.

Tầng trung 1: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ các cõi Trời Vô Sắc, hưởng hết nghiệp phước thanh tịnh trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng trung 2: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ nước Tịnh Độ hưởng hết nghiệp phước thanh tịnh, được Đức Phật A Di Đà thọ ký,  trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng trung 3: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ nước Tịnh Độ hưởng hết nghiệp phước thanh tịnh, tự trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng trung 4: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ các cõi Trời Hữu Sắc hưởng hết phước trở lại làm Trung Ấm Thân.

  – Tầng trung 5: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ các cõi Trời Tứ Thiên Vương hưởng hết phước trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng trung 6: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ cõi Trời Thượng Đế hưởng hết phước trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng trung 7: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ các cõi Trời Dục giới hưởng hết phước trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng hạ 1: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ loài Thần hưởng hết phước trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng hạ 2: Tần số của Trung Ấm Thân. Của loài Người còn phước nhiều, không luân chuyển các nơi khác, tiếp tục làm Trung Ấm Thân.

Tầng hạ 3: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ loài Ngạ Quỷ trả hết nghiệp, trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng hạ 4: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ loài Súc Sanh trả hết nghiệp, trở lại làm Trung Ấm Thân.

Tầng hạ 5: Tần số của Trung Ấm Thân. Từ loài Địa Ngục trả hết nghiệp, trở lại làm Trung Ấm Thân.

   Mười ba tầng lớp như nói trên, chỉ có Tánh Phật là ưu tiên. Vì sao? Vì Tánh Phật chưa có nghiệp nên được ưu tiên. Còn 12 Tánh, từ các cõi Trời đến 18 tầng Địa Ngục, khi trở lại  làm Trung Ấm Thân phải theo thứ tự như sau:

* Phải có nghiệp duyên với Cha Mẹ, nhưng nghiệp phước ai còn nhiều được ưu tiên nhập thai mẹ để thành là con người.

HAI: Thai nhi vừa hình thành và chuyển động, tự tạo ra sức hút vật lý của làn sóng điện từ Âm Dương, hút Trung Ấm Thân nào ở gần mà có duyên nghiệp lớn với Cha Mẹ. Đây là sự sống của thai nhi ban đầu.

BA: Khi thai nhi vừa hình thành, cũng là cái vỏ bọc bằng điện từ Âm Dương được thiết lập bao thai nhi lại, gọi là vỏ bọc tổng thể Tánh người.

BỐN: Trong vỏ bọc tổng thể Tánh người chứa:

1/- Tinh Cha Noãn Mẹ tạo thành sắc thân con người sau này.

2/- Trong sắc thân này chứa Trung Ấm Thân.

3/- Trong Trung Ấm Thân chứa 2 phần:

– Một là, Tổng nghiệp con người.

– Hai là, Tánh Phật.

4/- Tánh Phật ở nơi Trung tâm não bộ để điều khiển con người gọi là sự sống.

5/- Quả tim có nhiệm vụ bơm máu nuôi khắp châu thân, để duy trì sự sống của con người. Quả tim này gọi là Tâm.

NĂM: Khi con người mất. Sắc thân tứ đại tan rã. Điện từ Âm Dương không còn cuốn hút sắc thân nữa, nó trở về với điện từ Âm Dương của trái đất. Tánh người rời vỏ bọc sắc thân, tự biến thành là Trung Ấm Thân để luân hồi theo nghiệp và ham muốn mà con người đã tạo ra.

SÁU: Trung Ấm Thân này tự nhiên được hút vào 1 trong các nơi:

1/- Tạo nghiệp phước thiện, ham muốn sống cảnh thanh tịnh để hưởng thanh tịnh. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được hút vào vòng Hoàng Đạo 4 của Tam giới này, tức cõi trời Vô Sắc để hưởng nghiệp phước thanh tịnh mà mình ham muốn.

2/- Tạo nghiệp phước thiện, ham muốn sống cảnh vui tươi mà thanh tịnh. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được hút vào vòng Hoàng Đạo 3 của Tam giới này, tức nước Tịnh Độ, để hưởng nghiệp phước vui tươi, thanh tịnh mà mình ham muốn.

3/- Tạo nghiệp phước thiện, ham muốn sống cảnh vui tươi mà rực rỡ, để hưởng nghiệp phước vui tươi và rực rỡ. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được hút vào vòng Hoàng Đạo 3 của Tam giới này, là cõi trời Hữu Sắc, để hưởng nghiệp phước vui tươi và rực rỡ mà mình ham muốn.

4/- Tạo nghiệp phước thiện, ham muốn điều hành hành tinh trong Tam giới. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được hút vào vòng Hoàng Đạo 2 của Tam giới này, tức cõi trời Tứ Thiên Vương, để điều hành tinh không cho quay lệch vị trí mà mình ham muốn.

5/- Tạo nghiệp phước thiện, ham muốn sống nơi có luật lệ trang nghiêm và chuẩn mực. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được hút vào vòng Hoàng Đạo 2 của Tam giới này, tức cõi trời Thượng Đế, cũng gọi là Ngọc Hoàng, để khép mình vào sống khuôn khổ trang nghiêm và chuẩn mực, mà mình ham muốn.

6/- Tạo nghiệp phước thiện, ham muốn có thần thông, làm chuyện linh thiêng, thì ở trái đất này phải dụng công tu Niệm Chú. Khi hết duyên sống, thì được ở lại trái đất này, nhưng thân mình được cấu tạo bằng 3 màu sắc của điện từ Âm Dương, để tạo ra thần thông, mà mình ham muốn.

7/- Tạo nghiệp phước thiện, ham muốn đời sau làm người giàu sang phú quí, để cái gì cũng hơn người khác. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được ở lại trái đất này được làm người mang thân thứ đại tiếp và có cuộc sống giàu sang phú quí.

8/- Không tạo nghiệp phước thiện hay nghiệp ác đức, không tin bất cứ thứ gì ở nơi trái đất này, chỉ muốn ở mãi trong dòng tộc để luân phiên nhau. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được quanh quẩn ở mãi trong dòng tộc để thay phiên nhau trả nhân quả nhẹ với nhau.

9/- Tạo nghiệp giành giực, hay cướp của người khác. Tự mình tạo ra nghiệp làm loài Ngạ Quỷ. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, thì được hút vào loài Ngạ Quỷ do mình tự tạo nghiệp này.

10/- Tạo nghiệp sát sanh các loài động vật. Tự mình tạo ra nghiệp này, khi hết duyên sống làm người, thì được hút vào loài Súc Sanh nào mà mình giết hại nó, để trả nhân quả mà mình đã tạo ra khi còn làm con người.

11/- Tạo nghiệp trọng tội, tức tự mình tạo nghiệp ác quá nặng. Khi hết duyên sống làm người, thì được hút vào 1 trong 18 tầng Địa Ngục, tùy theo nghiệp Ác của mình tạo ra để trả nghiệp quả. Đây là qui luật bất di bất dịch nhân quả luân hồi của trái đất này.

12/- Đạo Phật là của Đức Phật dạy cho loài người biết:

NHÂN QUẢ – LUÂN HỒI – GIÁC NGỘ – GIẢI THOÁT.

Nhưng mình không biết mà nói mình biết, đứng ra nói cho nhiều người nghe. Để cho  nhiều người đến nghe thu tiền của họ. Muốn người nghe triệt để tin mình là người dạy đúng, nên tự phong mình là Tổ sư thiền hoặc Thiền sư, để củng cố danh và địa vị của mình. Đây, tự mình mở con đường Hoa Báo để đi vào làm loài thực vật!

 BẢY: Phật tánh từ trong Phật giới vào làm kiếp người được ưu tiên. Còn Trung Ấm Thân thì phải tuần tự sắp xếp theo Nhân quả nơi trái đất này.

TÁM: Đứa trẻ sanh từ Tánh Phật thông minh hơn Trung Ấm Thân.

CHÍN: Con người tạo nghiệp phước Dương và nghiệp phước Âm hay Ác đức thì phải như sau:

– Nghiệp phước Dương nhiều, thì được vị Thần quản lý trái đất này, đẩy cho ra ngoài cửa Hải Triều Dương của trái đất, ra ngoài không gian của Tam giới, tùy theo nghiệp phước Dương của mình ham muốn ở đâu, thì được hút vào hành tinh đó hưởng phước. Còn nghiệp phước Âm và nghiệp Ác đức phải ở lại trái đất này, Ban bệ Thần cất giữ, chờ khi nào mình hưởng hết nghiệp phước Dương trở lại trái đất, thì Ban bệ Thần giao lại cho mình, tiếp tục hưởng phước Âm. Khi hưởng hết nghiệp phước Âm. Phải trả quả nghiệp Ác đức. Những nghiệp phước Dương, phước Âm, và nghiệp Ác đức, cứ theo chu kỳ như vậy mà luân hồi.

MƯỜI: Phật tánh chưa tạo nghiệp ở trong bào thai mẹ, không Trung Ấm Thân nào đẩy ra được, kể cả 1 vị có nhiệm vụ làm lợi ích cho loài người.

Người có nhiệm vụ làm lợi ích cho loài Người chỉ đoạt xá được những Trung Ấm Thân mà đã có mang nghiệp phước Âm.  

MƯỜI MỘT: Trường hợp sinh đôi hay sanh ba, chỉ chung là Trung Ấm Thân đã có tạo nghiệp, nhưng nghiệp Trung Ấm Thân này là có duyên làm con chung với cha mẹ cùng một lúc.

Câu 3:

Một người được truyền Bí mật thiền tông, thì sẽ có một vị Phật ở Phật giới theo sát giúp đỡ thì mới trở về Phật giới được.

Thưa Thầy, cho con hỏi: người đó và vị Phật ở Phật giới trước đây có nhân duyên gì với nhau không ạ?

Con cảm ơn Trưởng Ban!

Con kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU ĐÁP CÂU 3:

Người được truyền Bí mật Thiền tông, có 1 vị Phật bên Phật giới trợ giúp, không có nhân duyên gì cả. Vị Phật trong Phật giới, sử dụng Phật nhãn quan sát nơi thế giới này hay thế giới nào đó, trong Càn khôn vũ trụ thấy người nào muốn giải thoát là giúp như vậy thôi.

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU.

NGÀY 21-09-2016.