Tin nổi bật

3. Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn Giải thoát

MỤC LỤC

301. Lời nói đầu
02. Lý giải ăn uống
03. Cách ăn uống ít bệnh
04. Hỏi về cách ăn uống theo Thiền tông
05. Căn bản của một hành tinh
06. Hỏi về Bí Mật Thiền tông
07. Hỏi về chữ VẠN
08. Hỏi về Lão Tử và Khổng Tử
09. Hỏi về Triết học Phương Đông
10. Hỏi tu theo Thiền tông
11. Tại sao tu theo Thiền tông lại quan trọng ăn uống?
12. Tại sao phải cân bằng Âm Dương
13. Hỏi về An táng
14. Hỏi về cách chưng bông trái
15. Giải thích chữ VẠN
16. Giải mã truyện TÂY DU KÝ
17. Hỏi về Đốn Ngộ Tiệm Tu
18. Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn giải thoát
19. Lộ trình đến Phật Tánh không dụng công
20. Lộ trình đến Phật Tánh có dụng công
21. Hỏi hành Thiền
22. Hỏi làm sao tự tịch diệt
23. Thắc mắc độ chúng sanh ở Địa Ngục
24. Hướng dẫn ngồi thiền
25. Phật Tánh thanh tịnh sao khởi vọng niệm
26. Thắc mắc các Vị Tăng
27. Mười bậc nhận biết Thiền tông
28. Tranh luận
29. Quyết chí đốn ngã Trưởng ban
30. Xin nhắc nhở người lớn tuổi
31. Lợi ích
32. Người bị mất quyền lợi
33. Lời nguyền của Ma Vương
34. Hỏi cúng dường
35. Một số câu hỏi đặc biệt
36. Lời khuyên của người viết sách
37. Ý sau cùng
38. Kết luận

———————————————————————————————————————————–

01. LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa độc giả:

Chúng tôi viết ra quyển sách này là vì trước đây chúng tôi đã xuất bản 2 quyển sách “Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ giác ngộ” và “Những câu hỏi về Thiền tông”. Sách được rất nhiều người đọc, họ thấy lối tu Thiền tông được Đức Phật và các vị Tổ Sư thiền dạy, ai chú tâm cố gắng nghiền ngẫm sẽ dễ dàng nhận ra Phật tánh của chính mình. Chúng tôi rất mừng, vì nhiều người nhận ra Phật tánh của chính họ, nhưng cũng còn nhiều người chưa nhận ra, nên họ nhờ chúng tôi dẫn đến chùa hỏi hoặc nhờ chúng tôi hỏi vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu, xin vị Trưởng ban chỉ một cách cặn kẻ, để họ nhận ra và sống với Phật tánh của chính họ, không còn bị sanh tử luân hồi nữa. Các vị đọc sách bảo, từ trước đến nay chưa hề nghe ai giải thích rõ ràng và mạch lạc như vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu này cả.

Vì chỗ quá đặc biệt đó, nên chúng tôi nhận rất nhiều câu hỏi, nhất là của những cụ cao tuổi. Trực tiếp có, thư có, điện thoại có, chúng tôi đã trả lời hết, tất cả những vị hỏi rất mừng, họ bảo, chúng tôi đọc rất nhiều kinh sách nhưng không hiểu lời Đức Phật dạy, nay sách viết về Thiền tông học này chúng tôi đọc rất dễ hiểu, ai tối dạ đọc đi đọc lại vài lần cũng được rõ thông.

Để giúp nhiều người cùng hiểu những câu hỏi cao sâu của Đức Phật dạy, nên chúng tôi viết thêm quyển sách này mang tựa là “Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được giải thoát”.

Quyển sách này, chúng tôi viết ra với hai mục đích chánh như sau:

Mục đích thứ nhất: Để lưu lại tất cả những câu hỏi rất qúi mà từ trước đến nay những vị tu theo đạo Phật chưa biết. Đây là những câu hỏi tuyệt cao của những vị tu theo đạo Phật, hay nói chính xác, những câu hỏi để nhận ra Phật tánh của mỗi người, cũng có thể nói rõ hơn, các vị ấy hỏi những lời cao tột của Đức Phật dạy, mà Ngài dạy vào những năm cuối đời để giúp cho những ai muốn vượt ra ngoài sinh tử. Đây đúng là hoài bảo cứu cánh của Đức Phật trong các kinh điển Đại thừa, rõ ràng nhất là kinh Diệu Pháp Liên Hoa:

* Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên:

Khai – Thị – Chúng sanh – Ngộ – Nhập – Phật – Tri – Kiến của mỗi người. Nói thật rõ hơn, ai muốn nhận ra Phật tánh của chính mình thì hãy thực hiện đúng như lời của Đức Phật dạy; Đức Phật đến với thế giới này chỉ có một điều duy nhất là mở bày, chỉ rõ cho bất cứ ai muốn: Thấy – Nghe – Pháp – Biết bằng cái tri kiến thanh tịnh của chính mình và sống với tri kiến ấy, để không còn bị trôi lăn trong tam giới nữa.

Mục đích thứ hai: Những ai may mắn đọc được sách viết về Thiền tông học của Đức Phật dạy, mà chưa rõ thông, muốn hỏi, nếu có trùng ý hỏi đở phải mất công.

Vì lẽ đó, chúng tôi gom tất cả các câu hỏi lại, viết ra và in thành sách. Ngoài những câu hỏi nêu trong hệ thống sách về Thiền tông học của chúng tôi xuất bản, nếu có ai thắc mắc không trùng ý hỏi, cứ viết thơ hoặc điện thoại đến, chúng tôi xin giúp qúi vị. Phần nhiều, các câu hỏi trong sách này là của những cụ ông, cụ bà rất cao tuổi, có cụ đến 91 tuổi.

Vì sao các cụ cao tuổi lại quan tâm nhiều đến như vậy?

– Xin thưa, vì các cụ thấm thía câu: “Còn một thời gian ngắn nữa là các cụ từ bỏ tất cả những gì mà các cụ tạo dựng ra, để đi theo các nghiệp lành hoặc dữ mà các cụ đã làm”.

Các cụ thấy sách viết về Thiền tông học này, rất hợp với các cụ, nên các cụ đọc; mà đọc rất chăm chỉ và mách nhiều người cùng đọc, cũng có thể nói, sách viết về Thiền tông học này rất thích hợp với người cao tuổi mà muốn tìm hiểu “tương lai” đời mình…

Quyển sách nhỏ này, chúng tôi chỉ trích ra những câu hỏi cao nhất, có giá trị nhất, của vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời cho các cụ. Chúng tôi phân ra làm sáu mục chánh như dưới đây:

Mục một: Chỉ cách ăn uống theo phương pháp quân bình âm dương, dành riêng cho người thật sự muốn tu theo pháp môn Thiền tông Nhà Phật đễ được giác ngộ, sau đó mới biết đường giải thoát.

Cảm nhận được sự vận hành của cơ thể. Nhờ vậy, nhận được lời dạy của Đức Phật rất dễ dàng, không bị sai.

Mục hai: Trả lời một số câu hỏi có liên quan đến ăn uống theo phương pháp âm dương và những thắc mắc về Thiền tông học.

Mục ba: Chỉ rõ phương pháp thực hành đúng theo lời ĐứcPhật dạy. nếu ai thực hiện đúng, chắc chắn được giải thoát. Chính mục ba này là tựa của quyển sách.

Mục bốn: Nguời tu theo Thiền tông học Nhà Phật, biết được mười bậc nhận biết từ thấp đến cao tột của những người chung quanh, phân chia theo Thiền tông học.

Mục năm: Giải thích rõ lời nguyền của Ma Vương đối với người tu theo Thiền tông học.

Mục sáu: Người tu theo đạo Phật, phải thông suốt lời Đức Phật dạy thì mới có kết quả tốt được; còn không thông suốt, cứ mãi loay quay đi trong sáu nẻo luân hồi, không khi nào dứt, uổng cho một đời tu!

Cũng có thể nói, chúng ta đem đạo giác ngộ và giải thoát của Đức Phật dạy thành đạo mê tín dị đoan. Ai làm như vậy, Đức Phật không chấp nhận, các vị Tổ sư Thiền tông và những vị Thiền sư không đồng ý!

Do đó, việc trả quả của những người làm sai vô cùng nặng nề không thể nói hết được!

Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo – kiêm tác giả NGUYỄN NHÂN, tức NGUYỄN CÔNG NHÂN.