Tin nổi bật

6. Huyền ký của Đức Phật và những vị Ngộ thiền

MỤC LỤC

601. Lời nói đầu
02. Dẫn nhập
03. Ca Diếp ngộ thiền
04. Dòng chảy mạch nguồn Thiền tông
05. 80 câu kệ nói về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh
06. Đức Phật độ 5 anh em ông Kiều Trần Như
07. Đức Phật độ Cụ Thường Pháp Tín
08. Đức Phật dạy vượt Hải Triều Âm
09. Ngũ Tổ Truyền Thiền tông
10. Bài kệ vua Trần Nhân Tông
11. Thiền sư Thần Tán độ thầy
12. Tiểu sử chùa Tân Diệu
13. Bài kệ anh Nguyễn Văn Nghĩa
14. Bài kệ Thiền sư Thích Phổ Chánh
15. Bài kệ Kỹ sư Đinh Thắng Vạn
16. Bài kệ Thầy Thích Thiện Chơn
17. Bài kệ Ông Trịnh Vĩnh Bình
18. Bài kệ Kỹ sư Mạc Thiên Quân
19. Bài kệ ông Nguyễn Chánh Trung
20. Bài kệ ông Lâm Chí Hùng
21. Bài kệ Kỹ sư Lê Trọng Khanh
22. Bài kệ ông La Ngọc Lâm
23. Bài kệ Thầy giáo Đinh Khánh Vân
24. Bài kệ bà Huỳnh Thị Thu Lan
25. Bài kệ ông Nguyễn Như Nhàn
26. Bài kệ ông Nguyễn Văn Bình
27. Bài kệ ông Chung Minh Dũng
28. Bài kệ cô Trần Thị Nguyệt Minh
29. Bài kệ ông Lê Khuê Bích
30. Bài kệ ông Thái Văn Thôi
31. Bài kệ anh Phan Thành Thức
32. Bài kệ cô Ngô Thị Nguyệt Ánh
33. Bài kệ ông Huỳnh Thanh Hồng
34. Bài kệ ông Cao Anh Kiệt
35. Bài kệ anh Nguyễn Ngọc Thành
36. Bài kệ cô Trần Thị Phi Phụng
37. Bài kệ ông Lê Đại Trung
38. Bài kệ anh Lê Hoàng Sơn
39. Bài kệ anh Phạm Văn Mười
40. Bài kệ ông Mạc Lục Thanh
41. Bài kệ ông Nguyễn Văn Sáu
42. Bài kệ anh Lê Hoàng Thọ
43. Bài kệ ông Đỗ Ngọc Tốt
44. Bài kệ Tiến sĩ Trần Phát Trung
45. Bài kệ Kỹ sư Lâm Chánh Trung
46. Bài kệ Kỹ sư Đinh Huệ Thắng
47. Bài kệ ông Từ Quốc Công
48. Bài kệ ông Bùi Đình Quí
49. Bài kệ Thạc sĩ Đinh Quốc Trang
50. Bài kệ Kỹ sư Trịnh Đình Trung
51. Bài kệ ông Triệu Chí Trung
52. Bài kệ nhà văn Mai Ánh Dương
53. Bài kệ ông Nguyễn Thái Phiên
54. Bài kệ ông Lâm Trọng Kính
55. Bài kệ ông Trương Trọng Truyền
56. Bài kệ Giáo sư Lê Anh Quân
57. Bài kệ Bác sĩ Trịnh Đình Quân
58. Bài kệ Kỹ sư Vũ Minh Tuấn
59. Bài kệ ông Võ Quốc Triệu
60. Bài kệ ông Trần Công Sơn
61. Bài kệ Bác sĩ Đặng Minh Trí
62. Bài kệ Bác sĩ Triệu Thị Yến Vi
63. Kết luận

———————————————————————————————————————————–

01. LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa độc giả:

Chủ trương của Đạo Phật là giác ngộ, giải thoát và để trở về nguồn cội của mỗi người, nói theo tiếng bình dân của người Việt Nam là hiểu biết, không còn bị ràng buộc những thứ trong vật lý trần gian này. Ban đầu, Thái tử Tất Đạt Đa, con của vua Tịnh Phạn trị vì nước Ca Tỳ La Vệ, có 4 cái thắc mắc chánh như sau:

1- Con người từ đâu đến với thế giới này?
2- Con người đến với thế giới này để rồi bị: Sanh – Già – Bệnh – Chết!
3- Nhưng khi còn ở nơi thế giới này, tranh giành chém giết với nhau để hơn thua, sau cùng rồi cũng phải lìa bỏ tất cả!
4- Sau khi chết rồi sẽ đi về đâu?

Bốn cái thắc mắc nói trên, Thái tử Tất Đạt Đa đã tìm ra được câu giải đáp, nên gọi Ngài là bậc giác ngộ, tức hiểu biết.Vì Ngài hiểu biết rất rõ ràng, tường tận, mạch lạc và khoa học, nên người thời đó tôn Ngài là Đấng giác ngộ và gọi Ngài là Bụt Đa, người Trung Hoa gọi Ngài là Phật Đà, còn người Việt Nam chúng ta gọi Ngài là Đức Phật.

Nói tóm lại, các danh từ trên chỉ cho một vị hiểu biết chân thật trong càn khôn vũ trụ này. Vì vậy, Ngài được danh hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, tức vị hiểu biết tất cả những gì trong vật lý và ngoài vật lý, cũng là vị giáo chủ trong cõi Ta bà này, không ai hơn Ngài được.

Vì sao không ai hơn Ngài được?

– Vì Ngài là một con người khám phá ra những nguyên lý cấu tạo từ vật chất đến tinh thần, từ động vật cũng như thực vật, và đưa ra được phương cách vượt ra ngoài sự ràng buộc của vật lý trần gian này. Ngài nói được và thực hiện được, một cách hết sức khoa học và thực tế, nên Ngài muốn đem cái hiểu biết của mình để chỉ dạy lại cho tất cả những ai muốn biết nguyên lý ấy, theo “công thức” của Ngài mà thực hành để trở về sống với nguồn cội của chính mình, tức không còn bị: Sanh – Già – Bệnh – Chết nữa! Nguyên lý này, Ngài dạy sau cùng nơi kinh Diệu Pháp Liên Hoa bằng một loạt ẩn ý:

* KHAI – THỊ – NGỘ – NHẬP – PHẬT – TRI – KIẾN của mỗi người.

Chúng tôi xin tạm dịch:

* MỞ – THẤY – HIỂU – VÀO – TRÙM KHẮP – BIẾT – THẤY, tánh chân thật của mỗi người.

Trên đây là 7 chữ ngắn gọn mà Ngài dạy sau cùng nơi kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Kinh này có 28 phẩm, mà đã chỉ hết con đường từ một người là phàm phu để trở thành là một vị Phật, người nào muốn đến quả vị trên, phải tìm hiểu căn bản như dưới đây thì mới mong thành tựu được:

Thứ nhất:

1- Cái gì là tâm của chính mình?
2- Cái gì là thân của chính mình?
3- Tại sao con người có sai biệt?
4- Chân thật trong vũ trụ này là gì?
5- Trong tam giới này cấu tạo bởi những gì?
6- Tại sao loài người bị vướng vào trong ấy?

* Ai biết rõ 6 mục trên, là đã giác ngộ rồi.

* Nếu thực hiện được, là giải thoát!

Chỉ có đơn giản như vậy thôi, vì chúng ta tưởng tượng nhiều mà sai với lời của Ngài dạy. Do đó, nhiều người tu theo đạo Phật cả đời mà không có kết quả gì! Trái lại, đem đạo lý thực tế, khoa học và cao sâu của Ngài thành đạo mê tín dị đoan. Vô tình, chúng ta làm cho những vị học cao hiểu rộng, chê cười đạo Phật là đạo thần quyền, không đáp ứng với thời đại văn minh cao hiện nay! Cũng là tạo đường tốt để đi trong 6 nẻo luân hồi, không ngày cùng!

Sáu thắc mắc nói trên, người tu theo đạo Phật, hay người muốn tìm hiểu đạo này, phải thông suốt, thì mới đúng được, còn không rõ thông 6 mục nêu trên, dù có tìm hiểu hay tu theo đạo Phật 1.000 năm cũng chẳng ăn thua gì!

Vì sao chúng tôi khẳng định như vậy?

Xin thưa, vì giống như hiện nay, ai muốn tạo thành nguồn điện, phải biết công thức làm ra điện, thì mới mong có điện sử dụng được; còn không biết công thức mà làm, làm uổng công phí sức, không có kết quả gì!

Vì sao chúng tôi lại nêu phần này ra?

Cũng xin thưa, vì hiện nay chúng tôi thấy có quá nhiều người nói mình tu theo đạo Phật, hoặc tìm hiểu đạo này, mà họ càng tu, càng sai, càng tìm hiểu lại làm không đúng với lời của Đức Phật dạy. Đã không làm đúng với lời của Đức Phật dạy, mà còn thêu dệt thêm, tô điểm thêm, làm lời dạy của Ngài đi chệch hướng, mất đi cái tinh ba cao quí mà Ngài đã tìm ra và dạy nơi thế giới này.

Chúng tôi là người sưu tầm, may mắn là đã nhận ra ẩn ý sâu mầu của Đức Phật dạy, thấy phải có bổn phận nhắc nhở lời Ngài dạy, nên biên soạn và viết ra tập sách này. Trước, để giúp cho quí học giả muốn tìm hiểu đạo Phật, hiểu cho đúng. Sau, giúp cho những vị tu theo đạo Phật chân chánh, tu không sai lời Ngài dạy, để được giác ngộ, cũng từ chỗ hiểu biết này, nếu thực hiện đúng, thì mới giải thoát được.

Thứ hai:

Ai muốn tìm hiểu những lời của Đức Phật dạy, xin quí vị tìm đọc một loạt sách của chúng tôi viết, trong đó có trên 100 câu hỏi mà những vị độc giả đã hỏi. Quí vị không ngờ rằng, những câu hỏi cao tột ấy, từ trước đến nay chưa ai hỏi đến, cũng nhờ những câu hỏi này, mà rất nhiều người hiểu lời Đức Phật dạy, nói theo Nhà Phật gọi là ngộ đạo, những người giác ngộ lời Đức Phật dạy chúng tôi có nêu địa chỉ rõ ràng.

Khi quí vị đọc hết những quyển sách trên mà chưa ngộ đạo, thì cố gắng đọc thêm tập sách này hoặc nghe thêm băng về Huyền ký của Đức Phật nói về cách tu Thiền tông, mà chúng tôi chép ra đĩa để những vị bận rộn, không có thì giờ xem sách để nghe, vị nào nghe qua một lần mà thích, chắc chắn vị đó có duyênn lớn với Thiền tông học, nếu cố gắng nghe thêm từ 5 hay 7 lần mà không nhận ra cái tâm chân thật của chính mình, muốn nói chúng tôi bằng ngôn từ gì cũng được!

Để chứng minh phần này, chúng tôi xin nêu tên tuổi của những vị đọc sách viết về thiền học mà chúng tôi đã xuất bản, có rất nhiều vị ngộ thiền, vì có quá nhiều người ngộ thiền, nên chúng tôi chỉ chiết ra vài chục vị ngộ thiền ở trong nước và ngoài nước mà có làm kệ hoặc thơ. Còn nếu quí vị xem sách hoặc nghe hết đoạn băng Huyền ký này mà không ngộ đạo nữa là chúng tôi xin chịu!

Vì sao chúng tôi xin chịu?

Vì quí vị không chịu “sử dụng” tánh Phật của chính mình để: Thấy, Nghe, Biết! Mà quí vị lại “sử dụng” tánh Phàm phu của chính mình để: Thấy, Nghe, Biết! Có nghĩa là quí vị sử dụng 8 muôn 4 ngàn những thứ trong vật lý trần gian này! Vì chỗ quí vị sử dụng các cái tánh của sức hút vật lý âm dương, thì thôi, quí vị đừng xem và nghe tập sách Huyền ký này, quí vị cứ thoải mái đi trong lục đạo luân hồi, để tôn thờ người lường gạt mình đúng với ý muốn của họ.

Người sưu tầm và biên soạn kiêm tác giả NGUYỄN NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân.

Dẫn nhập vào lời dạy của Đức Phật và những vị ngộ thiền:

Pháp môn tu Thiền tông, là pháp môn không truyền theo các kinh điển, mà Như Lai chỉ dạy riêng cho các vị Tổ sư Thiền tông. Do đó, chúng ta hiện không thấy bất cứ nơi đâu dạy pháp môn Thiền tông này.

Tuy nhiên, hiện chúng tôi nghe có vài nơi dạy pháp môn Thiền tông học này, và cũng tuyên bố là đã khôi phục lại Thiền tông. Nhưng khi chúng tôi tìm hiểu thì không phải như những lời của Đức Phật dạy trong Huyền Ký. Lời của những vị này, đọc sách của các vị Tổ sư thiền xưa, họ tưởng là Thiền tông, nên họ tưởng tượng ra, rồi dụng công tu thiền kiểu này, hành thiền kiểu nọ, có kết quả theo vật lý, nên không giải thoát được.

Vì sao họ tưởng tượng ra?

Vì họ đang sống trong vật lý quá lâu, họ bị vật lý bao phủ quá dày, nên phải tưởng tượng ra để dụ nhiều người đến nghe để họ được cái lợi lớn.

Chúng ta thử tìm hiểu như dưới đây thì sẽ biết pháp môn Thiền tông hiện nay nhiều người đang giảng dạy, có đúng là pháp môn Thiền tông mà Như Lai đã dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay không.

Ngày xưa, khi Đức Phật tuyên dạy pháp môn Thiền tông học này, ở nơi hội của Ngài có trên 7 ngàn người; nhưng đã bỏ đi trên 5 ngàn người, chỉ còn lại có 1.250 vị. Có nghĩa là pháp môn Thiền tông học này cực “Dương”, tức cực mạnh đi theo chiều lên, nên những người đi tìm kiếm những mầu nhiệm hay bí ẩn trong vật lý, tức họ đi tìm chiều cực “Âm”, nên không thể nào chịu nổi, họ phải bỏ đi. Còn hiện nay, nếu vị Thầy nào tuyên bố mình dạy pháp môn Thiền tông học này, mà rất nhiều người đến nghe, thì vị Thầy ấy dạy Thiền tông của vật lý, tức dạy Thiền tông của chiều “AÂm”, neân được nhiều người đến nghe.

Khả năng tuyệt diệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như vậy, mà Như Lai chỉ độ được có 1 vị vào được “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”. Một số ít người đạt được “Bí mật Thiền tông”, còn giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” cũng không có là bao.

Còn từ đời Tổ thứ nhất đến đời Tổ thứ 32, các vị ấy, chỉ độ có 1 người mà thôi. Đến đời Tổ thứ 33 là Ngài Huệ Năng thì có nhiều người ngộ Thiền tông hơn, nhưng cũng không có bao nhiêu người đạt được “Bí mật Thiền tông”. Theo đánh giá của thiền sư Bá Trượng: Một trăm người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, chỉ có 1 đvị đạt được “Bí mật Thiền tông” thôi.

Như vậy, pháp môn Thiền tông này khó khăn quá mức. Vì chỗ cực khó đó, nên Đức Phật có dạy: “Vào các đời sau, vị nào nhận được mạch nguồn Thiền tông, khi phổ biến được 5 hay 10 người biết, tức khắc phải lẫn tránh ngay!”

Vì sao vậy?

– Vì loài người đang sống trong cực mạnh của sức hút vật lý âm dương; âm dương là do Ma Vương cai quản. Vì vậy, ai quyết chí tu theo pháp môn Thiền tông học này, cũng có nghĩa là trực diện đối đầu với Ma Vương, thì khó mà vượt qua vòng phong toả của Ma Vương được!

Vì chỗ cực kỳ nguy hiểm và khó đó, nên chúng tôi nhớ lại:

– Thuở xưa, khi Như Lai khám phá ra pháp môn Thiền tông học này. Ma Vương đến khuấy phá không được, nên Ma Vương có lời nguyền rằng:

– Này ông Cồ Đàm, hiện ta không làm gì được ông, nhưng sau này các đệ tử của ông, dù lớn hay nhỏ, bề ngoài ăn mặc theo ông, nói là tu hành theo ông, chứ sự thật, họ làm theo ý của ta cả!

Để kiểm chứng phần thệ nguyền này, Tổ sư Thiền tông đời thứ 28 là Ngài Bồ Đề Đạt Ma. Khi Ngài truyền Thiền tông cho Tổ Huệ Khả rồi, Ngài nói rộng pháp môn Thiền tông học này, Ngài bị những người tu theo sự cai quản của Ma Vương, họ tìm cách giết Tổ bằng cách, cho Tổ uống nước trà có bỏ thuốc độc để giết Tổ!

Tổ Huệ Khả thử nghiệm lần thứ hai, Tổ cũng bị các người tu theo ý của Ma Vương, họ lo lót cho những người có thế lực trong chánh quyền, bắt giam Tổ và gán cho Tổ tội phản quốc, nên Tổ bị giam cho đến chết!

Thấy gương Đức Phật và hai vị Tổ sư xưa, nên khi Ngài Lư Huệ Năng được truyền “Bí mật Thiền tông” rồi, không dám nói ra pháp mon tu Thiền tông học này liền, mà phải chạy trốn giữa đêm khuya, đợi đến mười lăm năm sau mới dạy, mà Ngài cũng không dám dạy pháp môn Thiền tông học này, Ngài chỉ giảng dạy pháp môn Trung thừa thôi, tức dạy những lý luận của pháp môn Bát Nhã.

Còn pháp môn Thiền tông học này, Ngài chỉ dạy rieâng cho đệ tử nào Ngài thấy vị ấy có khả năng trực nhận được. Vì vậy, suốt mấy chục năm dạy đạo của Ngài, cũng không có bao nhiêu người đạt được “Bí mật Thiền tông”, còn giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” thì có nhiều hơn. Pháp môn Thiền tông này, Ngài không dám nói trắng ra, mà khi nào có ai hỏi đến chỗ chân thật thì Ngài mới nói. Vì vậy, các vị muốn biết chỗ chân thật này, khi hỏi các Ngài, các Ngài không giải thích, mà chỉ đánh, đạp, nói lạc đề hay há miệng ra mà không nói. Vì chỗ khoâng được phép nói trắng ra đó, nên mỗi người tưởng tượng ra một cách dạy pháp môn tu Thiền tông này.

Vì chỗ tưởng tượng đó, nên hiện nay chúng ta thấy có nhiều thầy giảng Thiền tông là do tưởng tượng ra để giảng. Vì vậy, các vị ấy giảng rất nhiều, dùng đủ thứ phương tiện, thế mà không ai giác ngộ được “Yếu chỉ Thiền tông”, chớ đừng nói chi đạt được “Bí mật Thiền tông”.

Pháp môn Thiền tông này được truyền ngoài giáo lý, nên không tìm thấy trong các kinh sách bình thường. Do vậy, chúng tôi mới nói, quí vị đi tìm nơi quí thầy giảng Thiền tông trong vật lý cả đời cũng không tìm được!

Vì chỗ quá đặc biệt đó, nên chúng tôi chưa thấy hay biết có vị thầy nào giác ngộ được “Yếu chỉ Thiền tông”, chớ đừng nói chi đạt được “Bí mật Thiền tông”. Vì vậy, chúng tôi có lời khuyên như sau:

Lời khuyên của người viết sách

Tập sách này dành riêng cho những ai thích tìm hiểu hay tu Thiền tông đúng với lời Đức Phật dạy mới xem, còn những người ham thần quyền sợ thần linh, thôi xin đừng xem.

Vì sao đừng xem?

Xin thưa, vì những Đấng mà quí vị tôn thờ họ, họ không đồng ý bất cứ ai tu theo họ mà không bị sự quản lý chặt của họ. Do đó, họ sẽ có những hành động làm hại đến quí vị. Vì lý do nêu trên, một lần nữa, chúng tôi khẩn xin quí vị nên nghe theo lời Đấng mình tôn thờ, để không bị lỗi đạo.