Tin nổi bật

9. Sách Trắng Thiền tông

MỤC LỤC

901. Bài kệ 12 câu của Đức Phật dạy
02. Phật Giới
03. Tam Giới
04. Giải thích Cõi Trời Vô Sắc
05. Giải thích Cõi Trời Hữu Sắc và Tịnh Độ
06. Giải thích Cõi Trời Dục Giới
07. Địa cầu là nơi 5 loài sống chung – Ngũ Thú Tạp Cư
08. Đức Phật kể Ngài bị luân hồi trong Tam Giới, sau cùng thành Phật
09. Những lời dạy tuyệt mật để lưu lại hậu thế theo dòng Thiền tông

———————————————————————————————————————————–

01. MỞ ĐẦU LÀ BÀI KỆ 12 CÂU CỦA ĐỨC PHẬT DẠY

Phật giới gồm có những chi?
Càn khôn Vũ trụ có chi phải tường?
Tam giới phải rõ thông đường
Người tu theo Phật rõ đường để đi.

Tánh Người phải biết là chi?
Ở trong tánh Phật có gì phải thông?
Phải rõ l
uân chuyển trong Trần
Giải thoát ra khỏi đường Trần là an.

Như Lai dạy rất rõ ràng
Không chịu tìm hiểu nói càng kiếm danh
Cứ mãi lường gạt đua tranh
Cứ đi, đi mãi loanh quanh luân hồi!

Mười hai câu kệ trên đây, là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy ông Ma Ha Ca Diếp truyền theo dòng Thiền tông tuyệt mật. Để cung cấp cho các vị Tổ Thiền tông làm căn bản về pháp môn Thiền tông học. Sau các đời Tổ sư Thiền tông truyền lại cho Thiền tông sư và Thiền tông gia làm bản gốc dạy pháp môn Thiền tông học này.
Đức Thế Tôn dạy tiếp 12 câu kệ:
Sự sống vị Phật là sao?
Sự sống Tam giới là sao phải tường?
Tu Phật phải rõ thông đường
Luân hồi sinh tử không vươn làm gì.

Tu phước là để được chi?
Tạo ra công đức làm gì phải thông?
Tu sao còn dính trong Trần?
Tu sao giải thoát mười phần phải thông?

Ngồi thiền Quán, Tưởng, Cầu mong
Nhìn trong Tam giới mà không hiểu gì
Thiền tông Phật dạy để chi?
Phải biết thật rõ hết đi luân hồi!   

PHẦN MỘT: Phật giới:

– Nói không gian trùm khắp không biên giới.
– Gọi là “Bể tánh Thanh tịnh”.
– Trong Bể tánh Thanh tịnh có các phần như sau:
   Một: Điện từ Quang trùm khắp, làm sự sống cho:
1-Tánh Phật
     2-Các vị Phật.
     3-Cấu tạo vỏ bọc của tánh Phật.

   Hai:  Trong Phật giới có Hằng hà sa số cái Ý.
Cái Ý này tự nhiên có đầy khắp trong Phật giới.
Cái Ý này tự nó có 4 phần:
1- Lúc nào cũng thấy, gọi là hằng Thấy.
2- Lúc nào cũng nghe, gọi là hằng Nghe.
3- Lúc nào cũng rung động, muốn phát ra tiếng thì có tiếng, gọi là hằng Pháp.
4-Lúc nào cũng biết, gọi là hằng Tri.

PHẦN HAI: Tam giới:
Một vùng rất nhỏ trong Càn khôn Vũ trụ phải hiểu như sau:
Một Thái dương hệ gọi là 1 Tam giới, gồm có:
– Một ngàn Thái dương hệ gọi là 1 Tiểu thiên thế giới.
– Một Tiểu thiên thế giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 tỷ Tam giới, gọi là 1 Trung thiên thế giới.
Trung thiên thế giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 ngàn tỷ Tam giới, gọi là Đại thiên thế giới.
Mà Như Lai nhìn thấy trong Càn khôn Vũ trụ này có Hằng hà sa số Tam thiên Đại thiên thế giới. Đồng nghĩa, đem số cát của mấy  tỷ sông Hằng ra đếm, thì số cát của mấy tỷ sông Hằng cũng không bằng số Tam thiên Đại thiên thế giới nữa, mà Tam thiên Đại thiên thế giới nó nằm trong Càn khôn Vũ trụ.
Trong 1 Tam giới có 45 hành tinh chia ra như sau:
Một: Có 11 hành tinh, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc, gọi là “Cõi Trời Vô Sắc”.
Hai/A: Có 11 hành tinh, cấu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của điện từ Âm Dương, gọi là “Cõi Trời Hữu Sắc”.
Hai/B: Trong cõi trời Hữu Sắc rực rỡ này, có 6 hành tinh rất thanh tịnh, gọi là “Lục Quốc Tịnh Độ”.
Ba: Có 11 hành tinh, cấu tạo bằng 5 màu sắc điện từ Âm Dương thật đậm, cường lực rất mạnh, nên gọi là “Cõi Trời Dục Giới”.
Bốn: Có 6 hành tinh, cấu tạo bằng “Tứ đại”: Đất – Nước – Gió – Lửa. Nơi 5 loài sống chung, tức “Ngũ thú tạp cư”, gọi là Địa cầu.
Một Tam giới mà đã có nhiều hành tinh như vậy. Ai đó bảo: Càn khôn Vũ trụ này là do họ làm ra, là không đúng sự thật.

PHẦN BA: Giải thích cõi trời Vô Sắc:
Vì sao gọi là cõi trời Vô Sắc?
– Vì cõi trời này cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc, rất thanh tịnh. Do đó, sự sống ở cõi trời này rất thanh tịnh.
Gồm có 11 hành tinh:
1- Trời Vô Lượng Nghiêm Sức.
2- Trời Nghiêm Sức Quả Thiệt.
3- Trời Vô Tưởng.
4-Trời Vô Phiền.
5- Trời Vô Nhiệt.
6- Trời Thiện Kiến.
7- Trời Thiện Hiện.
8- Trời Sắc Cứu Cánh.
9- Trời Ma Hê Thủ La.
10- Trời Phi Phi Tưởng.
11- Trời Phi Phi Tưởng Xứ.
– Vị cai quản cõi Trời này gọi là “Chúa Trời Vô Sắc”.
– Người sống ở cõi trời này gọi là Trời nam hay Trời nữ. Trời nam hay Trời nữ này, vị nào cũng mang tánh Trời cả. Tánh Trời của họ cũng tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc.
– Việc làm ở cõi Trời này có việc như sau:
Trời nam và Trời nữ có bổn phận giao hợp với nhau sanh ra Trời con, để tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến. Chứa trong Trung Ấm Thân này, là cái vỏ bọc tánh Phật.
Trung Ấm Thân của con người làm gì mà được vãng sanh đến cõi Trời Vô Sắc này?
– Vì Trung Ấm Thân khi còn sống ở thế giới loài Người thích làm 3 việc như sau:
1- Thích làm phước thiện thật nhiều.
2- Mơ tưởng thích sống nơi thanh tịnh.
3- Ngồi thiền ép cho tâm Vật lý được thanh tịnh.
Ở thế giới loài Người, ai muốn sống nơi thanh thịnh thì thực hành ba phần nói trên. Tức tự tạo ra làn sóng nghiệp thanh tịnh. Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, thì được làn sóng nghiệp do mình tự tạo ra đó, nó tự động hút đưa mình đến cõi Trời Vô Sắc này.
Một vị Trời ở cõi Trời Vô Sắc này được sanh ra như sau:
Trung Ấm Thân mang vỏ bọc tánh Phật, khối nghiệp thiện, khối nghiệp thích thanh tịnh, đến với cõi Trời Vô Sắc này. Đầu tiên, phải tìm đến đôi Trời nam và nữ đang giao hợp, chui vào “Lỗ đen” của Trời nữ, để không còn Thấy, Nghe, Nói và Biết nữa. Sau đó, Trung Ấm Thân được đưa vào “Tử cung” của Trời nữ ngủ suốt 900 năm, 10 ngàn ngày. Sau đó, được sanh ra làm 1 vị Trời con và dần dần lớn lên cũng theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt của nhân quả và luân hồi.
Vị Trời con sống nơi cõi Trời Vô Sắc này có 4 việc làm như sau:
1- Tự do ngao du bất cứ đâu trong hành tinh này.
2- Dụng công tọa thiền để thụ hưởng cái an vui kỳ diệu do mình dụng công tọa thiền mà có.
3- Ăn uống, là trái cây, hoa, lá và nước có sẵn đầy trong hành tinh Vô Sắc này, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc.
4- Trời nam và Trời nữ giao hợp với nhau sanh ra Trời con để nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến.
– Tuổi thọ của loài Trời Vô Sắc này là 100 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, phải trở lại sống với thế giới loài Người để luân chuyển đi nơi khác.
– Ở thế giới loài Người, ai muốn vãng sanh đến cõi Trời Vô Sắc này sinh sống, thì ở thế giới loài Người phải làm 4 việc như sau:
A- Làm phước thật nhiều để tạo “Nghiệp thiện”.
B-Cầu mong được sống nơi thanh tịnh.
C_Tọa thiền, dụng công ép cho thân mình khô kiệt.
D- Ép cho tâm Vật lý không còn suy nghĩ.

Ai thực hiện đúng 4 phần nói trên, khi hết tuổi thọ sẽ được vãng sanh đến sống 1 trong 11 hành tinh Vô Sắc này.
PHẦN BỐN: Giải thích cõi Trời Hữu Sắc và Tịnh Độ:
Cõi Trời Hữu Sắc có 11 hành tinh:

1-Trời Đại Phạm.
2-Trời Thiểu Quang.
3- Trời Vô Lượng Quang.
4- Trời Quang Âm.
5- Trời Thiểu Tịnh.
6-Trời Vô Lượng Tịnh.
7-Trời Biến Tịnh.
8-Trời Phước Sanh.
9-Trời Phước Ái.
10- Trời Quãng Quả.
11-.Trời Nghiêm Sức.
Vị cai quản cõi Trời này gọi là “Chúa Trời Hữu Sắc”.
Người sống ở cõi Trời này gọi là Trời nam hay Trời nữ. Trời nam hay Trời nữ này vị nào cũng mang tánh Trời cả. Tánh Trời của họ là do cấu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của điện từ Âm Dương nên lúc nào họ cũng thích cảnh có màu sắc đẹp.
– Việc làm ở cõi Trời này có 3 việc như sau:
1- Tự do ngao du bất cứ đâu trong hành tinh này.
2- Ăn uống, là trái cây, hoa, lá và nước có sẵn đầy trong hành tinh Hữu Sắc này, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 màu sắc rực rỡ.
3- Trời nam và Trời nữ giao hợp với nhau sanh ra Trời con để nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến.
Tuổi thọ của loài Trời Hữu Sắc này là 10 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, phải trở lại sống với thế giới loài Người để luân chuyển đi nơi khác.
Loài Người ai muốn vãng sanh đến cõi Trời Hữu Sắc này sinh sống thì ở thế giới loài Người phải là 2 việc như sau:
1- Thích làm phước thiện thật nhiều.
2- Mơ tưởng thích sống nơi cảnh đẹp.
Vì làm được 2 phần nói trên, nên khi còn ở nơi thế giới loài Người, họ tự tạo ra làn sóng nghiệp vui tươi. Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, tánh Người được biến thành là Trung Thân, nên được làn sóng nghiệp bằng điện từ Âm Dương do mình tự tạo ra đó,  tự động hút đưa Trung Ấm Thân mình đến cõi trời Hữu Sắc này.
Một vị Trời ở cõi trời Hữu Sắc này được sanh ra như sau:
Tung Ấm Thân mang vỏ bọc tánh Phật, khối nghiệp thiện, khối nghiệp thích vui tươi, đến với cõi Trời Hữu Sắc này. Đầu tiên là phải tìm đến đôi Trời nam và Trời nữ đang giao hợp, chui vào “Lỗ đen” của Trời nữ, để không còn Thấy, Nghe, Nói và Biết nữa. Sau đó, Trung Ấm Thân được đưa vào “Tử cung” của Trời nữ ngủ suốt 90 năm, 1 ngàn  ngày. Sau đó được sanh ra làm 1 vị Trời con và dần dần lớn lên cũng theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt của nhân quả và luân hồi.
– Tuổi thọ của loài Trời Hữu Sắc này là 10 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, phải trở lại sống với thế giới loài Người để luân chuyển đi nơi khác.
Nước Tịnh Độ:
– Có 6 hành tinh cấu tạo bằng 12 màu sắc của điện từ Âm Dương cũng rất rực rỡ và thanh tịnh.
Vì sao gọi là nước Tịnh Độ?
– Vì nó cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 màu sắc rực rỡ và thanh tịnh, là nơi dạy pháp môn Thanh tịnh thiền để giúp người tu vượt ra ngoài sự cuốn hút của thế giới Vật lý Âm Dương.
Nước Tịnh Độ này có 6 hành tinh, gồm: 
1- Nước Tịnh Độ của Đức A Sơ Bệ Phật ở hướng Đông mặt trời.

2-Nước Tịnh Độ của Đức A Di Đà Phật ở hướng Tây mặt trời.

3- Nước Tịnh Độ của Đức Nguyệt Đăng Phật ở hướng Nam mặt trời.
4- Nước Tịnh Độ của Đức Diệm Kiên Phật ở hướng Bắc mặt trời.
5- Nước Tịnh Độ của Đức Phạm Âm Phật ở hướng Trên mặt trời.
6- Nước Tịnh Độ của Đức Sư Tử Phật ở hướng Dưới mặt trời.
– Vị cai quản nước Tịnh Độ này gọi là Đức Phật.
– Người sống ở các nước này gọi là Tiên nam hay Tiên nữ.
– Việc làm ở cõi Trời này có 4 việc như sau:
1- Tiên nam và Tiên nữ có bổn phận giao hợp với nhau sanh ra Tiên con, để tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến. Khi Tiên nữ thụ thai, liền đến ao hay hồ hoặc biển đẻ vào hoa sen đó 1 noãn Tiên. Thời gian sanh ra vị Tiên này là tùy theo sự làm phước và mong cầu của người này khi còn là 1 con người sống nơi thế giới loài Người, mà trong Cửu Phẩm Liên Hoa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có nói rất rõ.
2- Được đi lại tự do bất cứ đâu trong nước Tịnh Độ này.
3- Ngày nào cũng đi cúng các nơi thờ những Đức Phật quá khứ.
4- Ăn uống, là trái cây, hoa, lá và nước có sẵn đầy trong hành tinh Tịnh Độ này, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 màu sắc rất rực rỡ.
– Tuổi thọ Tiên sống ở cõi Tịnh Độ này là 1 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, trước khi trở lại sống nơi thế giới loài Người thì phải qua Đức Phật A Di Đà dẫn ra ao hay hồ hoặc biển kiểm thiền, coi vị Tiên này có được giải thoát hay còn bị đi trong Lục đạo luân hồi nữa.
Bằng cách, Đức Phật A Di Đà bẻ 1 cành hoa sen đưa cho vị Tiên ấy xem, nếu vị Tiên ấy nhìn thấy cành hoa sen mà thấy được bằng tánh thanh tịnh Phật tánh của chính mình, thì vị vị Tiên ấy sẽ được Đức Phật A Di Đà xác nhận bằng câu:
     – Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”.
Rồi Đức Phật A Di Đà dạy vị Tiên này 8 phần tuyệt mật trong một Tam giới như:
1- Phật giới.
2- Số lượng hành tinh trong Tam giới.
3- Tại sao bị luân hồi.
4- Làm sao được ra ngoài vòng luân hồi.
5- Tạo ra phước đức để làm gì.
6- Tạo ra công đức để làm chi.
7- Một vị Phật được hình thành như thế nào.
8- Nhiệm vụ của một vị Phật.
Tám phần dạy nói trên, vị Tiên ấy khi đã học xong, Đức Phật A Di Đà mới đưa vị Tiên ấy trở lại thế giới loài Người, đến gần chỗ “Mạch nguồn thiền Thanh tịnh” đang phổ biến.  Nhờ vậy, khi vị này vừa nghe đến 2 tiếng “Thiền tông”, tự nhiên nhớ lại tất cả những gì mà Đức Phật A Di Đà đã dạy họ.
– Còn ở thế giới loài Người, ai muốn vãng sanh đến nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống, thì ở thế giới loài Người phải làm 2 việc như sau:
A- Làm phước thật nhiều.
B- Ngày nào cũng mong muốn vãng sanh đến nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống. Khi hết tuổi thọ sẽ được vãng sanh đến nước của Ngài.

Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo kiêm soạn giả Nguyễn Nhân, tức Nguyễn Công Nhân