Trong 49 năm dạy Đạo của Đức Phật, Ngài dạy tổng cộng 6 pháp môn tu gồm:
Pháp thứ nhất: Đức Phật dạy: sử dụng thân và tâm vật lý ngồi tu thiền trong phòng nhỏ hẹp, để Quán, Tưởng, vật nhỏ ra lớn.
Mục đích của pháp môn này là, cho vật chất biến chuyển theo ảo giác của Tánh người.
Công dụng của pháp môn này là để:
– Cho những người xung quanh kính nể, trầm trồ khen ngợi.
Đức Phật giải thích pháp môn tu này như sau:
– Pháp môn này Như Lai dạy ban đầu nên gọi là “Nguyên thủy”.
– Pháp môn này ngồi sử dụng thân tâm vật lý tu trong phòng nhỏ hẹp nên gọi là “Tiểu thừa”.
– Pháp môn này các thầy đem về phương Nam của nước Ấn truyền bá nên gọi là “Nam truyền”.
Pháp thứ hai: Đức Phật dạy: Ngài sử dụng cái “Tưởng” của Tánh người để lý luận thông suốt về nhân sinh và vũ trụ, nên gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”.
– Pháp môn này dạy sau pháp môn Tiểu thừa, nên gọi là pháp môn “Trung thừa”.
Pháp thứ ba: Đức Phật dạy: Ngài sử dụng tâm vật lý để Nghi, Tìm trong vật chất, xem hữu dụng như thế nào cho loài người, hoặc làm hại loài người ra sao.
– Vì pháp môn này quá lớn lao, nên gọi là “Đại thừa”.
Pháp thứ tư: Đức Phật dạy: niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, để mong thấy hình bóng ảo của Ngài, và muốn về nước Ngài ở. Nước Ngài có nhiểu màu sắc tuyệt đẹp, nhưng rất thanh tịnh, nên gọi là “Tịnh Độ”.
Ý nghĩa Tịnh Độ như sau:
– Tịnh là thanh tịnh.
– Độ là đưa qua.
Đưa qua đâu?
– Đưa từ thế giới ồn ào của vật chất sang thế giới thanh tịnh xinh đẹp và rất vui.
Pháp thứ năm: Đức Phật dạy: niệm câu Thần chú để tạo ra ảo giác, của điện từ Âm Dương, nên gọi là pháp môn “Mật chú”.
Pháp thứ sáu: Còn 4 năm sau cùng cuộc đời của Đức Phật, Ngài dạy công thức giải thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất nơi thế giới này. Đức Phật gọi là pháp môn “Thanh Tịnh thiền”.
Sao gọi như vậy?
– Vì pháp môn này không sử dụng thân và tâm vật lý để dụng công tu; mà Đức Phật dạy “công thức trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, tức là nơi Mười phương chư Phật sống. Ngài gọi là “Phật giới”, tức thế giới của chư Phật sống.
Trên đây là 6 căn bản mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy suốt cuộc đời của Ngài:
* Người nào muốn đi trong luân hồi để hưởng phước thì tu 5 pháp môn có dụng công.
* Còn vị nào muốn vượt ra ngoài luân hồi, tức giải thoát, thì áp dụng “Công thức Thanh Tịnh thiền” của Ngài dạy.
Đức Phật dạy: Công thức giải thoát này cực kỳ khó!
– Một ngàn người tu, chưa chắc có được 1 người thực hành được.
Vì sao vậy?
– Vì ai cũng sống bằng vật chất, mà bảo họ phải từ bỏ vật chất thì có ai chịu. Vì vậy, khi Đức Phật tuyên dạy công thức này, tại hội của Ngài có trên 7 ngàn ngưởi, bỏ đi trên 5 ngàn người, chỉ còn lại có 1.250 vị; thế mà chỉ có 3 vị nhận được mà thôi. Còn trong chúng ta hiện nay có ai dám thực hành công thức này không. Nếu vị nào dám, thì có 3 kết quả như sau:
1- Hiểu căn bản pháp môn thứ 6 này, gọi là giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
2- Cảm nhận được 1 trong các căn thanh tịnh của chính mình, từ trong căn thanh tịnh đó lưu xuất ra kệ, nói lên được chỗ ý sâu mầu này gọi là đạt được “Bí mật Thiền tông”.
3- Nhìn thấy được màn trong suốt của “Hải Triều Âm”, thấy bên trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, gọi là đã thấy được Quê hương chân thật của mình.
Công thức Giải thoát này, được xếp vào hàng tuyệt mật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy. Nên Đức Phật có dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa như sau:
– Người chửi Như Lai, tội không nặng bằng khinh chê hay phá pháp môn “Thanh Tịnh thiền” này.
Đức Phật giải thích như sau:
– Đức Phật lúc nào cũng sống với Tánh Phật của chính Ngài, nên lời người chửi không đến với tánh Phật của Ngài được. Còn vị nào khinh chê hay pháp pháp môn này, tức tự mình muốn phá lời dạy chân thận của Ngài. Tất cả những vị Phật nào cũng vậy. Khi 1 vị Phật trụ nơi đâu, hay nơi nào tổ chức dạy lời của Ngài, điều được vị Thần Kim Cang gìn giữ nơi đó. Do đó, người nào chửi hay khinh chê lời của Ngài dạy, thì bị vị Thần Kim Cang tự nhiên phải đánh trả lời khinh chê hay hành động phá đó. Cho nên, hậu quả xấu sẽ đến với người đó. Người nào bị vị Thần Kim Cang đánh trả lại như vậy sẽ có hiện tượng như sau:
– Nghe bị rợn người, tiếp theo nghe nhiều điều kỳ lạ đến với người đó.
Khinh chê hay phá này có 2 trường hợp:
Một: Khinh chê hay phá trực tiếp nơi xuất phát pháp môn Thanh Tịnh thiền này, thì bị rất nặng!
Hai: Khinh chê hay phá người đang tu tập pháp môn Thanh Tịnh thiền này, thì bị nhẹ hơn.
Đức Phật dạy đổi danh pháp môn Thanh Tịnh thiền này như sau:
– Pháp môn Thanh Tịnh thiền này, Như Lai dạy và truyền riêng cho các vị Tổ sư Thiền Thanh tịnh, để các vị này truyền riêng theo dòng Thiền Thanh tịnh thôi. Nói rõ hơn: pháp môn này, phải truyền ngoài kinh điển thông thường, để giúp cho bất cứ ai muốn giải thoát, dù là người xuất gia hay tại gia.
Đức Phật dạy: Đến đời Tổ thứ 2 phải đổi danh là “Thiền tông”, tức pháp Thiền này có tông và dòng riêng của nó .
Vì sao Như Lai phải dạy riêng pháp môn này?
– Vì đại đa số không ai chấp nhận pháp môn này cả.
Vì sao vậy?
– Vì loài người ai cũng sống trong sức hút của vật lý Âm Dương. Do đó, Như Lai phải dạy riêng cho những vị Tổ sư Thiền , nếu vị Tổ nào đem ra dạy nơi đông người thì thân mạng sẽ bị hại ngay!
Đức Phật dạy rất rõ pháp môn Thiền tông này:
– Xuyên suốt các đời Tổ sư từ Thượng, Trung pháp, không ai chấp nhận pháp môn này; mà phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp, loài người đã văn minh lên cao, tức có kiến thức hơn người, thì mới có nhiều người chấp nhận. Nhờ vậy, đến đời này có rất nhiều đạt được “Bí mật Thiền tông”, còn giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” thì vô số.
Tuy đã có nhiều người đạt được như vậy rồi, nhưng cũng phải hiểu phải hiểu thật rõ 6 điều như dưới đây:
Thứ nhất: Người nào chịu trách nhiệm phổ biến pháp môn Thiền tông này, người đó phải nắm được “Sách Trắng Thiền Tông” và phải hiểu thật rõ lời dạy của Như Lai trong quyển Sách trắng này.
Thứ hai: Phải nắm được “Mạch Nguồn Thiền Tông”.
Thứ ba: Phải cảm nhận và sống với Tánh Thanh tịnh của mình.
Thứ tư: Chỉ phổ biến pháp môn Thiền tông này, nơi chùa Thiền tông.
Thứ năm: Thiền viện, tu viện hay chùa tu theo vật lý không được phổ biến pháp môn Thiền tông này.
Thứ sáu: Người phổ biến pháp môn Thiền tông phải tuân thủ nghiêm ngặt 2 phần:
Phần 1: Tiền lời phổ biến sách phải đưa vào chùa Thiền tông hoặc các phông của Tổ sư Thiền tông.
Phần 2: Chùa không phải Thiền tông, không được phép nhận số tiền này.
Đối với độc giả phải biết 6 điều cấm kỵ:
Một: Muốn giác ngộ giải thoát mới xem.
Hai: Khi đọc sách, không chịu nổi lực Dương của sách đẩy ra, nên đem tặng lại cho người nào muốn giải thoát.
Ba: Không được phép bán lấy lời để mình nuôi thân.
Bồn: Bất cứ ai sử dụng tiền lời này, tức tự mình chuốc lấy tai họa vào thân!
Điều 5: Không khinh chê hay phá pháp môn Thiền tông này.
Điều 6: Độc giả nào vi phạm, tự nhiên nghe người mình rợn lên, tức bị nhiễm bệnh do vị Thần Kim Cang đánh trả đó. Nếu lỡ khinh chê hay phá, phải sám hối ngay. Sám hối trong 3 ngày mà không hết bệnh. Phải tìm cho được kinh sám hối của pháp môn Thiền tông, sám hối trong 30 ngày. Nếu để quá 30 ngày thì không được!
Đức Phật khẳng định:
Theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Chỉ có pháp môn Thanh Tịnh thiền này mới giúp con người giải thoát được, chứ nơi thế giới này không pháp môn nào có chức năng này.
Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu.