Tin nổi bật

Video Diễn Đàn Đạo Phật Thiền tông lần 9

Thưa quý độc giả,

Ngày 30-12-2018 vừa qua, tại Tổ Đình chùa Thiền tông Tân Diệu, 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, đã tổ chức Diễn Đàn Đạo Phật thiền tông lần 9 – chia sẻ Văn Thơ Kệ xuất phát từ tánh Phật thanh tịnh của chính người trình bày.

Người trình bày lần này là Thiền gia Nguyễn Thị Bích Phượng, sinh năm 1969. Cư ngụ tại thành phố Cà Mau.

Trong Diễn Đàn, Thiền gia Bích Phượng đã trình bày bài văn và thơ nói lên quá trình tầm đạo rất vất vả và gian nan của mình. Suốt hơn 6 năm rưỡi, trải qua nhiều pháp môn và cách tu khác nhau, thế nhưng thiền gia đã không tìm được phương pháp tu đúng theo sở nguyện của mình: “Giác ngộ & Giải thoát”.

Nhờ duyên may gặp được bạn đạo chia sẻ bộ sách viết về Thiền tông học của soạn giả Nguyễn Nhân, cuối cùng thiền gia Bích Phượng cũng đã tìm được pháp môn mà bấy lâu nay mình hằng tìm kiếm – Pháp môn Thiền tông học.

Thiền gia đã chia sẻ trong diễn đàn như sau:

” … 

Sau một thời gian ngắn, tôi đọc hết 10 quyển sách Thiền tông của soạn giả Nguyễn Nhân. Cái thấy, cái biết của tôi thay đổi là do tôi nhận ra bản chất chân thật của mình. Tôi rất vui tới 5 ngày liền. Giờ đây, như được sống trở lại. Suốt 47 năm qua, tôi như có xác mà không hồn, không còn lo âu nhiều, buồn khổ như xưa nữa.

  1. Cái biết thứ nhất: Từ đó trở đi, tôi không dụng công và tìm kiếm ở đây nữa, quay lại chính mình. Không mệt mỏi như xưa nữa.
  2. Cái biết thứ hai: Hồi xưa tôi đọc kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Bảo Đàn, kinh Bát Nhã đều không hiểu, thì nay tôi đọc và hiểu rất rõ.
  3. Cái biết thứ ba: Lúc trước tôi đi vô chùa, thầy và cô giảng đừng tham, đừng sân, đừng si, v.v… Tôi nghe thì làm theo, chỉ nén lòng làm theo, chứ không hiểu gì hết. Vì không hiểu thấu đáo nên không thể thực hành được lâu dài.

Sau khi qua Thiền tông, cái thấy, cái biết của tôi thấu đáo và triệt để thì mình mới thực hiện được.

Ví dụ như: 16 thứ tánh người vẫn còn nguyên.

Ví dụ 1: Tôi vẫn còn tham, nhưng cái tham lại khác ngày xưa, cái tham chuyển qua cái tham vĩnh cửu. Đó là cái tham về Phật giới, chứ không tham danh lợi, vật chất nữa. Vì tôi biết cái tham đó không được tồn tại lâu dài.

Ví dụ 2: Tôi vẫn còn sân. Nhưng khi tôi sân, tôi lại dừng lại. Tôi biết nếu sân làm chuyện không đúng thì mình phải trả quả. Trả quả thì bị luân hồi thì tôi không dám nữa. Nói tóm tắt, mình làm cái gì đúng, sai đều biết hết, thì mình dừng lại.

  1. Cái biết thứ tư: Thầy, cô hay bất cứ người nào giảng tới đâu là mình biết họ nói đúng hay sai. Trình độ họ tới đâu mình biết. Vì lẽ đó mà mình đi tới đâu, không ai gạt mình được.
  2. Cái biết thứ năm: Lúc trước, tôi thấy bà con hoặc người trong xóm chết thì tôi rất buồn và lo. Vì tôi tự hỏi, họ chết rồi họ đi về đâu? Rồi đến lượt mình thì sao đây?

Nhưng bây giờ, cái thấy biết của tôi chuyển đổi là tôi hiểu vốn dĩ thế gian này nó thành trụ hoại diệt như thế nào và luật nhân quả như thế nào.

Nói không đau buồn, không lo là không đúng. Nhưng người biết tu Thiền tông lại khác, cái đau của ngày trước thì 10, nhưng biết tu bây giờ đau khổ một hoặc chỉ thoáng qua, biết mọi việc rồi sẽ qua.

Trong sách soạn giả Nguyễn Nhân có chỉ rõ 7 nẻo luân hồi và công thức để trở về Phật giới là rất tỉ mỉ và tường tận.

Tôi biết con người là một trung tâm chong chóng quay. Ý mình muốn quay về cõi trời thì theo công thức về trời, mình muốn quay về cõi Thần thì theo công thức về cõi Thần.

Nói tóm lại, ý mình muốn quay đi đâu thì có công thức hết. Đó là do mình chọn và hành theo.

  1. Cái biết thứ sáu: Lúc chưa học Thiền tông, tôi thấy người nào không đúng, tôi hay chê, người nào đúng thì tôi khen. Nhân quả của người ta tôi hay xen vào.

Bây giờ, tôi hiểu rõ qui luật nhân quả như thế nào, tôi không xen vô mà cũng không bận tâm, không phân biệt đúng hay sai nữa vì vốn dĩ thế gian là như vậy.

  1. Cái biết thứ bảy: Khi tôi nhận ra Phật tánh, cái tâm tôi nó vững vàng hơn. Dù cho việc gì động trời xảy ra với tôi, tôi vẫn kiên cường mà sống và đi tiếp.

Nói tóm lại, hoàn cảnh giàu thì hưởng giàu, hoàn cảnh nghèo thì sống theo nghèo. Thậm chí, con chó thì sống chó. Sống vươn lên tốt cho bản thân, sống tốt cho gia đình và xã hội. Chấp nhận sống theo nhân quả, sống theo qui luật tự nhiên. Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên.

  1. Cái biết thứ tám: Cái nhìn của tôi đối với mọi người đều là đồng đẳng vì họ cũng có tánh Phật giống như mình. Một ngày nào đó, họ cũng chợt nhận ra mà thôi. Nhờ như vậy, mà cái ta của tôi không còn. Sống không có cái ta sống thấy lạc quan, sống có ý nghĩa hơn. Xấu cũng cảm ơn. Tốt cũng cảm ơn. Cảm ơn tất cả.
  2. Cái biết thứ chín: Tôi rất may mắn khi biết được Thiền tông Tân Diệu. Và tôi ngộ ra là làm một kiếp con người mà không nhận ra tánh người, biết được tánh Phật, không biết công thức trở về Phật giới thì rất uổng cho một kiếp con người. Tôi thấy đó là việc chánh. Sau khi mình biết rồi thì tự mình phải biết sống như thế nào.
  3. Cái biết thứ mười: Sau khi đúc kết tu tập, tất cả các pháp từ tiểu thừa, cho đến đại thừa, niệm Phật, niệm chú, v.v… đều có chứng đắc hết.

– Tiểu thừa thì chứng đắc theo tiểu thừa.

– Đại thừa thì chứng đắc theo đại thừa.

Tóm tắt lại, tu cái gì thì chứng đắc cái nấy, có công thức rõ ràng là do tự mình chọn mà tu tập. Trong sách soạn giả Nguyễn Nhân có nói: “Không có đạo nào cao hơn đạo nào, mình thích đi đâu thì hành đó, tùy duyên mà học”.

Cuối cùng, niềm hạnh phúc lớn trong đời tôi là được học pháp thứ 6 của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại, do soạn giả Nguyễn Nhân sưu tầm và biên chép lại. Tôi cũng mong tất cả mọi người được học và hiểu như tôi. Nhờ bộ sách Thiền tông học này, giúp cho tôi hết đau khổ, lo lắng. Tôi rất quý trọng pháp môn này.

… “

Sau phần trình bày của thiền gia Bích Phượng, những vị Chủ tọa đoàn của chùa Thiền tông Tân Diệu cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến những quý vị Phật tử – những người thực sự tìm cầu đạo Giác ngộ & Giải thoát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại. Cụ thể như:

  • Nếu ai có được quyển “Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông” thì biết được 60% lời dạy chân thật của Đức Phật. Nếu ai có quyển Giáo lý đạo Phật thiền tông thì biết được hơn 90%. Đồng thời, vị đồng chủ tọa cũng gửi lời khuyên cho các Phật tử muốn tu Giác ngộ & Giải thoát, rằng 7 nơi sau không nên đến:
  1. Nghe các vị không biết Giác ngộ & Giải thoát giảng.
  2. Nghe các vị chuyên đi nói chuyện trong sinh tử luân hồi.
  3. Nghe các vị chuyện dạy dụng công tu hành.
  4. Nghe các vị chuyên nói xấu người khác.
  5. Nghe các vị chuyên nói về cõi Âm.
  6. Các nơi không cho hỏi tự do.
  7. Các nơi chuyên cúng, tụng, lạy và cầu xin mà không hiểu gì về lời dạy của Đức Phật.
  • Trong suốt 49 năm dạy đạo của mình, Đức Phật dạy tổng cộng chỉ có 6 pháp môn chính. Mỗi pháp môn đều có cách thức tu tập hay tu tập và thành quả hoàn toàn khác nhau. Đức Phật không phải dạy 84.000 pháp môn như nhiều Phật tử đang hiểu.
  • Người tu theo đạo Phật mà không có Giáo lý thì không biết phương hướng để tu nên tánh người dễ bộc lộ ra kiến chấp. Khi kiến chấp phát ra rồi, ai động tới mình thì mình liền chửi người đó. Vì vậy, hiện có nhiều vị Thầy có học vấn rất cao, chửi người nói ra sự thật là vậy. Người tu theo đạo Phật, muốn Giác ngộ và Giải thoát nên tìm cho được quyển Giáo lý, học cho thông lời Đức Phật dạy, nhất là biết công thức để tu.
  • Pháp môn Thiền tông là pháp môn thứ 6 mà Đức Phật dạy. Pháp môn này dựa vào quyển Giáo lý đạo Phật thiền tông mà Đức Phật cho truyền theo dòng thiền tông nên có công thức tu rõ ràng. Nếu không có quyển Giáo lý đạo Phật thiền tông này thì đa phần sẽ tu theo cái Tưởng của tánh người nên không hiểu biết hết được sự thật nơi thế giới này.

Trước đó, Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu cũng phần lưu ý đến những người trình bày Văn – Thơ – Kệ trong các Diễn Đàn tổ chức tại chùa Thiền tông Tân Diệu, đó là:

– Người trình bày Văn – Thơ – Kệ phải tuân thủ theo luật Tự do Tôn Giáo – Tự do Tín Ngưỡng của nước CHXHCN Việt Nam.

– Không chê các pháp môn khác, không xen vào Tín ngưỡng của người khác, ai tin gì là quyền tự do của mỗi người, v.v…

–  Trích đọc những điều qui định trong Bộ Luật Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhằm nhắc nhở cũng như răn đe cho những ai trong và ngoài Diễn Đàn vô tình hay cố ý vi phạm đến quyền Tự Do Tôn Giáo – Tự Do Tín Ngưỡng của người khác, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin mời quý vị bấm vào đường dẫn ở dưới để xem: