Lời dạy sau cùng của Đức Phật
Khi chuẩn bị nhập Niết bàn, Đức Phật gọi Ngài A Nan và các đệ tử lớn của Ngài đến căn dặn rằng:
– Này ông A Nan Đà và các đệ tử, còn thời gian ngắn nữa Như Lai sẽ diệt độ, các ông giăng võng cho Như Lai nằm nghĩ, các ông muốn hỏi những gì cứ hỏi, để sau này các ông thắc mắc không ai chỉ dạy.
Ông A Nan Đà và các đệ tử của Như Lai, liền giăng võng tre giữa 2 cây đại thụ trong rừng Sa La. Những vị chứng được tứ quả Thinh văn trở lên, thân tâm bình thường; còn những vị chưa nhận được yếu lý sâu mầu lời Đức Phật dạy, ai ai cũng rơi lệ, còn: cây, cỏ, hoa, lá cả khu rừng Sa La u buồn, muôn chim như ngừng hót!
Đức Phật biết tâm của những vị này nên dạy:
– Như Lai sắp diệt độ, lìa bỏ Dục giới này, để trở về nguồn cội của chính Như Lai, đáng lẽ các ông nên vui mừng mới phải, vì Như Lai đã làm tròn lời nguyện, là đến cõi này để hướng dẫn mọi người ở đây biết được đường về nguồn cội của mọi người.
Như Lai nhắc lại cho các ông rõ:
Khi thành đạo dưới cội bồ đề, Ma Vương đến khuấy phá Như Lai, nhưng không được, nên bọn Ma Vương có lời nguyền thật nặng nề rằng:
– Này ông Cồ Đàm, khi ông không còn ở thế giới này, các người là đệ tử của ông, tuy tu theo đạo của ông, nhưng những việc làm của họ là làm theo ý muốn của ta cả, thời gian càng cách ông bao nhiêu, đệ tử ông cũng làm theo sự sai khiến của ta càng nhiều, ông đừng mong dạy cho họ biết đường giác ngộ và giải thoát!
Nghe Đức Phật lập lại lời dạy mà trước đây Như Lai đđã từng nói đi nói lại nhiều lần, mọi người không còn buồn khóc nữa, ngồi yên, lắng nghe những đệ tử ưu tú của Đức Phật hỏi.
Bất ngờ, từ bên ngoài có cụ già 80 tuổi, đến cầu xin Đức Phật dạy đạo, các vị Tỳ kheo hầu Phật không cho vào, vì bên trong gần Đức Phật hiện đã quá đông.
Đức Phật liền bảo ông A Nan Đà:
– Này A Nan Đà, ông cho gọi cụ già ấy vào đây.
Khi cụ già được ông A Nan Đà mời vào, Đức Phật hỏi:
– Cụ xin gặp Như Lai có chuyện gì?
Cụ già trình thưa:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, con tên là Thường Pháp Tín, 80 tuổi, là đệ tử của thầy A Nan Đà.
Đức Phật hỏi:
– Hôm nay cụ đến gặp Như Lai cầu việc gì?
Cụ Thường Pháp Tín bạch:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, ba đêm nay con nằm mộng, thấy có người mách bảo, con hãy đến rừng Sa La này, xin Đức Thế Tôn dạy con pháp môn tu Thanh tịnh thiền, mà Như Lai dạy sau cùng nơi mặt bằng rộng lớn trên đỉnh núi Linh Sơn.
Đức Phật hỏi cụ Thường Pháp Tín:
– Cụ hiện đđang tu pháp môn gì và được bao lâu rồi?
Cụ Thường Pháp Tín trình thưa:
– Con hiện tu pháp môn thiền Quán, Tưởng, con tu theo pháp môn này đđược 12 năm rồi. Hiện, con thấy và biết, vạn vật là vô thường, còn tâm của con là hằng thường, con tu chứng như vậy ở trạng thái được rất lâu, nhưng không biết phải tu làm sao để vào được Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh của chính con?
Đức Phật dạy cụ Thường Pháp Tín:
– Pháp môn tu thiền Quán, Tưởng là pháp môn tu đầu tiên, Như Lai dạy ở cõi Nam Diêm Phù Đề này, dành riêng cho những người tu mà còn ham muốn được chứng cái này, chứng được cái kia, chứ không phải là pháp môn tu mà Như Lai muốn chỉ sau cùng nơi cõi này.
Đức Phật dạy thêm:
– Nếu hôm nay Như Lai dạy ông, vạn vật là thường, còn tâm ông là vô thường thì ông nghĩ sao?
Cụ Thường Pháp Tín thưa:
– Bạch Đức Thế Tôn, như vậy lời dạy của Đức Thế Tôn và lời dạy của thầy con có khác.
Cụ Thường Pháp Tín thưa tiếp:
– Vì ba đêm liền, con nằm mộng, có người mách bảo,
mau mau đến rừng Sa La này gặp Đức Thế Tôn, để kính nhờ Đức Thế Tôn dạy pháp môn tu giải thoát mới vào được Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh được, nên con vội vã đến đây ra mắt Đức Thế Tôn, kính xin Đức Thế Tôn dạy con. Cụ nói mà muốn khóc.
Đức Phật dạy cụ Thường Pháp Tín:
– Này cụ Thường Pháp Tín, Như Lai hỏi như vậy, chứ Như Lai chờ đđợi cụ nên chưa nhập Niết Bàn và còn phải dạy các đệ tử của Như Lai những lời thắc mắc sau cùng. Như Lai cho cụ biết, vì đời trước cụ và Như Lai cùng tu chung với nhau. Như Lai tên là Thường Bất Khinh còn cụ là Thường Pháp Tín. Thuở đấy, Như Lai tu hạnh Bồ tát, còn cụ tu hạnh Thinh văn. Khi gặp mọi người Như Lai đều nói: “Tôi không dám khinh các Ngài, các Ngài rồi đây sẽ đđược thành Phật”! Lời nói chân thật của Như Lai bị mọi người chê cười, có người chửi và đánh, còn riêng cụ, bảo ta là ông Thầy bị đđiên!
Ông chuyên tu các pháp môn Quán, Tưởng mọi sự, mọi vật, trên thế gian này là vô thường, nên đời này cụ vừa nghe đệ tử của Như Lai nói pháp tu vô thường của vạn vật và chân thường của tâm, cụ liền nghe và thực hành. Vì pháp tu này, cụ đã huân tập vào tâm thức mình từ nhiều đời nhiều kiếp, không thể nào bỏ được. Nên đời này, vừa nghe pháp môn tu ấy, cụ liền nhận tu. Ngày xưa, Như Lai có nguyện, khi nào Như Lai đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sẽ tìm cụ để độ. Hôm nay, ta đã thành tựu và đang an trú trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh chính của Như Lai, nên Như Lai biết cụ đang ở đâu, nên gọi cụ đến. Trước làm tròn lời hứa. Sau, dạy các môn đồ những gì mà họ còn thắc mắc, cụ nên lắng nghe lời dạy của Như Lai.
Vừa nghe Đức Phật nói xong, cụ Thường Pháp Tín bỗng khóc lên, làm những người chung quanh ai chưa nhận ra Phật tánh của mình cũng cảm đđộng và khóc theo.
Đức Phật liền dạy:
– Này cụ Thường Pháp Tín, ta dạy cụ chỗ chân thường của vạn vật, và chỗ vô thường của tâm đđể ông biết, từ chỗ này ông mới vượt ra ngoài sanh tử được:
– Cõi Ta bà này cấu tạo bởi 5 căn bản chánh như sau:
1- Đất. 2- Nước. 3- Gió. 4- Lửa. 5- Thức.
Năm thứ trên không kết hợp với nhau thì không tạo ra vạn vật; còn nếu kết hợp với nhau, sanh ra hình tướng, từ đđó sinh ra thiên hình vạn trạng.
Vì sao bị kết dính với nhau?
Vì trong 5 thứ trên có cái thứ 6 là điện từ Âm Dương bao quanh; điện từ Âm Dương là loại tự nhiên hút vật chất với nhau, gọi là sức hút vật lý tự nhiên nơi thế giới này. Vì vậy, tất cả các loài ở nơi thế giới này đều bị hút với nhau, cho nên thế giới này gọi là thế giới Dục giới. Đã ở trong thế giới Dục giới, tất cả các loài đều phải chịu chung qui luật ấy, loài người cũng chịu chung qui luật này không ai cưởng lại được. Mục đích của vô lượng Chư Phật nói chung, còn Như Lai nói riêng, đến với thế giới này là chỉ cho loài người ai muốn vượt ra ngoài qui luật này, phải nghe lời dạy của Như Lai là “tu Thanh tịnh thiền”, tức không sử dụng bất cứ thứ gì trong vật lý thì mới rời sức hút của vật lý này được.
Như Lai nói rõ phần này cho ông hiểu:
– Ban đầu, đất, nước, gió, lửa, 4 thứ này là tịnh, tức không động, thứ nào ở yên ngôi vị của nó.
– Còn điện từ Âm Dương là điện từ luôn lúc nào cũng luân chuyển để duy trì trong tam giới là nói chung, còn nói riêng là duy trì cõi Nam Diêm Phù Đề này.
– Loài người là loài động vật cao cấp nhất trong cõi này, người có khả năng nhận ra nguyên lý này chỉ có 1 phần triệu người biết và thực hành được mà thôi.
– Ai không biết nguyên lý nói trên mà dụng công tu bất cứ pháp môn nào trong vật lý, đều phải đi theo dòng thành, trụ, hoại, diệt, của vật lý hết, đồng nghĩa không giải thoát được.
– Đất – Nước – Gió – Lửa, là 4 thứ tịnh, tức không động, vì nó được bao bọc bởi điện từ Âm Dương nên nó phải chạy theo cái cuốn hút của điện từ này nên có luân chuyển, vì là luân chuyển nên nó phải theo chu kỳ là thành, trụ, hoại, diệt, tức luân hồi.
– Ban đầu Như Lai có dạy pháp môn vượt ra ngoài sự cuốn hút của vật lý cho 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu của Như Lai. Sau đó, có nhiều người đến nghe, họ cho Như Lai dạy pháp môn tà bay nên họ bỏ đi hết. Vì vậy, Như Lai phải dạy 5 pháp môn tu có dụng công để đáp ứng lòng mong mỏi của họ, mà ông là một trong những người đó.
Đức Phật dạy ông Thường Pháp Tín đến đây, Như Lai có hỏi ông như sau:
– Như Lai phân tích như vậy, ông có biết tu cách nào để vượt ra ngoài sinh tử luân hồi của vật lý không?
Cụ Thường Pháp Tín trình thưa với Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, con nghe Đức Thế Tôn phân tích tỉ mỉ và quá rõ ràng nên con đã biết “tu” như thế nào còn luân hồi, thế nào được “giải thoát”.
Đức Phật liền bảo cụ Thường Pháp Tín: “Đâu cụ trình rõ cho Như Lai nghe coi có đúng như vậy không”?
Cụ Thường Pháp Tín trình thưa với Đức Phật như sau:
– Con nghe Như Lai phân tích rõ nên con biết được các căn bản:
1- Khi Phật tánh vào trong tam giới bị điện từ Âm Dương cuốn hút theo chiều luân chuyển, trong sức cuốn hút của Âm Dương này có 4 thứ nữa là đất, nước, gió, lửa, nên tạo thành sức hút vật lý, vì trong vật lý nên Ý trong tánh Phật của con phải làm theo qui luật vật lý, nên tánh Phật phải biến thành là tánh Người để sinh hoạt theo 16 thứ trong tánh Người. Cũng từ đây danh từ “Tâm” của con người được nói đến để thay thế cho tánh Người.
2- Vì nguyên lý trên, nên Như Lai nói:
A- Tâm con là vô thường, là Như Lai nói cái Tâm do vật lý tạo ra.
B- Vạn vật là thường, là Như Lai nói cái chân thường của tứ đại.
Đức Phật khen cụ Thường Pháp Tín và nói:
– Cụ trình chỗ hiểu biết của mình rất chuẩn xác, vậy cụ có thể tự để tâm vật lý mình tự nhiên thanh tịnh được không?
Cụ Thường Pháp Tín trình thưa cùng Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, trong lúc con nghe Đức Thế Tôn phân tích về nguyên lý bị đi trong lục đạo luân hồi, tâm vật lý con thanh tịnh lắng nghe, có mấy lần dường như thân tâm con được rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, nhưng không rơi được.
Đức Phật liền nói với cụ:
– Như Lai sẽ bủa Thanh tịnh thiền trợ giúp cụ, cụ để tâm vật lý mình tự nhiên thanh tịnh xem sao.
Cụ Thường Pháp Tín vừa để tâm cụ tự nhiên thanh tịnh, bất ngờ cụ được Điện Từ Quang hút cực mạnh vào trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh rất lâu. Khi tâm vật lý của cụ trở lại bình thường, cụ rất mừng và trình Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, nhờ Như Lai bủa Thanh tịnh thiền trợ giúp cho con, nên con được rơi tự do vào trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh. Thật, trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh quá diệu kỳ, không thể dùng ngôn từ của vật lý mà diễn tả được. Cụ vừa nói đến đây, giọng của cụ bị nghẹn ngào nên không nói tiếp được, tự nhiên cụ khóc lớn tiếng ra, làm những vị có mặt ai ai cũng động và khóc theo.
Đức Phật liền nói:
– Nguyện ước của Như Lai nay đã được toại nguyện, vậy cụ hãy nhường chỗ và lui ra ngồi nghe những đệ tử lớn của Như Lai và những vị Ưu bà tắc Ưu bà di ai muốn hỏi gì thì hỏi.
Cụ Thường Pháp Tín xin Đức Phật cho cụ trình bài kệ về ngộ thiền của mình để cám ơn Đức Phật, Đức Phật đồng ý, nên cụ đọc trình bài kệ như sau:
Đời con diễm phúc lắm thay
Một lời Đức Phật vào ngay Niết bàn
Sa La rừng tốt bình an
Những lời châu ngọc dứt ngang luân hồi!
Tu hành khổ não nên thôi
Sống với thức Biết luân hồi màng chi
Phật ngôn con nhận tức thì
Niết bàn sinh tử con thôi không tìm.
Lệ rơi từ tận con tim
Tuôn ra những thứ con tìm xưa nay
Sa La nhờ Phật chỉ bày
Tâm con thanh tịnh vào ngay Niết bàn.
Cụ Thường Pháp Tín, trình 12 câu kệ nói trên, để kính nhờ Đức Phật ấn chứng, chỗ nhận ra Niết bàn chân thật của mình. Đức Phật liền ấn chứng cho cụ cũng bằng bài kệ 12 câu như sau:
Kệ của Đức Phật ấn chứng cho cụ Thường Pháp Tín vào được Bể tánh Thanh tịnh của chính cụ như sau:
Xưa nay cụ mãi kiếm tìm
Niết bàn thanh tịnh kiếm tìm mà chi
Biết nó thanh tịnh tức thì
Rơi vào Bể tánh, nơi đây cội nguồn.
Như Lai dạy rõ cụ rằng:
Niết bàn thanh tịnh ở hằng nơi ta
Dù tìm được, gần hay xa
Niết bàn tìm được phải là bỏ đi!
Chi bằng thanh tịnh tức thì
Không quán, không tưởng biết thì quí thay
Trên đời có một không hai
Niết bàn thanh tịnh ở ngay nơi mình.
Đức Phật ấn chứng cho cụ Thường Pháp Tín và dạy thêm:
* Thấy biết, còn trong thanh tịnh rỗng lặng là thấy biết của Phật tánh biết.
* Còn thấy biết mà chồng thêm cái thấy biết là cái thấy biết của tánh Người trong vật lý trần gian này, tức thấy biết của sức hút của vật lý Âm Dương nên sanh ra nhân duyên kết dính, vì có kết dính gọi là nhân, hình thành gọi là quả mà Như Lai dạy ở kinh Niết Bàn và nhiều kinh đại thừa khác.
Vừa nghe lời chỉ dạy chỗ thâm sâu và thật rõ ràng của Đức Phật, cụ Thường Pháp Tín trình thêm bài kệ 4 câu nữa:
Lời dạy Thế Tôn rất cao sâu
Tỷ đđời, triệu kiếp, con tìm cầu
Nay con nghe đđược Thế Tôn dạy
Đã nhận Phật tánh thật nhiệm mầu.
Cụ Thường Pháp Tín vừa trình kệ vừa khóc, lạy tạ Đức Thế Tôn đứng lên và lui ra.
Các đệ tử lớn của Đức Phật hỏi:
Ngài Ca Chiên Diên, không bỏ lỡ cơ hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đđến trước Đức Phật, quì gối, trịch vai áo bên phải, trình thưa hỏi như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, còn một thời gian ngắn nữa, Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, làm sao Đức Thế Tôn tự tịch diệt đđược, kính xin Đức Thế Tôn chỉ dạy cho chúng con, để sau này, trong chúng con, ai muốn tự tịch diệt, chúng con biết mà thực hành, còn nếu có ai muốn, chúng con sẽ chỉ cho họ?
Đức Phật dạy Ngài Ca Chiên Diên:
– Này ông Ca Chiên Diên, phần tự tịch diệt này, các ông hoặc ai muốn tự tịch diệt, hãy tu pháp môn Thanh tịnh thiền, khi vào được Bể tánh thanh tịnh rồi, tự nhiên biết, không cần phải ai chỉ dạy. Tuy nhiên, Như Lai cũng chỉ rõ như sau để trợ giúp các ông:
– Nếu có ai hỏi, các ông nương theo căn bản này dạy lại cho họ:
– Tứ đại thì các ông biết rồi, nó vốn là tịnh. Sở dĩ, sự sống của mỗi con người là nói riêng, còn nói chung là sự sống của mỗi chúng sanh, là Tánh Thức của vật lý, Tánh Thức vận hành được là do đđiện từ của vật lý âm dương trong tam giới, điện từ này nó di chuyển liên tục từ quả tim lên trung tâm điều khiển của não bộ và ngược lại, tạo thành một dòng điện, có 2 dòng trái ngược nhau. Khi nguồn điện từ nơi tim chạy ngược lên não bộ gọi là dòng điện từ Dương, cũng dòng điện từ ở não bộ đó, chạy xuống tim gọi là dòng điện từ Âm. Hai dòng điện từ này chạy đối nghịch với nhau và chạy rất nhanh, khi các ông tu chứng được Thiên nhãn thông sẽ nhận ra mạch nguồn điện từ này. Người tu pháp môn Tiểu thừa hay Đại thừa, muốn tự tịch diệt, ít nhất phải tu chứng được quả vị A La Hán, tức vào được Niết bàn Tĩnh lặng, còn người tu pháp môn Thanh tịnh thiền mà Như Lai dạy sau cùng, người đó phải chứng được Thanh tịnh thiền, tức tự minh vào được Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh của chính mình, có nghĩa là, mình làm chủ được dòng điện từ Âm Dương này. Lúc đó muốn cho dòng điện từ Âm Dương rời tứ đại thì tự mình làm được, cũng có nghĩa là, mình tự tịch diệt lấy. Hoặc nói theo nhân gian, mình tự cắt được dòng điện từ của vật lý Âm Dương nơi thế giới này. Khi cắt được dòng điện từ Âm Dương này, thì tự nhiên Điện Từ Quang trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh tức khắc được thay thế vào. Nhờ điện Từ Quang này, mà tánh Người và khối nghiệp thiện của người tu được chuyển thể thành Pháp thân thanh tịnh. Vì có Pháp thân thanh tịnh nên mới trở thành là một vị Phật được.
Ngài Ca Chiên Diên hỏi tiếp:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, còn thời gian ngắn nữa, Đức Thế Tôn tịch diệt và rời thế giới này, có nghĩa là Đức Thế Tôn nhập vào Bể tánh thanh tịnh của Đức Thế Tôn, thì thân tứ đại của Đức Thế Tôn sẽ tự hoại theo quy luật vật lý của thế giới này có phải như vậy không?
Đức Phật dạy Ngài Ca Chiên Diên:
– Này ông Ca Chiên Diên, nếu người bình thường không biết tu hành là gì, hoặc những người tu mà còn bị sự cuốn hút của nhân quả trong tam giới này, thì bị quy luật vật lý trần gian này chi phối, còn những người tu vượt ra ngoài sự cuốn hút của vật lý trần gian này rồi, họ có cách như sau:
1- Khi tu thành tựu Thanh tịnh thiền rồi, tâm vật lý của họ không còn bị qui luật vật lý ngăn cản, nên được thênh thang, chỉ thênh thang thôi, chứ chưa được trùm khắp, khi bỏ xác thân, họ muốn giữ xác thân của họ bao lâu tùy ý, còn họ muốn đến cảnh giới nào tùy ý họ.
Vì vậy, sau khi diệt độ, Như Lai dùng một phần định lực Thanh tịnh thiền để giữ gìn thân tứ đại này, nhờ vậy, khi hỏa thiêu tất cả xương và tim của Như Lai sẽ không bị lửa của thế giới này cháy được, để chứng minh việc tu tập của Như Lai là thực tế và khoa học, chứ không phải là huyền hoặc hay mê tính dị đoan.
Ngài La Ca Chiên Diên lại hỏi tiếp:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, Mạch nguồn Thanh tịnh thiền mà Như Lai dạy chúng con, sau này có còn được lâu dài nơi cỏi Ta bà này không?
Đức Phật dạy Ngài Ca Chiên Diên:
– Này ông Ca Chiên Diên, sau khi Như Lai diệt đđộ, ông Ma Ha Ca Diếp nối tiếp Như Lai giữ Mạch nguồn Thanh tịnh thiền này, sau khi ông ấy nhập Niết bàn sẽ truyền lại cho ông A Nan Đà nối tiếp, là người thứ hai gọi là Nhị Tổ. Sau ông A Nan Đà, nước Ấn Độ này có thêm 26 vị nữa, nhận được Mạch nguồn thiền Thanh tịnh. Người sau cùng là một vị Thái tử, cho dòng Mạch nguồn thiền Thanh tịnh của Như Lai chảy về phương Đông. Ở phương Đông này nối tiếp thêm 5 đời Tổ nữa, Tổ sau cùng ở phương Đông này nói rất rõ về Mạch nguồn thiền Thanh tịnh của Như Lai. Vì vậy, đến đời Tổ này không truyền Y, Bát của Như Lai sử dụng hằng ngày nữa. Đến đời Tổ thứ 33 này, gói kệ Huyền ký mà Như Lai dạy về dòng chảy của Mạch nguồn Thiền tông, sẽ được công bố ra, để ai có duyên lớn, muốn tu theo pháp môn Thiền tông này, có căn bản để tu, nhờ đó, người tu mới giác ngộ, từ chỗ giác ngộ, mới giải thoát được. Ở nước phương Đông lớn này, chỉ có 5 đời Tổ. Sau 800 năm nữa, ở tại đất Rồng, có vị vua nhận được Mạch nguồn Thiền tông này và truyền thêm 2 đời Tổ nữa. Rồi tiếp theo 700 năm nữa, ở miền Nam, cũng tại đất Rồng, có 1 vị nhận được Mạch nguồn Thiền tông này, công bố ra đi khắp nơi. Do đó, thời kỳ này, có rất nhiều vị đạt đđược “Yếu chỉ Thiền tông”, còn đạt được “Bí mật Thiền tông” nhiều nhất, từ khi Như Lai dạy pháp môn Thanh tịnh thiền này.
Vì sao đời này được giác ngộ nhiều như vậy?
– Như Lai nói rõ cho các ông biết, đến đđời Tổ thứ 33, người tu theo đúng Thanh tịnh thiền, họ ngộ Thanh tịnh thiền rất đông, nên Y của Như Lai phải được cắt ra làm hai, một chôn theo Bát ăn cơm của Như Lai, một đấp vào tượng của Tổ thứ 33 này, còn Huyền ký của Như Lai phải công bố ra cho nhiều người cùng biết. Nhờ sự công bố này, mà từ đây rất nhiều người ngộ được Thanh tịnh thiền của Như Lai dạy.
Ngài Ca Chiên Diên lại thưa hỏi thêm:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, hiện tại người xuất gia tu theo Đức Thế Tôn nhận được Mạch nguồn thiền Thanh tịnh, người tại gia họ cũng nhận được, không biết về sau này, người tu trong chùa dễ dàng nhận ra Mạch nguồn Thanh tịnh thiền, còn người ngoài đời có nhận được không?
Đức Phật dạy Ngài Ca Chiên Diên:
– Này ông Ca Chiên Diên, càng cách xa ta, người tu trong chùa khó nhận được Mạch nguồn Thanh tịnh thiền của Như Lai dạy, trái lại, người tu tại gia, họ lại dễ dàng nhận ra Mạch nguồn Thanh tịnh thiền này.
Ngài Ca Chiên Diên ngạc nghiên hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, sao người trong chùa lại kém hơn người ngoài đời?
Đức Phật dạy Ngài Ca Chiên Diên và đại chúng:
– Này ông Ca Chiên Diên và các Tỳ kheo cùng đại chúng, ông Ca Chiên Diên hỏi những lời ấy rất phải. Vì đời Mạt pháp, vật chất ở thế giới này rất dồi dào và phong phú, phần nhiều người tu thời ấy, họ cất chùa là để kiếm tiền, tìm danh và tìm lợi, chứ không phải tìm đường giải thoát. Do đó, người tu ban đầu cũng quyết tâm mạnh mẽ lắm, là làm sao tìm cho được đđạo lý mà Như Lai dạy ở cõi Ta bà này. Khi người tu trong chùa tìm được, cũng là lúc nhiều người đến học; người đến học họ có lòng kính trọng lời vàng ý ngọc của Như Lai dạy thông qua ông thầy, nên họ muốn cho ngôi Tam Bảo trang nghiêm, nên cúng tiền tài vật chất để xây dựng, cũng vì tiền tài vật chất ấy, mà ông thầy mãi mê giữ gìn, quên đi bổn phận người tu là phải truyền dạy chánh pháp của Như Lai khi mình tiếp nhận được!
Vì danh, vì lợi và vì địa vị, v.v… Nên ông thầy phải bày thêm những việc không phải thiền Thanh tịnh của Như Lai dạy. Do đó, Mạch nguồn thiền không ở với người thầy này được. Hơn nữa, khi người thầy này có chùa lớn, đất rộng, phật tử đông, bề thế sang trọng, tiếng tăm hơn người, nên tự cho mình là cao cả, trụ vào những thứ hư ảo đó thì làm sao Mạch nguồn thiền còn với người thầy ấy được? Cũng từ đây, người thầy ấy trở thành là thượng khách với những người giàu sang phú quí và người có quyền uy!
Các ông thấy đó, khi Như Lai được ông Cấp Cô Độc, mua ngôi vườn của thái tử Kỳ Đà dâng cúng, Như Lai chỉ ở đó có vài năm rồi tuần tự ra đi nơi khác giáo hóa. hôm nay Như Lai đến rừng Sa La này ngồi trên võng tre nghĩ để rồi diệt độ.
Suốt 49 năm, Như Lai giáo hóa, Như Lai có để vật gì quí giá ở trần gian này không? Như Lai duy nhất, chỉ để ở trần gian này có pháp môn Thanh tịnh thiền; vì Thanh tịnh thiền này mới làm cho Mạch nguồn thiền lưu hành khắp trần gian này được và giúp cho nhiều người trở về cố hương của chính họ.
Còn đời Mạt pháp, người tại gia khi họ nhận được Mạch nguồn thiền, họ chỉ phổ biến âm thầm, cho Mạch nguồn thiền len lỏi vào những tâm hồn thanh cao, siêu thoát. Người có địa vị tuyệt cao trong xã hội nhận được, quan quyền nhận được, giàu sang nhận được, bình dân nhận được, thậm chí, người nghèo cùng cũng nhận được.
Như Lai quí nhất người tại gia này vậy. Sở dĩ, Như Lai quí vị này, là vì người này khi nhận được Mạch nguồn thiền liền nắm giữ và tìm cách cho Mạch nguồn thiền chảy khắp nơi mà không dính mắc bất cứ thứ gì. Vì chỗ không dính mắc đó, nên Mạch nguồn thiền chảy đi rất lâu và chảy được nhiều nơi. Đặc biệt, vị này luôn lúc nào cũng sống với Mạch nguồn thiền, không màng đến những chuyện thị phi của trần thế . Vị này phổ biến Mạch nguồn thiền bằng văn viết, rành mạch, rõ ràng, chính xác, mà suốt 3 thời Thượng, Trung, Hạ, chưa có ai thực hiện lời dạy của Như Lai như vị này cả, nên được nhiều người tiếp nhận.
Vị này có lời chỉ dẫn hết sức đặc biệt, khi những ai có đại duyên, đại phúc nhận được Mạch nguồn thiền, phải tự mình giữ lấy và sống với mạch ấy là đủ, không khoe khoang với người khác, khi nào thấy ai có đại duyên, người này mói nói, bằng không người này không nói một lời.