Thưa quý độc giả,
Ngày 02-12-2018 vừa qua, tại Tổ Đình chùa Thiền tông Tân Diệu, 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, đã tổ chức Diễn Đàn Đạo Phật thiền tông lần 8 – chia sẻ Văn Thơ Kệ xuất phát từ tánh Phật thanh tịnh của chính người trình bày.
Người trình bày lần này là Phật gia Đặng Phương Thành, sinh năm 1982. Cư ngụ tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Trong Diễn Đàn, Phật gia Đặng Phương Thành đã trình bày bài văn nói lên quá trình tầm đạo cũng khá vất vả của mình.
Xuất thân trong một gia đình thờ đến 2 vị Giáo chủ:
- Cha theo đạo Thiên Chúa
- Mẹ theo đạo Phật
Phật gia chia sẻ thêm:
“Đạo Thiên Chúa có viết rằng:
– Chúa tạo ra Càn khôn vũ trụ, con người và muôn thú.
– Ai theo Chúa, tin Chúa làm theo lời Chúa, thì lên Thiên Đàng sống đời đời.
– Ai cãi lại Chúa, thì bị đày vào Hỏa Ngục đời đời.
– Đức mẹ Maria thì đồng trinh sanh ra Chúa. Đó là mầu nhiệm về đức tin.
Trong khi đó, Đức Phật lại dạy:
– Con người có 6 nẻo luân hồi và 10 Pháp giới.
– Dạy con người Nhân quả rõ ràng, phải giữ Tam Quy, Ngũ Giới…
Trong khi đó, Chúa lại bảo rằng:
– Con người có thể ăn thịt muôn thú, không có tội gì.
Tại sao các Ngài đều là Giáo chủ, là bậc vạn người tôn kính nhưng lại có những lời dạy khác nhau? Vậy đâu là sự thật, đâu là Chân lý tột cùng để con người noi theo?
Ngay cả kinh điển Phật giáo cũng có rất nhiều sự mâu thuẫn mà con không lý giải được!
– Tịnh độ Tông, thì ngày đêm niệm Phật A Di Đà, tụng kinh gõ mõ, ăn chay…
– Trong khi đó, trong kinh Kim Cang, Đức Phật lại dạy: “Ai lấy sắc cầu ta, lấy âm thanh cầu ta, người đó hành đạo tà, đạo ma, không thể thấy Như Lai”.
– Tịnh Độ tông, thì niệm Phật suốt ngày.
– Các Thiền giả, thì ngồi thiền dẹp sạch “Vọng tưởng”, không cho niệm khỏi lên là được.”
Trước đó, Phật gia cũng đã tự làm khó cho mình khi đặt ra câu hỏi:
– Thiền tông, Đức Phật dạy chỉ có 6 pháp môn.
– Nhưng các Thầy bảo là Đức Phật đã dạy 8 muôn 4 ngàn pháp môn (tức 84.000 pháp môn trong suốt 49 năm dạy đạo của Ngài).
Vậy biết tin ai đây?
Quá buồn cho đạo Phật, Phật gia lang thang trên facebook, youtube, cũng như các trang mạng, cuối cùng Phật gia Đặng Phương Thành cũng tìm được nơi trả lời thông suốt được tất cả những thắc mắc của về đạo Phật của mình như:
– Tánh Người cấu tạo ra sao?
– Tánh Phật có những gì?
– Tu sao được Giải thoát, tu sao còn bị Luân hồi.
– Công đức sử dụng ở đâu?
– Phước đức sử dụng nơi nào?
– Biết được thật rõ ràng công thức đi luân hồi các nơi.
– Công thức trở về Phật giới.
V.v… và v.v…
Sau phần trình bày bài văn của mình, những vị Chủ tọa đoàn của chùa Thiền tông Tân Diệu cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình cũng như gửi lời khuyên đến Phật gia Đặng Phương Thành cũng như mọi người. Cụ thể:
- Chủ tọa – Thiền gia Tôn Long chia sẻ: Việc ai thích tu như thế nào hoặc ham muốn tu chứng đắc và đi về đâu là chuyện của mỗi người. Việc gì cũng tốt cả. Quan trọng là mình đã giác ngộ và tùy duyên tìm cách giúp đỡ mọi người, những ai muốn giác ngộ và muốn biết được công thức Giải thoát.
- Thiền gia Anh Tuấn lý giải: do đạo Phật chưa xuất hiện giáo lý nên không được rõ ràng. Chính vì vậy, mỗi Thầy hiểu mỗi kiểu và đi giảng khác nhau. Dẫn đến có nhiều sự mâu thuẫn trong kiến thức về đạo Phật.
- Thiền gia Hoàng Hiệp viện dẫn thêm: Đạo Thiên Chúa có giáo lý rõ ràng. Ai tin và làm theo lời Chúa thì được Chúa rước lên Thiên Đàng ở đời đời. Còn ai cãi lại thì sẽ bị đày xuống địa ngục.
- Thiền gia Đình Khánh: đưa ra những ví dụ cụ thể hơn về sự mâu thuẫn trong cách dạy đạo trước và sau không đồng nhất của một số vị Thầy. Thiền gia một lần nữa khẳng định rằng: Đạo Phật chưa có giáo lý rõ ràng. Nếu có đạo Phật có Giáo lý thì các Thầy sẽ giảng giống nhau, không phải mỗi người tưởng tượng ra rồi giảng mỗi kiểu làm cho quý Phật tử cũng như những người học đạo Phật chân chính bị hoang mang.
Đồng thời, Thiền gia cũng Đình Khánh cũng chia sẻ thêm: Trước kia Thiền gia cũng tu theo đạo Thiên Chúa. Đạo Thiên Chúa có giáo lý rất rõ ràng.
- Thiền gia Ngọc Lâm nhắn nhủ rằng: Người ngộ đạo thực sự không phải trông qua hình tướng bên ngoài cũng như dựa những kiến thức học được từ bằng cấp này, bằng cấp kia mà có thể thâm hiểu được ý sâu mầu của đạo Phật.
Thiền gia cũng đã đưa ra minh chứng về trường hợp của Lục Tổ Huệ Năng: Từ một ai tiều phu đốn củi, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Thế vậy mà lại được truyền Tổ vị từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Còn Giáo Thọ Sư Thần Tú là một vị có học thức uyên thâm Phật học nổi tiếng thời bấy giờ, song chỉ hiểu được trên bề nổi của kiến thức đạo Phật mà thôi. Không đủ khả năng để tiếp nối tổ vị Thiền tông.
Song song đó, Thiền gia cũng nhắn nhủ và khẳng định rằng: “Quy luật Nhân Quả là bất di bất dịch. Nhân Quả không từ một ai. Vì vậy, những ai đã và đang coi thường Nhân Quả, hãy cẩn thận với quy luật này vậy”.
Trước đó, Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu cũng phần lưu ý đến những người trình bày Văn – Thơ – Kệ trong các Diễn Đàn tổ chức tại chùa Thiền tông Tân Diệu, đó là:
– Người trình bày Văn – Thơ – Kệ phải tuân thủ theo luật Tự do Tôn Giáo – Tự do Tín Ngưỡng của nước CHXHCN Việt Nam.
– Không chê các pháp môn khác, không xen vào Tín ngưỡng của người khác, ai tin gì là quyền tự do của mỗi người, v.v…
– Trích đọc những điều qui định trong Bộ Luật Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhằm nhắc nhở cũng như răn đe cho những ai trong và ngoài Diễn Đàn vô tình hay cố ý vi phạm đến quyền Tự Do Tôn Giáo – Tự Do Tín Ngưỡng của người khác, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xin mời quý vị bấm vào đường dẫn ở dưới để xem:
hoặc xem bản đầy đủ ở dưới đây: