Tin nổi bật

Lời cám ơn của bác sĩ Trịnh Đình Quân (1935), TP Duck Ponds – Úc

Bác sĩ Trịnh Đình Quân,sanh năm 1935 (75 tuổi), tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Cư ngụ tại thành phố Duck Ponds, nước Autralia. Có viết thơ như sau:
Duck Ponds, ngày 9 tháng 11 năm 2009.
Kính gởi tác giả Nguyễn Nhân.
Tôi tên là Trịnh Đình Quân, bác sĩ Răng hàm mặt, tôi có vợ và 5 con, 3 gái 2 trai. Tôi xin kể cho ông nghe về trường hợp nhận được đạo thiền của tôi như sau:
Tôi có người bạn đồng nghiệp tên là Phạm Ánh Bằng, cùng tuổi với tôi. Bạn ấy thường về Việt Nam để thăm mấy đứa em, bạn ấy có mua của ông mấy bộ sách viết về Thiền tông học. Bạn ấy nói, đọc sách của ông viết, bạn ấy đã hiểu rất sâu về Thiền tông học mà Đức Phật dạy vào những năm sau cùng đời Ngài.
Thật tình, tôi không tin, tôi cũng thường xuyên về Việt Nam nhưng đâu có nghe ai nói là ở Việt Nam có ai bán sách viết về Thiền tông học đâu? Hơn nữa, tên tuổi của ông hầu như không ai biết đến, mà viết sách thiền cái gì? Những vị có tên tuổi như:


V.v…
Viết sách mà tôi chưa hề nghe, hoặc thấy, ai đọc sách mà ngộ đạo thiền cả?
Cũng ngày đó, em ông ấy ở Việt Nam có gởi qua cho ông 10 bộ sách mà ông nhờ người nhà mua gởi qua, ông liền biếu cho tôi 1 bộ. Sự thật, lúc đầu tôi cũng miễn cưỡng nhận, chứ nhà tôi hiện giờ sách viết về đạo Phật rất nhiều, nhưng tôi đọc vài trang rồi xếp lại. Những sách của bạn tôi tặng, tôi vừa thấy tựa sách tôi liền đọc, nhưng đọc rất hăng say, dường như tôi bị “lực hút của sách” thì phải?
Tôi mới đọc quyển sách “Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ giác ngộ” và “Những câu hỏi về Thiền tông” đến trang 24 do ông Trần Quế hỏi vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu giảng giải, bỗng nhiên tôi nhận được ý sâu mầu của pháp môn Thiền tông học này. Tôi có kể cho ông bạn Phạm Ánh Bằng và vợ tôi cũng như 5 đứa con tôi nghe về sự “Ngộ thiền” của tôi.
Ông bạn Phạm Ánh Bằng nói:
– Nhờ sách này mà tôi cũng “Ngộ thiền” nên mới mua thêm để tặng cho anh và các bạn thân cùng tìm hiểu đạo Phật. Vợ tôi, đứa con gái lớn và con trai kế cũng nhận được lý thiền, còn 3 đứa sau lại không nhận ra. Mừng quá, nên tơi viết thơ này: Trước, cám ơn ông. Sau, nhờ ông gởi lời gia đình chúng tôi cũng như bạn tôi cám ơn vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu. Vì Thầy đã chỉ dạy cho nhiều người giác ngộ được đạo thiền, trong đó có gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã được hưởng phần quá lớn của pháp môn Thiền tông học này. Chúng tôi, trước xin cám ơn vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu. Sau, cám ơn ông thật nhiều! Xin cám ơn thật nhiều!
Chúng tôi có trình thơ của bác sĩ Trịnh Đình Quân với vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu, được vị Trưởng ban xác nhận là bác sĩ Trịnh Đình Quân và số người nêu trên đã giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
Trưởng ban Quản trị chùa có nhắn gởi lời nói với bác sỹ Trịnh Đình Quân hai ý:
1- Nếu bác sỹ Trịnh Đình Quân muốn cấp giấy chứng nhận giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” thì chùa sẽ cấp cho, còn muốn được truyền “Bí mật Thiền tông”, phải có bài kệ hay thơ ít nhất là 12 câu nói lên chỗ đạt được ý sâu mầu của pháp môn Thiền tông học này.
Riêng chỗ trình kiến giải, chúng tôi lấy bài viết mà bác sĩ đã viết cho chúng tôi để làm chứng cứ.
2- Những người xem sách mà đạt được ý sâu mầu của Thiền tông học, là người có phúc duyên lớn. Đời Mạt Thượng pháp này, người muốn tu giác ngộ đã rất khó rồi, còn muốn giải thoát, không phải dễ. Những vị ở nước ngoài như nói trên, thật là hy hữu vậy.
Chúng tôi đã chuyển đến bác sĩ Trịnh Đình Quân lời nói của vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu. Ông hết sức vui mừng và cám ơn, ông sẽ làm thơ thật dài.