Phật tử Thiền tông NGUYỄN BẠCH ĐẰNG, sanh năm 1974, tại Sài Gòn, cư ngụ 326/17, bến Phú Định, P.16, Q. 8, TP.HCM, hỏi tác giả Nguyễn Nhân một loạt câu hỏi rất hay, chúng tôi xin trích 4 câu như sau:
Câu 1: Suy nghĩ như thế nào gọi là suy nghĩ trong thanh tịnh?
Câu 2: Làm sao đưa suy nghĩ vào thanh tịnh?
Câu 3: Tập như thế nào để được thanh tịnh?
Câu 4: Ý như thế nào gọi là Ý thanh tịnh? Ý như thế nào mà không thiện không ác? Xin cho ví dụ?
Tác giả Nguyễn Nhân trả lời:
Câu 1:
Suy nghĩ trong thanh tịnh, phần này chỉ có chư Phật mới suy nghĩ được thôi. Còn con người chỉ biết làm trong thanh tịnh, chớ không suy nghĩ thanh tịnh được. Vì sao vậy? Vì khởi lên suy nghĩ là động rồi.
Đưa ra ví dụ có hình tướng như sau thì Phật tử Thiền tông sẽ hiểu rõ:
– Như, con người đang ở dưới nước, vừa nhúc nhích là nước động rồi. Cũng con người đó, không ở trong môi trường nước, dù có động thế nào đi chăng nữa, thì nước cũng không dao động.
Vì nguyên lý này, một vị đã “thành Phật” rồi, tức vào sống trong “Bể tánh thanh tịnh Phật tánh”. Trong Bể tánh thanh tịnh Phật tánh, không có điện từ Âm Dương trong đó nên không có luân hồi, mà trong Bể tánh thanh tịnh Phật tánh, chỉ có ròng là điện từ Quang trùm khắp. Vì vậy, những vị Phật dù có suy nghĩ bất cứ điều gì, thì cũng không vướng vào luật Nhân quả luân hồi được.
Câu 2:
Suy nghĩ là của Tánh người, không đưa Tánh người vào thanh tịnh được.
Vì sao vậy?
– Vì Tánh người đang ở trong sức hút và luân chuyển của điện từ Âm Dương, thì làm sao thanh tịnh được.
Phần này Đức Phật có dạy:
– Tánh người đang ở trong thế giới luân chuyển vật lý, cũng thanh tịnh được, nhưng phải hiểu và thực hành như sau. Đây là của những vị A La Hán áp dụng để tìm cái thanh tịnh giữa dòng luân hồi.
– Dụng công ngồi tọa thiền, ép cho Tâm duyên hợp vật chất thanh tịnh. Để hưởng cái thanh tịnh, an vui trong thế giới luân hồi. Giống như các ông đang ở trong vùng mưa nhiều gió lớn. Xây một căn nhà kiên cố để an trú trong đó, tạm thời hưởng cái an ổn vậy.
Hầu hết, những người đầu tiên tu với Như Lai, đều thích tu kiểu này. Kiểu này, Như Lai gọi lả “Niết bàn tịch tĩnh”, tức ở trong vùng cô tịch và yên lặng. Danh từ chuyên môn gọi là “A La Hán”.
Như Lai cũng dạy cho các ông biết:
Nơi thế giới nhân quả vật lý Âm Dương này, không ai phá vỡ bất cứ thứ gì. Vì vậy, Tánh người là phải ở thế giới loài người, không đưa đi đâu được.
Người tu Thiền tông phải biết:
– Tánh người nó phải luân chuyển theo qui luật luân hồi của vật lý do điện từ Âm Dương cuốn hút đi. Hoàng tộc của Như Lai, khi bị quả báo, mà Như Lai còn không dám xen vào. Ông Mục Kiền Liên là người có thần thông bậc nhất, thấy vậy can thiệp vào, không thành công. Vì ông vó thần thông đệ nhất, nên thích xen vào những chuyện người khác. Sau khi tuổi cao sức yếu, không sử dụng thần thông được, nên bị người ta đánh chết, đây là hậu quả sử dụng thần thông vậy.
Câu 3:
Thanh tịnh mà tập cho nó thanh tịnh, cái thanh tịnh mà tập được đó. Đức Phật bảo quăng sông cho rồi. Vì sao Như Lai nói như vậy? Vì cái thanh tịnh nó là tự nhiên. Người tu theo Thiền tông phải hiểu 2 phần:
1/- Nhận ra được Tánh Phật, sống với Tánh Phật là tự nhiên thanh tịnh.
2/- Sống với Tánh người là phải suy nghĩ lăng xăng, không thanh tịnh được.
Phần này, các vị tu theo pháp môn Tiểu thừa, họ không biết chỗ cao sâu này, nên họ sử dụng Thân và Tâm duyên hợp, dụng công tu 37 pháp: Quán, Tưởng, Sát, Dẹp, Diệt, Cầu mong, v.v… Đức Phật bảo: Sử dụng Thân và Tâm duyên hợp tu để thành Phật như các ông lấy cát nấu để thành cơm vậy!
Vì nhiều vị không biết, nên đứng trước đại chúng huênh hoang nói rằng:
– Nhập Thất tu 3 tháng sẽ lòi ra Phật Tánh!
– Ngồi Thiền niêm mật sẽ lòi ra Phật Tánh!
– Lạy quên thân mạng sẽ lòi ra Phật Tánh!
Đức Phật nói: Các ông đừng lừa người mà phải bị làm “Hoa Báo” đó!
Câu 4:
Ý không suy nghĩ, rỗng lặng, hằng tri, là Ý thanh tịnh. Cái Ý thanh tịnh, rỗng lặng, hằng tri này, là không thiện không ác.
Ví dụ:
- Thấy người khác làm thiện, mình vẫn tự nhiên biết họ đang tạo nghiệp thiện.
- Thấy người khác sát hại ai đó, hoặc con gì đó, hay làm khổ người khác, mình vẫn tự nhiên biết là người đó đang tạo nghiệp ác.
Mình vẫn biết, nhưng biết trong cái thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri. Nếu muốn can thiệp vào chỗ người khác đang làm ác này, thì mình phải là người như sau mới dám can thiệp vào được:
A- Tâm duyên hợp của mình phải thật sự thanh tịnh.
B- Sử dụng Tâm thanh tịnh này khuyên can người làm ác này, thì người làm ác này tự nhiên bỏ chuyện làm ác của họ.
C- Còn Tâm của mình chưa được như vậy, thì đừng xen vào, nếu xen vào là mang họa vào thân!