Tin nổi bật

Tu chứng quả Tứ Thiền – Luân hồi chưa ra, vì sao thế?

Kính chào Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu! Chúng con là nhóm Phật tử bên Hàn Quốc, có 3 câu hỏi mong Ban quản trị chùa giải đáp giúp. Chúng con xin cám ơn ạ!

Câu 1: Tại sao ngồi thiền đạt tới quả vị Tứ Thiền mà vẫn chưa giải thoát?
Câu 2: Tại sao đã là A La Hán rồi mà vẫn còn luân hồi?
Câu 3: Tại sao khi vượt Hải Triều Dương, câu “Nhất Tự Thiền” lại có tác dụng, giúp ta vượt thoát ra khỏi lực hút của Điện Từ Âm Dương?

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU TRẢ LỜI:

* Người tu theo đạo Phật, trước hết phải hiểu cấu trúc thế giới này và trong 1 tam giới như sau, thì tự nhiên biết tất cả những lời của Đức Phật dạy, tu sao giải thoát, tu sao còn bị luân hồi:

* Trái đất này là 5 loài sống chung (còn gọi là Ngũ thú tạp cư địa), mỗi loài sống bằng tần số điện từ Âm Dương riêng của mình.

* Còn 33 cõi trời và nước Tịnh Độ, mỗi nơi cấu trúc bằng tần số điện từ Âm Dương khác nhau, tức nơi này không đến nơi kia được.

Vậy, Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời nhóm Phật tử Thiền tông bên Hàn Quốc như sau:

CÂU 1 và CÂU 2 CÙNG MỘT Ý NÊN TRẢ LỜI CHUNG:

– Người tu Tứ thiền mà không giải thoát được là có nguyên nhân như sau:

1/- Ở nơi trái đất này là 5 loài sống chung.

2/- Con người đầu mối để dẫn đi luân hồi.

3/- Sử dụng tiền hay vật chất đem đi bố thí, để cho người khác hết khổ là mình có phước đức; phước đức này nó còn nằm nơi thế giới nhân quả của vật lý Âm Dương này, nên gọi là “Nghiệp phước đức”.

4/- Nghiệp phước đức của mình bố thí mà có đó, mình muốn vãng sanh đến đâu, thì Nghiệp phước đức này kéo mình đến nơi mà mình ham muốn thụ hưởng.

A- Nếu mình muốn sanh đến các cõi Trời nào hay nước Tịnh Độ, tức mình ham muốn hưởng phước chiều Dương.

B- Tổng nghiệp phước đức do mình tự tạo ra đó, nó được lưu vào “Vỏ bọc Tánh người” để sử dụng nơi thế giới này hay trong 1 tam giới này mà thôi.

C- Khi hết duyên sống nơi trái đất này, nhờ số nghiệp phước đức của mình tự tạo ra đó, nó tự động hút mình đến nơi mà mình ham muốn để hưởng “Nghiệp phước”, khi hưởng hết nghiệp phước đức của mình rồi, phải quay trở lại thế giới loài người sống tiếp, tạo nghiệp mới và luân chuyển đi nơi khác. Đây, chính là “Nghiệp luân hồi” nơi trái đất này vậy. Giống như ở thế giới này, nghe nói nước Mỹ đẹp, cố sức làm ra tiền, qua Mỹ chơi, khi xài hết tiền rồi, phải quay trở lại Việt Nam, tạo ra tiền nữa, để đi chơi nơi khác.

D- Còn tạo nghiệp phước đức mà muốn làm Thần hay muốn làm người giàu sang phú quí nơi trái đất này, gọi là tạo “Nghiệp phước Âm”. Khi hết duyên sống nơi trái đất này, nhờ số nghiệp phước đức Âm của mình tự tạo ra đó, nó tự động hút mình đến nơi mà mình ham muốn để hưởng “Nghiệp phước Âm” do mình ham muốn.

5/- Sử dụng tiền hay vật chất đem đi bố thí, để giúp cho người khác biết:

  • Tu sao giải thoát.
  • Tu sao luân hồi.

Là mình tạo ra công đức, số công đức này được lưu vào “Vỏ bọc tánh Phật”, để sử dụng như sau:

– Làm lực Dương mạnh và sáng để:

a- Thoát ra ngoài nghiệp lực lôi kéo, do lòng ham muốn của Tánh người; muốn tánh Phật ở lại với Tánh người, đi luân hồi trong tam giới vui chơi cùng nó.

b- Công đức, là loại ánh sáng chiếu tan vô minh của tánh người và xuyên qua cửa “Hải Triều Dương”, để tánh Phật  vượt Hải Triều Dương trở về Phật Giới.

c- Là “Vật tư” hình thành “Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh”.

d- Định hình ra “Một Kim Thân Phật”.

VÀO CÂU HỎI 1:

* Tọa thiền để đạt “Tứ quả Thanh văn” như sau:

1/- Ép cho tâm duyên hợp của vật lý thanh tịnh.

Khi thành công, gọi là “Định”. Định này do dụng công tu hành mà được, nên sanh ra an vui. Cái an vui này gọi là “Định sanh hỷ lạc”. Tức được định, tự nhiên sanh ra vui tươi. Được gọi là chừng được “Sơ thiền”. Tiếng Phạn gọi là “Tu Đà Hoàn”.

2/- Khi được định và an vui rồi, tiếp theo dụng công cho cái tâm duyên hợp mà “Định” đó, không cho dính với Trần cảnh. Thành công gọi là “Ly hỷ diệu lạc”. Tức Tâm và Cảnh không dính nhau, mà trong kinh Kim Cang Đức Phật gọi là “Tâm và Cảnh không dính nhau”, là “Giải thoát”. Tức người dụng công ngồi thiền đạt được bước thứ 2, gọi là “Nhị thiền”. Tiếng Phạn gọi là “Tư Đà Hàm”.

3/- Khi Tâm và Cảnh không dính nhau rồi, liền khi đó không gian thanh tịnh hiện ra với mình. Cái không gian thanh tịnh này gọi là “Không gian Tịch tĩnh”. Tiếng Phạn gọi là “A Na Hàm”. Vị nào tu hành đạt đến đây gọi là đạt được “Tam thiền”. Tức thiền nấc thứ 3.

4/- Khi thân dụng công ngồi thiền ép cho tâm được thanh tịnh. Vào đây an trú, tức vào chỗ Thanh tịnh do mình tự tạo ra đó. Vùng này gọi là “Niết bàn Tịch tĩnh”, tức Niết bàn Cô tịch hay Tĩnh lặng. Khi người hành vào đây an trú được vững chắc rồi, nếu khởi muốn làm bất cứ việc gì, đều có công năng rất mạnh.

Vì sao được như vậy?

– Vì trong thanh tịnh mà khởi ra ham muốn việc gì đó, thì điện từ Âm Dương đang bao bọc nơi thanh tịnh này nó rất dày. Vì vậy, người ở trong đó chỉ cần sử dụng cái Tưởng của Tánh người phát ra, là điện từ Âm Dương xung quanh liền phóng ra rất mạnh, nên xảy ra những hiện tượng rất kỳ lạ.

Người sống trong vùng thanh tịnh này, gọi là sống trong “Niết bàn Tịch tĩnh” hay “Niết bàn Tĩnh lặng”, cũng gọi là “Niết bàn Cô tịch”. Đức Phật gọi Niết bàn này là do con người dụng công tu hành mà tạm có trong lúc mình dụng công. Vì vậy, Đức Phật dạy Nết bàn này nếu đem so sánh với “Niết bàn Thanh tịnh trong Phật giới”, thì Niết bàn này chỉ bằng 1 giờ hay 1 ngày mà thôi. Đức Phật có dạy rõ: “Niết bàn gọi là “Niết bàn Hoá thành”, tức tự con người làm ra. Vì con người làm ra, nên có tuổi thọ.

Người nào dụng công tu thành tựu được 4 cấp gọi là đạt được “Tứ thiền”. Tứ thiền này, phần nhiều người ta sử dụng căn tai để tu, nên được gọi là đạt được “Tứ quả Thinh văn”, thành tựu bằng căn tai và an trú trong thanh tịnh này. Danh từ tiếng Phạn gọi là “A La Hán”. Dịch sát nghĩa là “Tĩnh lặng Thần thông”.

– Khi còn sống, người tu theo pháp môn “Tứ quả Thinh văn” này, mà đạt được 4 quả như nói trên, thì được gọi “Thầy A La Hán”.

– Còn khi chết sẽ sanh vào cõi Thần, được gọi là “Thần A La Hán”.

Còn trong trái đất này, không giải thoát được.

CÂU 3:

“Nhất tự thiền” là tu “Thiền một chữ” .

Chữ đó là chữ gì?

Là “Buông”.

Người tu Thiền tông được công đức có căn bản 4 dạng người:

Dạng 1: Tạo công đức được vô lượng, tức trong vỏ bọc tánh Phật có lực mạnh và sáng. Khi Phật tánh đến cửa Hải Triều Dương, lực mạnh và sáng này, tự động vượt qua cửa Hải Triều Dương rất dễ dàng.

Dạng 2: Tạo công đức thật nhiều. Khi Phật tánh đến cửa Hải Triều Dương, thì vượt qua cửa Hải Triều Dương cũng rất dễ.

Dạng 3: Tạo công đức ở mức trung bình, thì có 1 vị Phật bên Phật giới, cho mượn công đức của vị ấy bủa qua, khi nào đủ sức vượt Hải Triều Dương mới thôi. Khi vị này vào được Phật giới, số công đức cho mượn đó lấy lại.

Dạng 4: Tạo công đức quá ít, tánh Phật đến cửa Hải Triều Dương không cách nào qua được.

Vì sao vậy?

– Vì tánh Phật, bị nghiệp lực nơi thế giới này kéo lại, không cho qua của Hải Triều Dương.

Đức Phật Thích Ca có dạy tánh Phật này muốn vượt cửa Hải Triều Dương, thì phải sử dụng “Nhất tự thiền” mới vượt qua được.

Đức Phật dạy trong các kinh Đại thừa: “Một tay đồ tể “Buông” dao là thành Phật, ý Đức Phật dạy chỗ này vậy.

Khi tánh Phật đến cửa Hải Triều Dương mà không vượt qua được, dù cho bên Phật giới cho mượn công đức bao nhiêu cũng không vượt qua được, lúc dằng co này, thì tánh Phật phải sử dụng “Nhất tự thiền” để vượt qua. Bằng cách là la lên một tiếng cho thật lớn: “Buông”!

Vì tiếng “Buông” thật lớn mà bất ngờ này được phát ra, làm nghiệp lực chớp nhoáng mất  lực kéo, nên tánh Phật vượt qua cửa Hải Triều Dương về Phật giới.

Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu