Tin nổi bật

Nguyễn Tuấn Dũng: Kính bạch Thầy Thích Lệ Thọ, họ đang chủ động sử dụng tánh người đấy ạ!

Đầu tiên, con kính chúc soạn giả Nguyễn Nhân và Ban quản trị mạnh khỏe.

          Kính gửi chùa Thiền tông Tân Diệu,

          Con tên là Nguyễn Tuấn Dũng, sinh năm 1984. Địa chỉ số nhà 79, tổ 4, khu Sumisaki, Thành phố Nishio, tỉnh Aichi, Nhật bản.

          Vừa qua, con có nghe thông tin rất nhiều về chùa Thiền tông Tân Diệu. Qua mấy video clip của thầy Thích Nhật Từ, Thầy Thích Phước Tiến, thầy Thích Lệ Thọ, và cô Phạm Thị Yến….Con cũng có vài điều muốn chia sẻ:

          Kính thưa thầy,

          Con hiện tại đã và đang sống ở Nhật Bản được 7 năm rồi. Khi tốt nghiệp đại học lấy được tấm bằng Kỹ sư con đã sang Nhật làm việc nhưng con luôn muốn tìm hiểu về Phật pháp. Con đã tu pháp môn Tịnh độ, ngồi thiền Tiểu thừa, Mật chú…

          Đầu tiên, con được các thầy bên Nhật dạy cho pháp môn thiền Tiểu thừa. Khi con tập theo con thấy khi ngồi dụng công thiền thì tâm con được thanh tịnh nhưng khi con xả thiền thì tâm con lại đâu trở lại đấy, và mất rất nhiều thời gian để ngồi thiền làm ảnh hưởng đến công việc của con.

          Sau đó, con lên mạng tìm hiểu về pháp môn Tịnh độ con đã học theo. Con vừa làm vừa niệm Phật A Di Đà. Khi con niệm Phật thì nhiều người bên cạnh họ không thích. Người Nhật họ bảo đang làm việc mà không biết con nói cái gì mà nói suốt ngày…Như vậy, con cũng không tu được pháp môn Tịnh độ.

          Con cũng tu theo Mật chú. Khi niệm câu thần chú thì cũng mất nhiều thời gian cũng ảnh hưởng đến công việc của con…

          Cách đây 3 năm, con có lên mạng để tìm hiểu về các pháp môn của Đức Phật dạy. Và con có đại duyên gặp được pháp môn Thiền tông của Chùa Thiền tông Tân Diệu phổ biến ra.

          Đầu tiên, con đã nghe hết các đĩa về thiền tông. Sau đó, con có mua sách ở Việt Nam và chuyển sang Nhật Bản để nghiên cứu. Sau một thời gian nghiên cứu, con thấy pháp môn thiền tông rất khoa học.

          Ví dụ như khi chúng ta làm việc gì thì cứ chăm chú vào việc đó mà làm đừng suy nghĩ lung tung thì hiểu quả công việc sẽ rất tốt.

          Khi con nhận ra được tánh người và tánh Phật. Thì cuộc sống của con thay đổi rất nhiều so với trước đấy. Như khi con thấy sợ một cái gì đó, khi con sân lên, khi con tham một thứ gì đó… thì con biết đấy là những thứ của tánh người mà ra. Khi con biết như vậy con không nhận chúng vậy là chúng sẽ mất đi. Và con đã áp dụng cái hay biết, hay thấy, hay nghe của Phật tánh vào công việc và cuộc sống thì có hiểu quả tốt. Từ khi biết pháp môn Thiền tông thì con biết cái gì đúng cái gì sai không phải tin mù như trước kia.

          Nhân đây, con cũng lấy một cái ví dụ con có nghe thầy Thích Lệ Thọ nói về Chùa Thiền tông Tân Diệu có câu: “qua buổi tiếp xúc được ghi hình ảnh tại chùa tân diệu các vị đã mất đi cái bình tĩnh…”

          Dạ thưa thầy! Những vị được truyền thiền là những vị đã nhận ra tánh người và tánh Phật của chính mình. Như trong clip thầy đã xem, các vị ấy đang chủ động sử dụng tánh người của các vị ấy đấy. Nhưng khi cần các vị ấy có thể sống với tánh Phật của chính mình.

          Con đưa ra ví dụ đơn giản cho dễ hiểu:

          Vào thế kỷ thứ 13, khi quân Nguyên Mông vô cùng hùng mạnh sang xâm lược nước ta. Chính đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã sử dụng tánh người của mình để lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh đuổi lại quân xâm lăng. Tuy nhiên, Ngài sử dụng tánh người một cách có chọn lọc. Nghĩa là Ngài sử dụng từ bi và trí tuệ của nhà Phật. Chính cái từ bi và trí tuệ này mà quân giặc rất kính nể vua dân nhà Trần lúc bấy giờ.

          Sau khi dẹp xong giặc, Ngài thường sống lại với tánh Phật thanh tịnh của chính Ngài. Con thiết nghĩ, nếu giặc đến Ngài sử dụng tánh Phật của Ngài để đánh giặc thì e rằng đã mất nước rồi vậy!

Ngoài ra, khi giặc đến, Ngài không thể ngồi đó niệm Phật hay niệm chú để cầu cứu Đức Phật. Ngồi thiền trong khi giặc đến lại càng không thể!

          Vậy nên, trong tình thế ấy, người tu theo đạo Phật chỉ có thể chủ động sử dụng tánh người kiên cường và không sợ của mình để đánh đuổi giặc xâm lăng vậy.

          Đức Phật có dạy trên đời này cái quý nhất đó là Phật tánh. Các thầy là những vị Hòa Thượng, Tiến sĩ Phật học, Giảng sư…là những người có học thức cao của nhà Phật. Theo con nghĩ, các thầy chắc hẳn đã nhận ra được Phật tánh của các thầy. Tại sao từ trước đến nay các thầy không dạy lại cho chúng con nhận ra cái quý nhất của mình hay Phật tánh chỉ dành cho những người xuất gia như các thầy?

          Phật tánh là cái quý nhất. Con nghĩ rằng tất cả mọi người muốn một lần trong đời cảm nhận được nó. Vậy xin các thầy hãy đăng đàn và dạy cho chúng con:

  1. Cách nhận ra Phật tánh thế nào?
  2. Khi sống trong Phật tánh nó ra sao?
  3. Trong cuộc sống sử dụng Phật tánh thế nào?
  4. Xin các thầy hướng dẫn mạch lạc, khoa học. Con xin cảm ơn.

          Bây giờ, tuy con ở nước ngoài nhưng con cũng hay đọc tin tức về Phật giáo ở Việt Nam. Con thấy nhiều chùa ở Việt Nam, các thầy con đốt vàng mã, làm bùa, giải hạn, trong đám tang thì các thầy đi trước gõ mõ gõ chuông, rồi còn treo ảnh Đức Phật trước đám tang…

          Như vậy, không Mê Tín thì gọi là gì? Giặc đến rồi phải làm sao?

         Các thầy dạy đạo Phật rất khoa học. Vậy, những việc ở trên khoa học ở chỗ nào? Trong khi cái cao quý nhất của đạo Phật thì không có chùa nào dạy. Vậy người có học thức, bạn bè quốc tế họ sẽ suy nghĩ như thế nào về Phật giáo Việt Nam ?!!!

         Chùa Thiền tông Tân Diệu. Không đưa mê tín dị đoan vào chùa. Chỉ rõ ràng cho những ai muốn nhận ra Phật tánh của chính mình. Chỉ ra được sự thật nơi thế giới này để không bị người khác lừa mình. Chỉ cho những ai muốn biết về quy luật nhân quả luân hồi nơi thế giới này từ đó mới biết cách thoát ra. Soạn giả  Nguyễn Nhân tuy là một cư sĩ nhưng ông đã tận tâm phổ biến pháp môn Thiền tông cao quý này. Vậy mà Giáo hội Phật giáo liên huyện Đức Hòa – Đức Huệ, tỉnh Long An lại cấm không cho phổ biến ra?

          Với một người con xa xứ, và là một người muốn tìm hiểu giáo lý của Đức phật con thấy làm như vậy là không nên. Con cũng hy vọng tất cả mọi người cùng nhìn ra được sự thật trên thế giới này để không bị lừa để rồi phải đi luân hồi không ngày cùng.

Nhật bản, ngày 05 tháng 07 năm 2018,

Nguyễn Tuấn Dũng