Tin nổi bật

Nhân tài Đất Việt: Sao Đức Phật dám công bố Huyền Ký lúc đó!

Kính thưa Viện Chủ cùng Ban quản trị,

Con tên Lê Công Nghiệp, pháp danh Đức Ngộ Tâm, sinh năm 1964, ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM. Số điện thoại: 0909234623, 0903749901. Và là người thích học hỏi về Phật giáo,

Con may mắn tốt nghiệp 2 bằng đại học và được nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhân Tài Đất Việt” về khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin được tổ chức vào ngày 20/11/2007 tại trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Trong buổi lễ này có chào cờ, hát quốc ca, được truyền hình trực tiếp trên VTV1 và được nhiều vị lãnh đạo đảng, nhà nước tham dự. Cá nhân con lúc đó được nguyên Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu – Chủ tịch viện Khoa Học Công Nghệ Việt Nam đích thân trao giải.

Trình bày điều trên chỉ để nói rằng con tìm hiểu Thiền tông với tư cách là một cá nhân có chút ít kiến thức về khoa học chứ không phải mê tín và cũng không phải vì khoe khoang vì người học Phật luôn phải tâm niệm rằng: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.

Vô tình biết Pháp môn Thiền Tông của chùa Thiền tông Tân Diệu với lòng thành kính vô biên vì đã mạnh dạn công bố cái tinh hoa của Phật pháp. Và con đã theo dõi những buổi giải đáp về Thiền tông trên Youtube của Viện chủ một cách say mê, xem đi xem lại rất nhiều lần và càng hiểu ra nhiều vấn đề. Xin trân trọng biết ơn Viện Chủ và quý vị trong Ban Quản trị.

Do đó con xin phép Viện chủ cùng Ban Quản trị cho con được viết bài này trên trang Web của chùa Thiền tông Tân Diệu nhằm gởi đến cho những người quan tâm về pháp môn này để rộng đường dư luận.

Trong các buổi giải đáp nhiều người hay thắc mắc về điện từ âm dương và hay hỏi đi hỏi lại. Theo quan điểm của con, họ đã quên nhìn sâu vào bản chất của chính mình cũng như bản chất của vạn vật và các hiện tượng.

Khoa học ngày nay từ những thế kỷ trước đã chứng minh cái vật chất mà lục căn chúng ta cảm nhận, đều được cấu tạo bởi các nguyên tố kết hợp lại với nhau và có trên 100 nguyên tố như vậy trên bảng tuần hoàn. Các nguyên tố này lại được cấu tạo bởi các nguyên tử và trong mỗi nguyên tử được cấu tạo bởi điện từ dương là các hạt mang điện tích dương ở nhân nguyên tử và các điện từ âm là các Electron quay xung quanh các hạt nhân này.

Như vậy, trong vũ trụ mà cái “Lục căn” của con người chúng ta đang “cảm nhận” và “nhìn thấy” thì chúng ta không thể tìm ra cái gì thoát khỏi quy luật điện từ âm dương này. Từ cái gọi là vĩ đại như các hành tinh cho đến cái nhỏ nhất như con siêu vi trùng. Từ cái vô lượng hình tướng cỏ cây, sông núi, áo quần, bàn ghế cho đến thân thể muôn loài v.v…  tất cả mang trong nó cái bản chất của điện từ âm dương vì chúng được gọi là “Vật chất”, từ các hạt mang điện tích âm và dương cấu tạo thành.

Cho nên các Electron xoay quanh hạt nhân từ vô lượng kiếp đến nay mà không thoát ra được. Mà dù chúng có thoát ra được thì cũng chỉ tạo thành một nguyên tố khác và cũng nằm trong quy luật vận hành âm dương. Vật chất chỉ thoát ra khỏi quy luật này khi chúng biến thành ánh sáng mà khoa học đã chứng minh là các hạt Photon thì mới có thể đi xa muôn dặm. Và phải chăng cái ánh sáng là cái được nằm trong khái niệm “Điện từ quang” của Phật pháp.

Quy luật điện từ âm dương làm các hạt Electron quay xung quanh hạt nhân và giữ chúng lại theo các quỹ đạo thì cái quy luật ấy làm trái đất và các hành tinh quay xung quanh mặt trời thì có gì đâu mà lạ, có gì đâu gọi là tưởng tượng, gọi là mê tín cơ chứ ! Bởi chúng cũng chỉ là vật chất mà thôi…

Nhà bác học Alber Enstein được mệnh danh là bác học của những nhà bác học, lúc còn sinh thời ông đã từng nói rằng: ” Nếu có một tôn giáo giải thích được tất cả các vấn đề của khoa học hiện đại thì đó chỉ có thể là Phật giáo …” Nhà bác học nói như vậy phải chăng ông cảm nhận Phật giáo chính là khoa học của mọi khoa học ?

Vậy mà khi ông công bố thuyết “Tương đối” vào năm 1915 làm đảo lộn toàn bộ các định kiến khoa học … Có mấy người được gọi là Giáo sư, tiến sĩ hiểu được ?

Hơn nữa, các nhà vật lý học hiện đại ngày nay thừa nhận rằng cái “Vật chất” chúng ta cảm nhận được chỉ là 5%. Và 95% còn lại là “Vật chất tối” là cái vật chất nằm ngoài “Lục căn” của con người, nằm ngoài các phương tiện và tri kiến của khoa học và họ cho rằng nó mang năng lượng âm. Và cũng như bộ não của con người được gọi là “Phàm phu” của chúng ta cũng chỉ được sử dụng có vài phần trăm !

Thế thì cái còn lại nằm ở đâu?

Phải chăng nó nằm ở các cõi giới khác với hình thái “vật chất tối” mà vài phần trăm bộ não mang tánh người của chúng ta không cảm nhận được và cho là mê tín? Và cho là dị đoan, là tà đạo !!!

Nhà bác học Alber Enstein cũng từng nói rằng: “Phá vỡ một hạt nhân nguyên tử dễ hơn là phá vỡ một thành kiến trong đầu của một con người …” Và gợi cho chúng ta một sự liên tưởng đến khái niệm “Chấp kiến” của Phật giáo trong khi đức Phật đã nói: “Điều kiện đầu tiên để học cái giác ngộ của Phật là phải từ bỏ mọi chấp trước …”

Phải chăng Đức Phật thành đạo nên đã khai thác được 100% bộ não của mình nên Ngài mới trở nên toàn năng, toàn giác. Thấy hết, biết hết các tánh của muôn loài, làm được hết và thấy cả 95% cái “Vật chất tối” kia, nơi mà các cõi giới khác sinh sống …

Thế thì lúc đó làm sao Ngài dám công bố. Sinh thời ai hỏi Ngài về các vấn đề liên quan đến vũ trụ Ngài đều im lặng vì: “Nói sao cho em hiểu …”.

Vậy thì Huyền Ký của Ngài sao dám công bố lúc đó! Vì cái tinh hoa của Phật pháp đâu thể nói hoặc công bố tràn lan như dạy các em học sinh đánh vần hoặc học bảng cửu chương được.

Ví dụ như một người sinh ra mới bắt đầu đi học thì làm sao có thể dạy về toán cao cấp của đại học, phải học chữ cái A, B, C … học đánh vần, cộng trừ nhân chia, đồng thời dạy thêm về “Tấm Cám” hay “Bạch Tuyết và bảy chú lùn” cái đã. Vào một trường tiểu học mà dạy học sinh giải phương trình, vẽ đồ thị hàm số thì đương nhiên chúng nó sẽ chửi um lên và bỏ đi chơi Game ngay cho sướng !

Đâu chỉ riêng Phật pháp! Cái tinh hoa của khoa học ngày nay cũng đâu thể truyền bá hoặc công bố tràn lan … Đơn giản thôi, vào một hiệu sách thì chúng ta có thể mua đủ loại sách về vật lý nhưng đố mà tìm ra cuốn sách nào “Công bố” về cách thiết kế một lò phản ứng hạt nhân mặc dù nó đã có cách đây gần trăm năm. Và chúng ta có thể tìm ra hàng ngàn cái ví dụ như vậy nếu chúng ta không cố chấp. Những hình thức như vậy gọi là “Biệt truyền”

Đức Phật giác ngộ nên mong muốn độ cho muôn loài cũng được giác ngộ và giải thoát như Ngài chứ không phải độ cho muôn loài được cơm no, áo ấm, tiền tài danh vọng, phúc đức hoặc sinh sống trên các cõi trời vì đó là “Vô thường” v.v… Và Ngài biết rằng điều đó không đơn giản vì cái “cốt tủy” đó nằm ở “Vô Ngã” và “Vô Thường”. Mười sáu cái tánh người đã bao bọc và chấp vào cái “Tôi” quá lớn. Chấp vào cái vật chất  và danh lợi hư ảo, dễ gì dứt bỏ được.

Do đó cái mục tiêu cao nhất của Phật pháp chính là sự giác ngộ để giải thoát và muốn làm được điều này thì trước hết phải giải quyết cái nhân quả mà mỗi chúng sinh đã mang trong mình từ vô lượng kiếp.

Tiếc thay!!! Ngày nay người ta dạy Phật pháp lại không dạy cái “Tinh hoa” này và vô hình chung đã làm cho Phật pháp ngày càng biến dạng và méo mó đến  mức tội nghiệp. Và vấn đề này cũng đã nằm trong cái “Trí biết” của đức Phật nên Ngài mới gọi thời kỳ này là “Mạt pháp”. Người Phật tử ngày càng ngộ nhận rằng càng cúng dường cho Phật hoặc niệm Phật càng nhiều Phật sẽ càng có công đức và được Phật độ cho giải thoát !!! Thế nên mới có cái cảnh Phật tử chen nhau dúi và nhét tiền vào tượng Phật, vào ngay cả mắt mũi tay chân của Ngài !!! Chư Phật không cần gì cả, chỉ cần chúng sinh tỉnh giấc.

Đức Phật đã dạy: “Buông dao xuống là thành Phật”, “Quay đầu lại là bờ”. Vậy thì hỡi các vị đang rao giảng về pháp Phật. Các vị nên quay đầu lại mà giảng cho đúng về Phật pháp để giúp cho chúng con tỉnh ngộ giải thoát. Các vị đừng gieo rắc mê lầm thêm nữa để cùng với chúng con thoát khỏi cảnh sinh tử luân hồi này vì thật ra các vị, chúng con và tất cả muôn loài đều là các cá thể trong cùng một “Sự sống”,  đó là “Đại Ngã”.

Và cũng đại phúc thay cho muôn loại ! Dù đức Phật đã nhập Niết bàn hơn hai ngàn năm nhưng vì lòng đại bi vô lượng thương xót chúng sinh mê lầm mà Ngài đã để lại Huyền Ký cho hậu thế để chỉ đường cho muôn loại giải thoát.

Nam Mô Vô Lượng Phật.

TP.HCM, ngày 02/08/2018.