Tin nổi bật

Người đạt “Bí mật Thiền tông” mà vẫn còn ăn mặn, khi lâm chung có Giải thoát?

Cô Lê Thị Dung, sanh năm 1960, tại Sài Gòn, cư ngụ tại nhà số 551/34E, đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, hỏi 2 câu:

Câu 1: Tu theo Thiền tông có bắt buộc phải ăn chay không?

Câu 2: Người tu theo Thiền tông, khi được truyền “Bí mật Thiền tông” rồi, mà vẫn còn ăn mặn, tức chưa trường chay. Như vậy, khi lâm chung có được giải thoát không?

an man

Trường chay hay mặn?

Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời:

Câu 1: Tu theo Thiền tông, không bắt buộc bất cứ thứ gì cả, mà người tu theo pháp môn Thiền tông phải hiểu 4 phần căn bản như sau:

1- Tu theo Thiền tông là để hiểu tánh Phật của mình là gì. Phật tánh đã có nói rõ trong các sách trước. Nếu vị nào có duyên thật lớn, nhận rõ ràng tánh Phật của chính mình. Phần này, Đức Phật dạy là “Minh tâm kiến tánh”, tức tâm mình phải sáng ra.

Sáng ra bằng cách nào?

A- Trước kia mình không biết tánh Phật này mình đã biết.

B- Tự nhiên tâm mình sáng rực lên.

Hai phần này gọi là “Minh tâm”.

Còn kiến tánh, là kiến như thế này: Trong lúc tâm mình sáng ra đó, mình thấy cái sáng mà thanh tịnh đó, đó là tánh Phật thanh tịnh của chính mình đó. Chỗ này Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Định huệ đồng thời”, là Ngài dạy chỗ minh tâm kiến tánh này vậy.

2- Biết tánh người của mình cấu tạo ra sao và phải hiểu tánh người của mình là gì. Tánh người cũng đã nói thật rõ trong các sách trước.

  • Tu sao được giải thoát, tu sao còn bị luân hồi.
  • Phải tìm hiểu công thức giải thoát.

Trên đây là 4 căn bản của người tu theo Thiền tông. Đức Phật chỉ dạy căn bản như vậy, không bắt buộc ai cái gì cả.

Vì sao vậy?

– Vì mỗi con người ai cũng có nghiệp riêng của mình. Nghiệp làm kiếp người hiện tại có 3 phần:

1- Sống trong gia đình để trả nợ hay đòi nợ.

2- Nương tựa vào gia đình để tạo phước để được vãng sanh lên các cõi cao hưởng phúc, hoặc tạo ác để lãnh quả khổ! Người muốn hưởng phước hay gieo ác phải biết 2 phần:

A- Muốn hưởng nghiệp tốt: Sanh vào trong gia đình tu theo đạo Thánh, hoặc tu theo đạo của Như Lai mà thích làm phước thiện và Cầu mong đến các cõi sung sướng sinh sống.

B- Muốn hưởng nghiệp xấu: Sanh vào gia đình tu theo đạo Thần, hay tu theo đạo của Như Lai mà thích lường gạt người khác.

3- Nương vào gia đình tu theo đạo của Như Lai, hay tìm kiếm giác ngộ và giải thoát, chứ không tìm bất cứ thứ gì nơi thế giới Vật lý Âm Dương này.

Căn bản câu hỏi số 1 là vậy. Chứ người tu theo pháp môn Thiền tông, không bắt buộc bất cứ thứ gì. Nếu ai đó nói bắt buộc là người đó bịa ra, chứ Đức Đức Phật không bắt buộc ai cả.

Câu 2: Người tu theo Thiền tông, khi đã được truyền “Bí mật Thiền tông” rồi, tức biết được 4 phần:

1- Biết được tánh Phật của mình.

2- Biết được tánh người của mình.

3- Tu sao giải thoát.

4- Tu sao còn bị luân hồi.

Còn hỏi về ăn mặn có được giải thoát hay không, không khẳng định được.

Vì sao vậy?

– Vì ăn uống của con người có 2 phần:

1- Sát sanh để ăn, là gieo nghiệp sát, thì bị nghiệp sát sanh kéo mình đi trả quả nghiệp sát do mình tạo ra.

2- Ăn mặn mà không sát sanh, thì hên xuôi. Nếu ăn miếng thịt nào, mà tánh Thú của con thú đó nương vào miếng thịt mà mình ăn, thì nó kéo mình đi trả quả cho nó.

Hai phần này Đức Phật có dạy như sau: Trước kia nghiệp sát mình đã tạo ra. Hôm nay, mình biết tu pháp môn Thanh tịnh thiền và biết tạo ra công đức là để mở đường giải thoát. Nhưng vì, trước đây mình đã lỡ tạo ra nghiệp sát, nên nghiệp sát này kéo mình không cho giải thoát. Đức Phật có dạy như sau:

– Khi sắp lâm chung mà không giải thoát được, thì phải áp dụng pháp môn “Nhất tự thiền” của Đức Phật dạy, khi thân tâm vật lý được thanh tịnh rồi, nói 1 tiếng cho nặng và mạnh: “BUÔNG!”

Tức khắc, nghiệp sát tự động nó “Buông” mình ra, Phật tánh của mình tức khắc được tự do vượt Hải Triều Dương vào Bể tánh thanh tịnh, còn vỏ bọc của tánh người và nghiệp sát của mình tự động được hút theo dòng luân hồi nơi thế giới này.

Đức Phật có dạy người này như sau:

– Khi người này đã vào được Phật giới và định hình xong 1 Kim Thân Phật rồi, thì vị Phật này luôn lúc nào cũng nhớ nghiệp cũ của mình, nên phân thân theo vỏ bọc tánh người của mình trước kia, xem người nào mang vỏ bọc tánh người của mình. Vị Phật đó có bổn phận hướng dẫn người đang mang vỏ bọc cũ của mình làm những việc thiện.

Để chi vậy?

Để số nghiệp xấu của vỏ bọc tánh người đó lần lần được hóa giải và tan biến. Sau đó, hướng dẫn người mang vỏ bọc cũ của  vị Phật này, đến nơi đang lưu hành pháp môn Thiền tông và trợ giúp người này trở về Bể tánh thanh tịnh, khi nào xong mới hoàn thành nhiệm vụ của vị Phật này.

Đức Phật dạy pháp môn Thiền tông lưu hành như sau:

– Mỗi vị Phật ra đời nơi thế giới này, dạy pháp môn Thiền tông có 3 thời kỳ:

Thời kỳ một: Khi vị Phật đó còn sống 4 năm sau cùng, mới bắt đầu đem pháp môn Thiền tông ra dạy. Sau cùng, phải lập ra 1 buổi kiểm thiền. Vị đệ tử nào nhận ra tánh Thấy thanh tịnh Phật tánh của chình mình, thì vị Phật ấy phải công bố là môn đồ này đã đủ tư cách làm Tổ Thiền tông đời thứ Nhất. Từ 7 đến 15 ngày sau, vị môn đồ nhận được tánh Thấy thanh tịnh của chính mình, vị này phải được chính thức truyền “Bí mật Thiền tông”. Trong buổi lễ truyền “Bí mật Thanh tịnh thiền” này, vị  Phật nào trước đây dạy pháp môn Thiền tông nơi thế giới này, vị Phật đó phải phân thân đến dự.

Khi pháp môn Thanh tịnh thiền được công bố ra, được xếp là đầu thời kỳ “Thượng pháp”. Khi pháp môn Thiền tông, không còn được truyền thiền theo qui cách ban đầu nữa, là hết thời kỳ Thượng pháp.

Thời kỳ thứ 2: Khi thời kỳ Thượng pháp chấm dứt, là bắt đầu vào thời kỳ “Trung pháp”. Thời kỳ Trung pháp này, vị nào đạt được “Bí mật Thiền tông”, thì không được phép truyền như ban đầu, mà vị trước chỉ được “Ấn chứng” cho vị sau thôi.

Vì chỗ thiếu tìm hiểu này, nên nhiều người dạy là “Ấn tâm”.

Còn vị nào được Ấn chứng rồi, mà mình giúp cho:

– 30 người trở lên giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.

– 15 người trở lên đạt được “Bí mật Thiền tông”.

Vị này được:

– Phong “Thiền tông sư”, gọi tắt là “Thiền sư”, nếu là tu sỹ.

– Phong “Thiền tông gia”, gọi tắt là “Thiền gia”, nếu là cư sỹ.

Tiếp theo phong tặng, vị này liền được cấp thêm:

– “Bằng Công nhận” đủ tư cách Ấn chứng cho vị sau giác ngộ: Yếu chỉ Thiền tông, đạt đươc Bí mật Thiền tông và cũng được phép phong Thiền tông sư, Thiền tông gia và đứng ra cấp Bằng Công nhận đủ tư cách truyền thiền cho người sau.

Khi nào “Mạch nguồn Thiền tông” bùng lên, là  bắt đầu vào thời kỳ “Mạt Thượng pháp”, thì pháp môn Thiền tông được quay trở lại như ban đầu.

Thời kỳ thứ 3: Là thời kỳ “Mạt pháp”, tất cả thời kỳ nào cũng có 3 thời là Thượng, Trung, Hạ. Duy nhất, chỉ có thời kỳ Mạt pháp chia ra làm 4 thời kỳ:

1- Mạt Thượng pháp.

2- Mạt Trung pháp.

3- Mạt Hạ pháp.

4- Mạt Mạt pháp.

Khi đến thời kỳ Mạt Thượng pháp, thì pháp môn Thiền tông được bùng lên. Pháp môn Thiền tông này bùng lên nơi nào, thì vị nhận được Mạch nguồn Thiền tông, tự nhiên có người đem trao Huyền ký của Như Lai cho vị này, để vị này có đủ  pháp gốc và đủ tư cách đứng ra hành lễ truyền “Bí mật Thanh tịnh thiền” lại cho người sau.

Và cũng từ đây, vị này được phép thực hiện 4 phần:

1- Cấp giấy chứng nhận cho người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.

2- Cấp Bằng Chứng nhận cho người đạt được “Bí mật Thiền tông”.

3- Phong người khác là Thiền tông sư hay Thiền Tông gia.

4- Cấp Bằng Công nhận đủ tư cách truyền “Bí mật Thiền tông” cho người sau.

Giải thích 4 phần của người đạt được “Bí mật Thiền tông”:

  • Ít nhất phải 1 lần cảm ơn lời dạy của Đức Phật. Còn khá hơn, phải 1 lần thân tâm thanh tịnh hiện ra với mình. Còn cao nhất là nhìn thấy 3 phần như sau:

A- Thân tâm như mất.

B- Ánh điện từ Quang  của vỏ bọc tánh Phật sáng lên.

C- Nhìn được rõ ràng tánh Phật thanh tịnh của chính mình.

D- Nhìn thấy được màn trong suốt của Hải Triều Dương, nhìn qua bên kia màn thấy được Phật giới.

Người đứng ra truyền “Bí mật Thiền tông” lại cho người sau. Người này phải cung cấp 26 câu hỏi về pháp môn Thiền tông học này, để xem người này trả lời đạt bao nhiêu phần trăm, nếu đạt trên 60% trở lên, thì vị này đạt yêu cầu.

Đức Phật dạy rõ:

Các phần trên thật đúng rồi, thì việc truyền “Bí mật Thiền tông” mới đúng bảng gốc mà Như Lai truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp buổi ban đầu nơi núi Linh Sơn.

Đức Phật lại dạy:

Ở Thế giới Nhân quả Luân hồi của Vật lý điện từ Âm Dương này, pháp môn Thiền tông cũng nằm trong định luật Nhân quả Luân hồi, nên nó cũng phải luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt và biến mất vào thời kỳ Mạt Mạt pháp. Đồng nghĩa, mỗi vị Phật dạy pháp môn Thiền tông này, tồn tại có 3.000 năm, mà thời kỳ hưng thịnh nhất là vào đời Mạt Thượng pháp.

Vì sao tuổi thọ của pháp môn Thiền tông quá ngắn như vậy?

– Vì trái đất này,vào thời Mạt Mạt pháp, bị loài người hủy diệt sự sống gần hết, nên Nguồn Thiền tông phải  chấm dứt theo.

Khi nào pháp môn Thiền tông này được phổ biến trở lại?

– Phải đợi khi trái đất này dần dần bình phục lại hoàn toàn, thì vị Phật kế tiếp mới dạy pháp môn Thiền tông này.

Thời gian trái đất bình phục là bao lâu?

Các ông phải hiểu:

– Sự sống con người là 100 năm.

– Sự sống loài trời Dục giới là 1.000 năm.

– Sự sống loài trời Hữu sắc là 10.000 năm.

– Sự sống loài trời Vô sắc là 100.000 năm.

– Sự sống của trái đất là 10 tỷ năm.

Vì sao  loài người lại tiêu diệt sự sống của trái đất?

– Vì tánh của con người có đến 16 thứ, mà con người sử dụng 3 thứ nhiều nhất là Tưởng, Tham và Ác, nên họ phải tiêu diệt phần sống của trái đất này là đúng với qui luật Nhân quả Luân hồi do sức Hành của điện từ Âm Dương.

Trở lại câu hỏi thứ 2: Người đã được “Bí mật Thiền tông” mà không trường chay có được giải thoát không?

Chúng tôi trả lời: Người khi được truyền “Bí mật Thiền tông” mà không trường chay, cũng giải thoát được, nhưng chỉ chiếm có 5% thôi!

Vì sao quá ít như vậy?

– Phần này, chúng tôi đem câu hỏi của Ông A Na Luật hỏi Đức Phật; Đức Phật có dạy ông A Na Luật như sau:

– Này ông A Na Luật: Loài người và chúng sanh sống bất cứ nơi đâu ở thế giới Nhân quả Luân hồi Vật lý Âm Dương này, phải tuân theo qui luật: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Chứ không ai sống ngoài qui luật này. Mỗi người sống trong qui luật Nhân quả Luân hồi này phải hiểu 2 phần “Tánh” và “Tướng” mà trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Như Lai đã dạy:

Một: Tánh là gì? Là Tánh Phật và Tánh Người, gọi chung là “Tánh”.

– Người sống trong Nhân quả Luân hồi phải sử dụng 1 trong 2 “Tánh”:   

1- “Tánh Phật” là thanh tịnh, khi phát ra suy nghĩ, là suy nghĩ của Tánh Phật, Tánh Phật thì tìm phương cách giúp người khác giác ngộ và giải thoát, cái suy nghĩ này là tạo ra công đức để sử sụng trong Bể tánh thanh thịnh.

2- “Tánh vọng tưởng” là tánh của con người, khi phát ra suy nghĩ là suy nghĩ tìm danh và lợi cho mình, nên tìm phương cách giúp người khác hết khổ, cái suy nghĩ này là tạo ra phước đức để sử dụng 1 trong 3 nơi:

A- Vãng sanh đến các cõi Trời hoặc nước Tịnh Độ để hưởng phước dài lâu.

B –  Ở tại thế giới loài người làm Vua hay Quan hoặc giàu sang phú quí.

– Giết hại các loài để thỏa mãn lòng ham sát của mình, nên phải trả nhân quả với loài mình thích sát.

Đức Phật dạy về cái  “Tướng”  này có đến 8 phần, gồm:

– Hành động – Ăn – Mặc – Đi – Đứng – Nằm – Ngồi và Nói.

Câu hỏi thứ 2 này, cô hỏi về ăn mặn có được giải thoát không? Câu hỏi này thuộc về “Tướng ăn”, nên tôi lấy lời dạy của Đức Phật dạy ông A Na Luật về phần “ăn” này:

Đức Phật dạy:

– Ăn của con người có đến 5 muốn:

1-  Người bình dân nói: Ăn để sống:

2- Người cho mình là  “Thánh thiện” nói: Ăn để sống, chứ không phải sống để ăn.

3- Người chú ý về thân thể họ nói: Ăn để cho cơ thể được cường tráng và đẹp.

4- Người dụng công tu hành nói: Ăn chay để được thành “Thánh”, thành “Bồ Tát” hay thành “Phật”.

5- Người muốn cơ thể  ít bệnh:  Ăn để quân bình Âm Dương.

Trên đây là căn bản của người ăn nơi thế giới này.

Người muốn giải thoát để ra ngoài sức hút của Nhân quả Vật lý Âm Dương thì phải hiểu 3 phần ăn như sau:

  • Ăn động vật nào mà mình trực tiếp giết nó để ăn, thì tự mình gieo nhân quả với nó.
  • Ăn động vật nào mà mình không giết, phần này hên xuôi. Nếu miếng thịt nào mà mình ăn, tánh thú của nó ẩn vào trong miếng thịt đó, là mình lãnh đủ.

Đức Phật vừa dạy đến đây, ông A Na Luật trình hỏi Đức Phật:

– Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn đi khất thực, ai cúng gì Đức Thế Tôn cũng nhận, Đức Thế Tôn không sợ nhân quả sao?

Đức Phật dạy ông A Na Luật:

– Này ông A Na Luật: Một vị toàn giác như Như Lai, thì ăn gì cũng không sao.

Vì sao vậy?

– Vì một vị toàn giác rồi, tức biết tất cả, thực phẩm mình ăn như thế nào, nếu trong thực phẩm đó có tánh thú ẩn trong đó, Như Lai độ nó trở thành là 1 con người toàn thiện.

Như Lai cũng dạy cho ông rõ:

– Một vị toàn giác, thì phước báo của vị ấy vô lượng, nên vị này hóa giải bất cứ thứ gì trong thế giới này. Dù trước kia, vị này có phạm tội gì.

Như Lai dạy ông rõ:

– Khi người đạt được “Bí mật Thiền tông” rồi, mà biết tạo ra vô lượng công đức, thì những chuyện nhân quả nơi thế giới vật lý Âm Dương này, xem như là cái bóng tối vậy.

Vì sao nhân quả nơi thế giới xem là cái bóng tối?

Như Lai đưa ra ví dụ thực tế cho ông rõ:

– Như có 1 người nho sinh nghèo khổ sống ở trong làng nọ, thiếu trước hụt sau. Chàng nho sinh này đi vay mượn khắp trong làng, đến nổi chàng ta đến nhà nào, thì người trong nhà đó đuổi đi hoặc chửi không tiếc lời.

Chàng ta lên Kinh Đô thi đổ Trạng Nguyên, khi về làng có ai còn chửi chàng ta nữa không, mà trái lại còn nhận chàng ta là người thân trong làng nữa.

Vì sao vậy?

– Vì trước kia chàng ta chỉ là người nghèo khổ trong làng, giống như cái bóng tối, ai ai cũng ghét và khinh.

– Hôm nay, chàng ta nhận chức quan Trạng, giống như người có 1 ánh Hào quang sáng rực, thì cái bóng tối trước kia có ăn thua gì.

Lại một ví dụ nữa:

– Có người nông dân nghèo khó, áo không có mặc, cơm không đủ ăn, ai ai cũng khinh chê, không muốn nhìn.

Vì sao vậy?

– Vì những người xung  quanh xem người nông dân này như là cái bóng Ma đen.

Bất ngờ, người nông dân này làm ruộng đào được 1 hủ vàng thật to. Thì thử hỏi, cái bóng Ma đen nghèo khổ trước kia có còn với người nông dân này không?.

Tại sao Như Lai đưa 2 phần ví dụ để dạy ông.

– Vì người nào đã tạo ra được vô lượng công đức rồi, giống như mình đã có 1 núi vàng ròng vậy. Thì thử hỏi, vài đồng bạc lẻ nợ nần trước kia có ăn thua gì không?.

Đức Phật dạy phần giải thoát:

– Người muốn giải thoát có 4 điều kiện:

1- Phải có lòng cương quyết mãnh liệt.

2- Phải thông tánh Phật và tánh Người.

3- Phải biết tạo ra công đức.

4- Phải biết công thức giải thoát.

Trên đây là 4 phần căn bản của người muốn giải thoát. Còn chuyện ăn uống là phương tiện trợ duyên. Như người bình thường mà muốn tu giải thoát. Cái ăn căn bản là trường chay, nhưng trường chay theo qui luật Âm Dương để cho cơ thể nhẹ nhàng, không lo dính vào nghiệp sát.