Tin nổi bật

Trung Ấm Thân – hình thành từ đâu?

Phật tử Thiền tông NGUYỄN BẠCH ĐẰNG, sanh năm 1974, tại Sài Gòn, cư ngụ 326/17, bến Phú Định, P.16, Q.8, TP.HCM, có hỏi tác giả Nguyễn Nhân về Trung Ấm Thân như sau:

1/- Nguyên lý hình thành ra một Trung Ấm Thân?

2/- Cấu tạo một Trung Ấm Thân như thế nào?

3/- Qui trình hoạt động của một Trung Ấm Thân?

4/- Thời gian tồn tại của một Trung Ấm Thân?

5/- Nhiệm vụ của một Trung Ấm Thân?

6/- Trung Ấm Thân chịu chi phối theo qui luật nào?

7/- Có ai tác động được vào Trung Ấm Thân không?

8/- Trung Ấm Thân có Âm Dương không?

Tác giả Nguyễn Nhân trả lời:

– Phật tử Thiền tông Nguyễn Bạch Đằng muốn hiểu Trung Ấm Thân của con người, thì phải hiểu toàn bộ trong Càn khôn Vũ trụ này, thì mới hiểu nguyên nhân có Trung Ấm Thân được.

* Càn khôn Vũ trụ là nói không gian không biên giới, trong đó có sự sống chia ra làm 2 nơi rõ rệt:

I. Nơi thứ nhất:

– Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, cũng gọi là Phật giới. Trong Phật giới có căn bản các thứ:

1- Tánh Phật: Tánh Phật này, có Hằng hà sa số cá thể, không thể sử dụng con số tính của loài người nơi thế giới này mà tính ra hết được. Trong mỗi Tánh Phật có cái Ý; Cái Ý này nó hằng: Thấy – Nghe – Nói – Biết.

2- Nơi có Hằng hà sa số những vị Phật sống. Con số quá nhiều như vậy, nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là “Thế giới Mười phương chư Phật”.

3- Có điện từ Quang trùm khắp, Điện từ Quang này có công dụng như sau:

  • Làm vỏ bọc cho mỗi Tánh Phật.
  • Làm ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh cho mỗi vị Phật.
  • Chuyên chở: Thấy – Nghe – Nói – Biết của cái Ý trong Tánh Phật đi xa và thu gần lại.
  • Làm sự sống cho mỗi Tánh Phật.
  • Tồn tại của Phật giới là nhờ điện từ Quang này.

II. Nơi thứ hai:

– Tam giới: Trong 1 Tam giới có 1 trung tâm và 4 vùng:

Trung Tâm: Gọi là Trung tâm sưởi ấm: Do 1 hành tinh lửa làm Trung tâm, mà loài người gọi là “Mặt trời”. Mặt trời này, làm trung tâm, là nơi sưởi ấm cho 4 vùng như dưới đây:

Vùng 1: Có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại, gọi là Địa cầu.

Vùng 2: Có 10 hành tinh cấu tạo bằng điện tử Âm Dương có 5 màu sắc thật đậm, gọi là cõi Trời Dục giới. Một hành tinh cũng cấu tạo bằng 5 màu sắc điện từ Âm Dương rất đậm, hành tinh này gọi là cõi Trời Thượng Đế, hay Ngọc Hoàng.

Vì ssao gọi như vậy?

– Vì những vị Trời sống ở hành tinh này phân chia ra làm 4 giai cấp:

1/- Giai cấp thống trị, gọi là giai cấp trong dòng tộc Chúa Trời.

2/- Giai cấp “Phụ tá” Chúa Trời.

3/- Giai cấp diện Chúa Trời.

4/- Giai cấp “Con Chiên”.

Vì cõi Trời này có 4 giai cấp như vậy, nên những vị Trời sống ở cõi Trời Thượng Đế này, có lập ra 12 ban “Thánh”, mỗi vị Thánh phụ trách 1 ban, để điều hành ban mình. Trong 12 ban Thánh này, có 2 ban đặc biệt:

1/- Ban phụ trách “Kỷ luật” của cõi Trời này.

2/- Ban phụ trách “An ninh” cõi Trời này.

Hai ban này thi hành rất nghiêm nhiệm vụ của mình. Vì vậy, tất cả những vị Trời sống ở hành tinh này phải nghiêm chỉnh chấp hành theo luật ở cõi Trời này.

Vùng 3/1: Có 11 hành tinh gọi là cõi Trời Hữu Sắc.

Vùng 3/2: Có 6 hành tinh gọi là Lục quốc Tịnh Độ.

Vùng 4: Có 11 hành tinh gọi là cõi Trời Vô Sắc.

(Bốn vùng này xem trong quyển Sách Trắng Thiền Tông có nêu rất rõ ràng).

Trước khi biết hình thành ra Trung Ấm Thân, thì phải hiểu đầu  đuôi như sau:

   Đầu tiên:

– Tánh Phật ở trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh. Nhìn xuyên qua cái “bức tường ngăn cách giữa Bể tánh thanh tịnh Phật tánh và 1 Tam giới”.

– Tánh Phật nhìn thấy trong Tam giới có rất nhiều loài sinh sống, nên lần theo chung quanh cái bức tường này. Khi vừa đến “Lỗ hút Âm”, Tánh Phật bị hút vào cái lỗ hút này, Tánh Phật nghe tiếng rích rất lớn, nên gọi là cửa “Hải Triều Âm”. Tánh Phật vừa qua cái Lỗ hút Âm này, bị lực đẩy ly tâm nên văng vào thế giới loài người.

– Vào thế giới loài người, Tánh Phật biết mình đang ở trong thế giới loài người, nên lần mò tìm đường trở về Bể tánh thanh tịnh Phật tánh. Tánh Phật cứ lần mò đi tìm cửa để ra, nhưng tìm hoài không được.

Vì sao vậy?

– Vì Tánh Phật hiện đang ở trong dòng quét Nhân quả của Vật lý điện từ Âm Dương, nên không thấy được cửa ra. Vì không thấy cửa ra, nên Tánh Phật cứ lang thang tìm hoài. Bất ngờ, Tánh Phật nhìn thấy 1 đôi Nam Nữ đang giao hợp lại gần xem. Bất ngờ thứ hai, Tánh Phật bị luồng điện từ Âm Dương của đôi Nam Nữ này hút vào cửa Âm của người Nữ và rơi vào Tử cung của người Nữ ngủ trong này.

Đến 9 tháng 10 ngày, Tánh Phật được đưa ra ngoài Tử cung của người Nữ. Khi Tánh Phật được đưa ra ngoài phải qua 1 cái cửa rất hẹp. Vì vậy, Tánh Phật bị động, nên Tánh Phật phải la lên, làm 3 cái tánh: Thấy, Nghe và Biết thức dậy. Bây giờ, Tánh Phật không: Thấy, Nghe, Nói Biết gì nữa, mà chỉ biết đang ở trong thân của 1 con người.

Trong thân của con người này, có 6 nơi tiếp xúc được với bên ngoài để Tánh Phật: Thấy, Nghe, Nói và Biết như:

1/- Có 2 lỗ con mắt, để Tánh Phật Thấy bên ngoài.

2/- Có 2 lỗ tai, để Tánh Phật Nghe tiếng từ bên ngoài vang vọng đến.

3/- Có 1 lỗ miệng, để Tánh Phật muốn phát ra tiếng, có nơi phát ra.

4/- Có thân tứ đại của con người, để Tánh Phật xúc chạm, Biết bên ngoài.

Vì thân tứ đại của con người có thêm 2 cái lỗ mũi, nên mùi hôi hay thơm từ bên ngoài bay vào, 2 lỗ mũi đều biết.

Vì sao 2 lỗ mũi biết?

– Vì tại 2 lỗ mũi này, có các dây thần kinh tiếp xúc với Trung tâm não bộ, mà Trung tâm não bộ là nơi nhận biết tất cả những sự việc bên ngoài tác động vào.

Cái gì biết?

– Là Tánh Phật biết.

Vì sao Tánh Phật biết?

– Vì Tánh Phật hiện là sự sống của thân con người này, nên cái gì tác động vào thân người Tánh Phật đều biết cả.

Tánh Phật là Tánh Thanh tịnh và biết tất cả, sao không biết, đường thoát ra ngoài thân con người để trở về Bể tánh thanh tịnh Phật tánh, mà: Thấy, Nghe, Nói và Biết đều bị sai như vậy?

Đến phần này, câu hỏi thứ 27 này sẽ được giải bày ra rõ ràng:

Câu trả lời thứ 27 này như sau:

1-3/ Đoạn sau là trả lời câu từ 1 đến 3:

– Trong Tánh của mỗi con người có đến 16 thứ: 1- Thọ. 2- Tưởng. 3- Hành. 4- Thức. 5- Tài. 6- Sắc. 7- Danh. 8- Thực. 9- Thùy. 10- Tham. 11- Sân. 12- Si. 13- Mạn. 14- Nghi, 15- Ác. 16- Kiến.

– Ngoài 16 thứ căn bản của Tánh người nói trên, mỗi thứ hoạt động được là nhờ luồng điện từ Âm Dương dẫn máu đi xuyên qua các nơi này. Mà máu đi qua các nơi này, nó nổi lên những cái bong bóng máu. Vì cái bong bóng máu này, mà: Thấy, Nghe, Nói và Biết của Tánh Phật bị sai lệch không còn trung thực nữa.

Vì Tánh Phật: Thấy, Nghe, Nói, Biết không còn trung thực, nên phải sử dụng cái “Tưởng” của Tánh người tưởng tượng ra để biết đường trở về Bể tánh thanh tịnh Phật tánh.

Vì là tưởng tượng nên: Thấy, Nghe, Nói và Biết không thể nào đúng. Không đúng, cho là đúng, nên Tánh Phật đem cái “Thọ” của Tánh người ra nhận lấy, đem vào cất giữ.

Cất giữ ở đâu?

Bắt buộc phải tạo ra cái kho để lưu giữ, cái kho này gọi là “Tàng Thức”, tức cái “Kho hiểu biết”.

Cái kho Tàng Thức này cấu tạo bằng gì?

– Bằng những sợi dây điện từ Âm Dương. Vì vậy, cái kho này nó liên tục hoạt động.

– Tánh Phật tưởng tượng ra: Thấy, Nghe, Nói, Biết đem vào kho Tàng Thức này. Khi nhập vào kho, Tánh Phật phải sử dụng cái “Hành” của Tánh người đem vào kho, gọi là “Nhập vào kho tàng Thức”.

– Tánh Phật muốn nhớ lại những gì mà Tánh Phật đem vào kho Tàng Thức, thì Tánh Phật phải sử dụng cái Hành của Tánh người kéo ra để nhớ, gọi là “Xuất ngoại kho tàng Thức”.

Những thứ trong kho Tàng Thức này, nó cứ di chuyển liên tục như vậy, nên vỏ bọc Tánh người bị lão hóa, tức già đi, nên vỏ bọc Tánh người không kiềm giữ nổi nữa cái kho Tàng Thức này, nên phải buông cái kho Tàng thức này ra.

Khi vỏ bọc Tánh người vừa buông cái kho Tàng thức này ra, nó bị lực hút Nhân quả nơi thế giới vật lý Âm Dương này, cái kho Tàng thức này, phải luân chuyển theo dòng luân hồi, nên cái kho này biến thành là “Trung Ấm Thân”.

Vì sao gọi như vậy?

– Vì cái kho Tàng thức này, nó đang mang một khối nghiệp thiện và ác. Mà khối nghiệp thiện và ác này là do Tánh Phật sử dụng Tánh người để tưởng tượng ra. Do đó, Tánh Phật phải theo nghiệp tưởng tượng của mình mà nhận quả tốt hoặc xấu. Nguyên do như vậy, nên mới có tên gọi “Trung Ấm Thân”.

4/ Tồn tại của Trung Ấm Thân là bao lâu?

– Khi nào Tánh Phật trở về Bể tánh thanh tịnh Phật tánh thì cái vỏ bọc Trung Ấm Thân này như sau:

– Nếu trong vỏ bọc Trung Ấm Thân này không có nghiệp phước thiện và nghiệp ác đức, thì vỏ bọc Trung Ấm Thân này tự mất, tức dòng điện từ Âm Dương nó tự trở về “ngôi vị” của nó không còn là Trung Ấm Thân nữa. Giống như bão vậy, khi đủ duyên hợp, thì không khí xoay cuốn thành bão. Khi hết lực xoay cuốn, thì không khí trở về “ngôi vị” của không khí vậy.

– Còn trong vỏ bọc Trung Ấm Thân nếu còn:

A/- Nghiệp phước thiện, thì vỏ bọc Trung Ấm Thân được hút vào các cõi lành để hưởng nghiệp phước.

B/- Nghiệp ác, thì vỏ bọc Trung Ấm Thân này, nó bị hút vào các tầng Âm để thọ nhận nhân quả do Tánh Phật sử dụng Tánh người tạo ra.

C/- Còn không tạo nghiệp phước thiện hay nghiệp ác đức, thì Trung Ấm Thân này cứ lần quẩn trong dòng tộc để trả nhân quả với nhau thôi.

5/- Về phần nhiệm vụ của Trung Ấm Thân: Trung Ấm Thân không có nhiệm vụ gì cả, mà Trung Ấm Thân chỉ là “sản phẩm” do Tánh Phật tạo ra để kéo Tánh Phật đi trong Lục đạo luân hồi, chỉ có như vậy thôi.

6/- Trung Ấm Thân, là do Tánh Phật sử dụng cái “Tưởng” của Tánh người và “Thọ – Hành – Thức” của Tánh người, nên mới có Trung Ấm Thân. Vì có Trung Ấm Thân, nên Tánh Phật sử dụng thêm hết 12 Tánh của con người nữa, nên Tánh Phật bị kẹt cứng trong vỏ bọc Trung Ấm Thân này. Chứ Trung Ấm Thân không ai chi phối nó cả.

7/- Không ai tác động vào được Trung Ấm Thân được, mà cái Trung Ấm Thân khi được tan rã. Duy nhất, chỉ có vị Phật trong Bể tánh thanh tịnh Phật tánh theo Tánh Phật trong Trung Ấm Thân này, dạy cho Tánh Phật bị giam trong Trung Ấm Thân này biết công thức giải thoát. Khi Tánh Phật này, thấu triệt được lời dạy của vị Phật luôn  theo giúp đỡ Tánh Phật ở trong vỏ bọc Trung Ấm Thân này. Khi Tánh Phật ở trong vỏ bọc Trung Ấm Thân biết và thực hiện được 2 phần như sau, thì vỏ bọc Trung Ấm Thân mới được tan mất:

A/- Tánh Phật phải hiểu rõ qui luật nhân quả nơi thế giới vật lý Âm Dương này.

B/- Phải biết rõ 3 phần: Công đức – Phước đức – Ác đức.

C/- Tạo ra được công đức.

D/- Biết được công thức giải thoát.

8/- Trung Ấm Thân là cái vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Âm Dương.

Đức Phật dạy rõ:

– Nơi thế giới nhân quả vật lý Âm Dương này: Bất cứ, động vật, thực vật, hữu hình hay vô hình, ở địa cầu này, trong tam giới này, hay khắp trong càn khôn vũ trụ này, đều là do điện từ Âm Dương hình thành, duy trì, bảo quản tồn tại và luân chuyển, gọi là luân hồi. Vì vậy, Đức Phật gọi là “Thế giới luân chuyển vật lý Âm Dương”.