Tin nổi bật

Kiến Tánh hoài …, coi chừng Thần đó!

  1. Anh T.X.T, cư ngụ tại Nam Định, có câu hỏi Trưởng Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu 10 câu như sau:

    1. Hành Giả tu theo Thiền Tông khi Kiến Tánh, thấy và nhận về Tánh Phật thanh tịnh của chính mình, thì ngay lúc ấy, hành giả đó có Công Đức không ạ?
    2.Giúp cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát, thì có Công Đức, nhưng khi làm những công việc mang lợi ích đến cho Thiền Tông, thì người làm liệu có Công Đức không?
    3. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, Đức Phật A Di Đà có ở trong cõi nước của Ngài không?
    4. Mọi người hay quan niệm “Lửa thiêu rừng Công Đức”, hiểu như vậy, liệu có đúng không ạ?
    5. Các bậc Bồ Tát, A La Hán, các vị đó có còn phiền não không?
    6. “Không dính mắc”, khi tu tập theo Thiền Tông, nên hiểu như thế nào cho đúng?
    7.Thế nào là Định Nghiệp? Đã là Định Nghiệp, thì có cách gì thay đổi không?
    8. “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh”, nên hiểu như thế nào cho đúng? Có phải là “Rơi vào Tánh Thanh Tịnh”, của chính mình không ạ?
    9. Câu: “Pháp gốc pháp không pháp
    Pháp không pháp cũng pháp”, 2 câu này ý nghĩa như thế nào ạ?
    10. Như thế nào là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, cúng dường “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, như thế nào thì có Công Đức ạ?
  2. Chị Nguyễn Thị Loan đang sinh sống tại Hàn Quốc có câu hỏi Trưởng Ban 1 câu như sau:
    1. Đối với người tu Thanh Tịnh Thiền khi được Giải Thoát, thì Cửu Huyền Ông Bà, Cha Mẹ…,có được lợi ích gì không ạ?
    Chúng con xin cám ơn Thầy ạ.

 

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU ĐÁP:
Câu 1:

* Kiến tánh, là thấy Tánh thanh tịnh Phật tánh của chính mình, không có công đức gì cả.

Vì sao vậy?

– Vì mình trước đây không biết Tánh Phật của chính mình là gì, nay nhờ đọc được sách viết về Thiền tông, Đức Phật dạy rõ Tánh Phật của chính, mình nhận được, cái đó là của chính mình, nên không có công đức gì cả.

Câu 2:

* Giúp người khác giác ngộ và giải thoát là có công đức, là đúng.

– Làm lợi ích cho người khác có 2 phần:

1/- Giúp cho họ an vui là có phước đức.

2/- Giúp cho họ giác ngộ và giải thoát là có công đức.

Câu 3:

* Đức Phật A Di Đà không có ở nước Tịnh Độ.

Vì sao?

– Vì nước Tịnh Độ còn nằm trong qui luật luân hồi trong Tam giới, nên Đức Phật A Di Đà không sống ở nước Tịnh Độ được, nếu Ngài sống ở nước Tinh Độ, thì Ngài cũng bị sức hút vật lý của điện từ Âm Dương như các vị Tiên khác vậy.

Nói rõ:

– Đức Phật A Di Đà khi còn mang thân 1 con người, thì Ngài có lời nguyện như sau:

* Tôi quyết chí tạo ra công đức vô lượng.

* Tôi quyết chí tạo ra phước đức vô lượng.

* Tôi quyết chí tạo ra hành tinh Tịnh Độ.

Để giúp cho:

* Ai muốn vui chơi trong cảnh thanh tịnh.

* Ai muốn làm việc trong “môi trường” thanh tịnh.

* Ai muốn học đạo Gải thoát mà ở thế giới loài người không học được.

Vì vậy, những vị Tiên sống ở nước Tịnh Độ đã hết tuổi thọ. Trước khi trở lại trái đất sinh sống, được Đức Phật Di Đà, từ Phật giới, Ngài phân thân vào nước Tịnh Độ kiểm thiền vị Tiên này. Nếu vị Tiên này “Kiến Tánh”, thì Đức Phật A Di Đà xác nhận vị Tiên này bằng câu:

“Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”.

Dẫn vị Tiên này nhập thai vào vùng có pháp môn Thiền tông đang lưu hành.

Câu 4:

* Câu này là do các vị Thầy tưởng tượng ra nói.

Vì sao các Thầy tưởng tượng ra?

– Vì các Thầy không biết phước đức để làm gì và công đức để làm chi nên các Thầy nói như vậy.

Điển hình như:

– Các Chùa tu hành có thành tựu trong vật lý.

– Các Đền, Đình thờ cúng Thần Trưởng của mỗi quốc gia.

– Các Miễu thờ cúng Thần Vùng.

Mà nơi nào cũng ghi “Hòm Công Đức”.

Đưa ra ví dụ cụ thể về vật chất:

– Phước đức, ví như là tiền giấy vậy. Khi lửa đốt là cháy hết.

– Công đức, ví như là vàng ròng vậy, có đốt cỡ nào cũng không sao.

Câu 5:

* Bồ Tát không phiền não.

Vì sao?

– Vì Bồ Tát tu tập đạt được 2 căn viên thông, là căn Tai và căn Mắt. Hằng sống trong tự nhiên thanh tịnh, nên không có phiền não.

* A La Hán còn phiền não là có nguyên nhân như sau.

– Khi A La Hán, dụng công ép cho Thân, và Tâm thanh tịnh, thì A La Hán không phiền não.

– Còn khi A La Hán, không dụng công tu, là phải sống với Tánh người; Tánh người là có phiền não.

Câu 6:

– Không dính mắc, câu này Đức Phật dạy là vô trụ với vật chất. Vô trụ không phải là từ bỏ. Có vật chất là phải gìn giữ, không vui. Khi mất, xem như hết duyên với mình, không buồn.

Câu 7:

* Định nghiệp, là nghiệp cố định, tức bất di bất dịch.

* Như ở thế gian; cố ý giết người đền mạng.

* Nếu người biết tu Thiền tông, thì “có thể chuyển nghiệp” được.

Bằng cách nào?

* Bằng cách là tạo ra công đức thật nhiều. Tự mình vượt của Hải Triều Dương trái đất và Tam giới. Thì nghiệp đó vẫn còn, nhưng nó ở trong vỏ bọc của Tánh người luân chuyển nơi thế giới này, Trung Ấm Thân nào vào ẩn trong vỏ bọc này thì nhận nghiệp đó.

* Còn người không biết công thức này, là bắt buộc phải trả định nghiệp này.

Câu 8:

* Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh phải hiểu như sau:

1/- Khi mình tạo ra được công đức vô lượng thì Phật nhãn của mình tự động được mở ra, nhìn xuyên qua được Tam giới, thấy được Phật giới nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi.

2/- Còn mình thấy thanh tịnh bằng mắt thanh tịnh, gọi là Kiến Tánh. Nhờ Kiến Tánh này biết tạo ra công đức và được truyền bí mật thiền tông thì mới về Phật giới được.

Lưu ý:

– Dù được mở Phật nhãn hay Kiến Tánh chỉ là thời gian thoáng qua thôi. Nếu sau này, người nào sống hoài với Phật nhãn hoặc Tánh chân thật của mình thì hãy coi chừng, đó oai lực của vị Thần chủ hoặc vị Thần vùng ở trái đất này đó giúp mình đó. Hãy xem gương Tổ Ưu Ba Cúc Đa, là vị Tổ Thiền tông đời thứ Tư.

Câu 9:

* Pháp gốc: đây là tiếng nói gốc trong Tánh Phật.

– Những vị Thầy không biết phần căn bản này, nên nói như trên lặp đi lặp lại để không ai hiểu gì hết, kể cả vị Thầy này. Thầy không biết, nên nói xào qua xào lại, để cho người hỏi mịt mù. Còn Thầy được mang danh là Thầy giỏi chữ.

Câu 10:

* Đạo nhân vô tu vô chứng chính là Phật Tánh của chính mình đó.

* Vì vậy, người nào Kiến Tánh tự biết như sau:

1/- Dù có cúng dường hằng hà sa số Đức Phật đi nữa, cùng là phước đức bên ngoài. phước đức là phải lần hết đi.

2/- Còn công đức, chỉ sử dụng trong Phật giới thôi.

* Công đức, là “vật tư” để định hình ra 1 “Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh” và 1 “Kim Thân Phật”, để Tánh Phật ẩn vào trong đó “sản sanh” ra 1 vị Phật. Vị nào đã thành Phật rồi, thì vị đó được gọi là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”. Vậy, chúng ta ráng “cúng dường” cho Đạo Nhân này đi.

Ban quản trị trả lời cho Nguyễn Thị Loan đang sinh sống tại Hàn Quốc:

1. Đối với người tu Thanh Tịnh Thiền khi được Giải Thoát, thì Cửu Huyền Ông Bà, Cha Mẹ…,có được lợi ích gì không ạ?
Trả lời:  Hoàn toàn không được gì!

Vì sao?

– Vì nghiệp quả ai nấy chịu.

– Phước đức ai nấy hưởng.

– Công đức ai nấy nhận.

* Ông, Bà, Cha,Mẹ, Anh, Chị, Em, v.v… đến với nhau là do duyên nghiệp với nhau cả.

Đức Phật có dạy:

– Ai ăn nấy no.

– Ai bệnh nấy chịu.

Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu.