Ông L.N.L, sanh năm 1955, tại Chợ Lớn. Cư ngụ Q.6, TP. Hồ Chí Minh, hỏi Trưởng Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu như sau:
Một người:
- Hồi con nhỏ tuổi có lời nguyện, khi tái sanh trở lại làm người, xin được xuất gia học đạo để cứu độ chúng sanh.
- Khi lớn lên, vì còn cha mẹ già không dám xuất gia, nên thường xuyên vào chùa làm công quả và tu niệm Mật chú một thời gian.
- Sau một thời gian đến chùa làm công quả, người ấy thường xuyên chứng kiến những cảnh ngang trái ở chùa, người ấy buồn bả. Sau đó ít đến chùa …
- Đang lúc chán nản buồn bả, người ấy lên trang mạng, gặp địa chỉ cho mượn sách viết về Thiền tông, người ấy liên hệ mượn sách đọc.
- Đọc sách Thiền một thời gian ngắn, người ấy quyết định không ngồi Thiền, không niệm Mật chú nữa…, mà tu tập Thiền tông theo sách hướng dẫn.
- Từ khi không còn niệm Mật chú nữa, người ấy thường xuyên nghe những lời hăm dọa, không buông tha, về đêm thường kèm theo bị quây vòng vòng không ngủ được…
– Trường hợp người này có phải do tu tập theo Thiền tông, bỏ lối tu cũ nên bị quấy nhiễu?
– Có những phương pháp gì, để đối trị khi bị quấy nhiễu?
Trưởng Ban đáp:
Phật gia Thiền tông hỏi sai nhiều ý, như:
— Còn nhỏ, nguyện tái sanh làm người để xuất gia độ chúng sanh.
– Sao hiện tại người ấy không xuất gia, mà phải đợi tái sanh?
– Nguyện với ai cho mình tái sanh đây?
– Xuất gia vào nhà Chùa, để lao bàn thờ và quét sân Chùa, thì làm sao thành Phật mà độ chúng sanh được?
Còn nói vào trong Chùa tu mới giải thoát được. Vậy, ở Việt Nam và các nước có đạo Phật, hiện có Chùa nào dạy tu Giải thoát không?
Mà nếu có Chùa dạy tu Giải thoát, nhưng có dám độ chúng sanh không? Đơn cử như mấy con thú nuôi trong nhà thôi, chúng ta thử kéo nó ra độ đi. Đức Phật là vị toàn năng toàn giác, mà 10 đệ tử lớn của Ngài, Ngài chỉ độ được có 1 vị thôi. Mà bây giờ, mình có lời nguyện quá lớn như vậy, thử hỏi coi người đó có thực tế không?
– Tu Mật chú mà bỏ qua tu Thiền tông là bị phản ứng ngay.
Vì sao vậy?
– Vì mỗi bài Mật chú là do 1 vị Thần phụ trách. Khi người tu mà đọc câu Thần chú lên, thì vị Thần đó làm việc theo lời sai khiến của câu Thần chú đó. Ở thế gian giống như con Lân làm việc theo tiếng trống vậy. Để ý chỗ này, khi người niệm Chú mà niêm mật rồi, thì vật chất xung quanh đều chuyển động, người nào nhìn thấy đều kính sợ, đem tiền và của dâng cúng. Nếu người tu lâu năm về pháp môn Mật chú này, bỏ đi tu pháp môn khác thì không được, những vị Thần kéo mình lại ngay, hoặc làm những hiện tượng là cho mình sợ. Thôi, đã theo tu Mật chú rồi, thì cứ tu theo Mật chú luôn đi, để an ổn tấm thân. Mình tu luôn theo Mật chú được 3 cái lợi:
Một là, không phản bội với vị Thầy dạy mình.
Hai là, những vị Thần ủng hộ mình họ rất vui.
Ba là, mình có Thần thông để người khác kính nể.
Còn người nào quyết chí tu theo Thiền tông thì phải làm 2 việc như sau:
1/- Phải làm lễ xin phép vị Thầy mà trước dạy mình.
2/- Tạ lỗi với những vị Thần ủng hộ mình.
Còn ai gan dạ không sợ bị đánh thì làm 2 việc nhẹ nhàng như sau:
1/- Muốn độ vị Thần này trở lại làm người để tu Giải thoát, thì đem những đĩa có lời vấn đáp của pháp môn Thiền tông cho vị Thần này nghe. Trong lúc nghe, nên có lời năn nỉ vị Thần này.
2/- Còn muốn vị Thần này không đến với mình nữa, thì đem 2 đĩa Huyền Ký và 36 vị Tổ mở cho những vị này nghe. Trong lúc nghe cũng phải năn nỉ vị Thần này, xin vị này trở lại nhiệm vụ của mình. Mình cũng lời xin lỗi vị Thần ấy.
Quý vị nên nhớ, lúc nào cũng từ tốn và lễ phép với những vị Thần trong các bài Chú. Tuyệt đối, đừng đem những cách đối trị với những vị Thần này mà mình bị nghiệp. Khi mình tu Thiền tông được yên ổn rồi, khi gặp lại vị Thầy dạy mình, mình cũng phải cung kính như lúc ban đầu.
Đôi dòng chia sẻ. Mong ông và người ấy hiểu.
Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu.