Giáo sư Tiến sỹ Vật lý Phạm Việt Thanh, sanh 1940, tại Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, học ở Sài Gòn và làm việc ở đây. Hiện cư ngụ tại Sacramento, thủ phủ California, Hoa Kỳ nói:
– Chúng tôi là Nhà Vật lý học. Có duyên xem các sách do tác giả viết, do Trưởng ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu giảng giải, xin hỏi tác giả 2 câu như sau:
Câu 1: – Chúng tôi là Nhà Vậy lý học, nhiều năm thực nghiệm Vật lý, nên biết rất rõ về Vật lý nơi Thế giới này. Tôi thấy Đức Phật Thích ca dạy các pháp môn tu, thật là khoa học và thuận lý. Lên Mạng thấy tác giả giới thiệu sách Thiền học, chúng tôi mua về xem thử. Không ngờ, sách viết rất đúng theo chiều Vật lý. Năm pháp môn tu của Đức Phật dạy trước, chúng tôi có thử nghiệm điều được thành công. Nhưng, có pháp môn thứ 6 là Thiền tông, chúng tôi có thử nghiệm hoài mà không thành công được. Hôm nay, chúng tôi về nước, ghé mua thêm vài chục bộ sách nữa để biếu bạn bè, tiện xin hỏi tác giả mấy câu, xin tác giả giải thích cho chúng tôi, xin cám ơn?
Tác giả Nguyễn Nhân hỏi lại:
– Giáo sư thử nghiệm bằng cách nào?
Giáo sư Vật lý Phạm Việt Thanh trả lời:
– Về Quán và Tưởng của pháp môn Tiểu thừa, chúng tôi thử nghiệm như sau:
Tại phòng thí nghiệm chúng tôi có rất nhiều máy “Gia tốc”. Chúng tôi gắn 14 con Chip điện tử vào các vùng trên đầu, gồm:
1- Vùng tóc trước trán 2 con.
2- Vùng 2 bên đầu, mỗi bên 2 con.
3- Đỉnh đầu 2 con.
4- Vùng 2 bên sau ót, mỗi bên 2 con.
5- Sau ót 2 con.
Tổng cộng là 14 con.
Chúng tôi ngồi kiềm cho Tâm không suy nghĩ, khi được yên (tức định), chúng tôi liền “Tưởng tượng” vật để trước mặt di chuyển, tức khắc vật đó di chuyển ngay, muốn nở ra lớn thêm lên cũng được, muốn nhỏ lại cũng được. Nói tóm lại: Các pháp môn Trung thừa, Đại thừa, Niệm Phật hay niệm Chú gì chúng tôi thực hiện rất dễ dàng.
Nhưng có pháp môn Thanh tịnh thiền, chúng tôi không biết phải làm sao cho thân tâm mình được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh” được?
Tác giả trả lời câu này như sau:
– Kính thưa Giáo sư Tiến sỹ Vật lý Phạm Việt Thanh, năm pháp môn tu nói trên, Đức Phật sử dụng Tâm Vật lý của Ngài để dụng công tu nên có thành tựu theo chiều vật lý. Ngày nay, khoa học đã lên cao, nên việc khám phá ra những bí ẩn của Vật lý nơi Thế giới này không còn khó nữa. Vì vậy, Giáo sư sử dụng Chip điện tử và nhờ máy Gia tốc khuếch đại lên là đúng.
Còn pháp môn Thanh tịnh thiền này không có thành tựu trong Vật lý, mà chỉ giúp loài Người ai muốn thoát ra ngoài sinh tử luân hồi của Vật lý. Vì vậy, Giáo sư sử dụng Chip điện tử để mong thành tựu trong Vật lý thì không có kết quả là phải.
Giáo sư Phạm Việt Thanh hỏi tiếp:
– Xin tác giả chỉ rõ: Người tu Thanh tịnh thiền phải tu làm sao mới được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh”?
Tác giả trả lời:
– Câu hỏi của Giáo sư, sai về thứ lớp của pháp môn Thiền tông này rồi.
– Sai chỗ nào? Giáo sư hỏi?
Tác giả trả lời:
– Người tu Thanh tịnh thiền phải hiểu 4 phần như sau:
1- Đầu tiên, phải cảm nhận được tánh Phật thanh tịnh của chính mình.
2- Tiếp theo, phải nhìn thấy được Màn trong suốt ngăn cách giữa Phật giới và Thế giới loài Người.
3- Kế tiếp nữa là nhìn thấy được bên kia Màn là Phật giới, tức nơi Mười phương chư Phật sinh sống.
4- Còn vào được Phật giới thì phải có thật nhiều công đức thì mới vào được.
Giáo sư Phạm Việt Thanh hỏi tiếp:
– Xin tác giả đưa ra ví dụ cụ thể nơi trái đất này?
Tác giả trả lời:
– Như trái đất này có 3 phần không khí như sau:
a. Lớp không khí gần mặt đất là không khí đậm đặc.
b. Cao hơn mặt đất trên 5 cây số là không khí loãng.
c. Ra ngoài không khí loãng nữa là không khí không bị sức hút Vật lý của trái đất.
Người tu thiền theo Nhà Phật có 2 chiều tu như sau:
1-Tu sử dụng thân và tâm của con người dụng công, thì có kết quả theo chiều Vật lý, tức còn được thành tựu theo Nhân quả. Đây là 5 pháp môn tu mà Đức Phật dạy ban đầu. Vì vậy, nó còn nằm trong sức hút Vật lý của trái đất này, nên Giáo sư đã biết và thực hiện được thành công.
2- Pháp môn thứ 6 này, Đức Phật gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền, tức Thiền tự nhiên Thanh tịnh mà không phải dụng công tu. Cốt yếu là làm sao nhận ra tánh Phật thanh tịnh của chính mình là đủ.
Vì Giáo sư không biết nguyên lý này, nên sử dụng Chip điện tử để tìm ra tánh Phật thì làm sao tìm ra được.
Giáo sư Phạm Việt Thanh ngồi nghe, ông mới hiểu cấu tạo tánh Phật.
Ông nói:
– Tác giả giải thích pháp môn tu thiền Thanh tịnh quá tuyệt và chính xác; để xem sự hiểu biết của chúng tôi coi có khớp với tác giả không, nên xin hỏi thêm câu thứ 2 như sau:
Câu 2: Lý do gì, Thiền tông học Đức Phật dạy hết sức thực tế, khoa học, có kết quả là giác ngộ và giải thoát, cớ sao trong nước Việt Nam cũng như các nước trên Thế giới có đạo Phật, không nơi nào dạy pháp môn Thiền tông học này, mà lại dạy: Tu tụng, tu cúng, tu cầu, tu xin. V.v…?
Tác giả trả lời:
– Giáo sư hỏi như vậy chúng tôi không dám trả lời!
Vì sao vậy?
Vì không thể nói được!
Giáo sư Tiến sỹ Vật lý Phạm Việt Thanh nghe tác giả Nguyễn Nhân trả lời câu hỏi của mình ông hết sức vui.
Giáo sư xin hỏi thêm 2 câu:
1- Lý do gì sự sống trong 1 Tam giới, tuổi thọ bị chênh lệch nhau quá nhiều vậy?
2- Tại sao, muốn thoát ra ngoài Tam giới phải vào Trung tâm vận hành của luân hồi nơi Thế giới này?
Tác giả Nguyễn Nhân trả lời:
Câu một: Về sự sống chênh lệch trong 1 Tam giới là nguyên do như sau:
Chúng tôi xin lấy lời dạy của Đức Phật dạy ông Ma Ha Ca Diếp, khi Đức Phật truyền Tổ vị cho ông, ông cũng có câu hỏi giống như ông hôm nay vậy.
Đức Phật dạy:
– Sở dĩ các loài sống trong 1 Tam giới mà có tuổi thọ chênh lệch lớn như vậy là có nguyên do như sau:
Đức Phật ví dụ như sau:
– Vòng luân hồi của 1 Tam giới được tính như sau:
Vòng một: Tính đường bán kính từ Trung tâm luân hồi ra vòng thứ nhất là 1 tỷ cây số. Thì cái vòng tròn của vòng thứ nhất này là 100 tỷ cây số.
Theo qui luật luân chuyển của Vật lý, thì con người sống trong vòng thứ nhất này, phải sống tương đương với cái vòng tròn của nó. Vì vậy, tuổi thọ con người sống ở vòng thứ nhất này, tuổi trung bình là 100 năm.
Vòng hai: Tính đường bán kính từ Trung tâm luân hồi ra vòng thứ hai này là 10 tỷ cây số. Thì cái vòng tròn của vòng thứ hai này là 1.000 tỷ cây số.
Theo qui luật luân chuyển của Vật lý, thì con người sống trong vòng thứ hai này phải tương đương với cái vòng tròn của nó. Vì vậy, tuổi thọ con người sống ở vòng thứ hai này, tuổi trung bình là 1.000 năm.
Vòng ba: Tính đường bán kính từ Trung tâm luân hồi ra vòng thứ ba này là 100 tỷ cây số. Thì cái vòng tròn thứ ba này là 10.000 tỷ cây số.
Theo qui luật luân chuyển của Vật lý, thì con người sống trong vòng thứ ba này phải tương đương với cái vòng của nó. Vì vậy, tuổi thọ con người sống nơi vòng thứ ba này là 10.000 năm.
Vòng tư: Tính đường bán kính từ Trung tâm luân hồi ra vòng thứ tư này 1.000 tỷ cây số. Thì cái vòng tròn thứ tư này là 100.000 tỷ cây số.
Theo qui luật luân chuyển của Vật lý, thì con người sống trong vòng thứ tư này phải tương đương với cái vòng của nó. Vì vậy, tuổi thọ con người sống nơi vòng thứ tư này là 100.000 năm.
Trên đây Đức Phật dạy sự sống có chênh lệch với nhau là do vòng luân hồi luân chuyển.
Câu hai: Tại sao muốn thoát ra ngoài Tam giới phải đến được Trung tâm vận hành luân hồi?
– Trung tâm vận hành luân hồi nó ở đâu?
Đức Phật dạy:
– Nó nằm ở chỗ không luân chuyển.
– Chỗ không luân chuyển nó ở đâu?
– Nó ở chỗ Trung tâm vận hành luân hồi.
Đức Phật dạy thật rõ:
– Các ông hãy nhìn thật kỹ, chỗ Trung tâm vận hành luân hồi là nơi không có luân chuyển, tức nó không có luân hồi. Nếu các ông vừa nhích ra Trung tâm luân hồi 1 chút xíu, thì bị dòng luân hồi kéo đi liền.
Vì chỗ đó, Như Lai bảo các ông bà, muốn giải thoát thì Tâm phải thanh tịnh mà không được dụng công là nguyên lý này vậy.
Nếu ông bà tập được như vậy, là được tự tại, chứ chưa được giải thoát.
Vì sao vậy?
– Vì tánh Phật của ông bà còn bị giam trong vỏ bọc của tánh Người. Ông bà chỉ mới kéo được cái vỏ bọc của tánh Người đến Trung tâm vận hành luân hồi thôi.
Ông bà muốn thoát ra cái vỏ bọc của tánh Người, thì ông bà phải tạo ra công đức. Nhờ công đức này mà vỏ bọc của tánh Người nó mới nhả cái vỏ bọc tánh Phật của ông bà ra, ông bà mới tự tại. Công đức của ông bà thật nhiều, thì tự ông bà “Rơi vào Bể tánh thanh tịnh”. Còn nếu ít, thì chư Phật trong Bể tánh thanh tịnh trợ giúp.
Đức Phật dạy nơi Trung tâm vận hành luân hồi này có 2 cửa
Cửa số 1 là cửa Âm: Cửa này chuyên hút các tánh như sau:
- Hút các Trung Ấm Thân từ các cõi trở lại loài Người.
- Hút tánh Phật từ trong Bể tánh thanh tịnh lọt vào.
Cửa số 2 là cửa Dương: Cửa này đẩy tánh Phật ra ngoài Thế giới loài Người để trở về Phật giới.
Giáo sư Tiến sỹ Vật lý Phạm Việt Thanh nghe tác giả Nguyễn Nhân trả lời hết các câu hỏi của mình, ông có nói:
– Suốt đời tôi đi tìm hiểu chân thật lời của Đức Phật dạy. Đến đây, tác giả cung cấp cho chúng tôi những lời bí truyền của Đức Phật dạy, tôi không dùng ngôn từ gì của Thế giới này để nói lên lời cám ơn của tôi. Xin chân thành cám ơn tác giả.
Trích quyển “Đức Phật dạy Tu thiền tông và Công thức Giải thoát” – tác giả Nguyễn Nhân