Tin nổi bật

Châu Đạo Đức: Vô minh của tánh Phật do những người khôn lanh gạt lừa!

Kính thưa Bác Nhân cùng Ban Quản Trị chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Con là Phật Gia Châu Đạo Đức, sinh năm 1968,

Việt Nam: sđt: 01289.579.09.

Canada (24/7/2018): +1 306 2915329

Con xin trình bày những ý kiến của con về sự hiểu biết Pháp Môn Thiền Tông. Mong Bác Nhân và Ban Quản Trị chuẩn hoá lại, để giúp cho con và mọi Người hiểu sâu sắc hơn về Pháp Môn Thiền Tông. Để không đi lệch đường, mà uổng cho kiếp sống của một con Người và mãi phải trôi lăn trong Sanh Tử Luân Hồi không có ngày cùng.

  1. Trước hết, phải đọc cho kỹ những quyển sách (hoặc nghe máy) do soạn giả Nguyễn Nhân viết về Thiền Tông Học.
  2.  Không nên tin liền, mà phải kiểm chứng lại những lời dạy của Đức Phật trong tất cả các Kinh (nhất là các Bộ Kinh Đại Thừa) vì Người Phật tử chân chánh phải dùng Trí Tuệ soi xét, không nên chỉ dùng lòng tin và suy Tưởng của mình. Như vậy, sẽ phải dễ dàng trở thành Người Mê Tín.
  3.  Nên phải học hỏi và tìm hiểu căn bản nền tảng của Đạo Phật, dựa trên Quy Luật Nhân Quả Luân Hồi, để tránh “Xây lâu đài trên cát”
  4.  Cần phải biết Pháp Môn Thiền Tông là Pháp Môn sau cùng và cũng là hoài bão của Đức Phật dạy. Mong giúp loài Người thoát ra Quy Luật Sinh Tử Luân Hồi, để trở về Nguồn Cội của mỗi Người, đó là Phật Giới. Phải hiểu Pháp Môn Thiền Tông là vô cùng khó.
  5.  Khi đã nhận được Yếu Chỉ Thiền Tông. Biết được: Tánh Phật là gì, Tánh Người là gì? Tu sao còn Luân Hồi? Tu sao được Giải Thoát? Công Đức? Phước đức? Ác đức? …
  6.  Tự mình nương theo sách Thiền Tông mà Tu Tập.

Tri kiến, lập tri, tức vô minh bổn.

Tri kiến, bất lập tri, tức Tánh Niết bàn.

Tập cho các Tánh, Thấy Nghe Nói Biết bớt phân biệt với trần cảnh trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy, có nghĩa là; từ từ mình trở về sống với cái Tánh chân thật. Giup cho mình giảm bớt ham muốn những cái ảo bóng của Vật Lý Thế Gian này. Thay vào đó, lúc nào cũng một lòng ham muốn Giải Thoát ra khỏi Sanh Tử Luân Hồi và quyết chí trở về Phật Giới trong đời này.

  1.  Cố gắng được Truyền Thiền để biết được lời dặn dò ( công thức trở về Phật Giới). Đồng thời dùng mọi phương tiện để tạo Công Đức một cách trong sáng.
  2.  Điều quan trọng nhất của Người tu theo Pháp Môn Thiền Tông là phải Buông dần Chấp Ngã (Ta) thì mới hy vọng trở về Phật Giới được .
  3.  Trong cuộc sống hằng ngày  phải luôn sống bằng Trí Tuệ. Không nên tự gạt mình, gạt Người mà gieo nhân quả với nhau.

Ăn mặc thật đơn giản.

Suy nghĩ, hành động, nói năng phải chân thật.

Sử dụng Tánh Người một cách có chọn lọc giảm bớt Tưởng, Tham, Ác, Sợ…

  1.  Công ăn việc làm hằng ngày vẫn sinh hoạt bình thường. Nếu có thể, cố gắng tạo tác bằng phương pháp lành, tránh bớt vi phạm luật nhân quả. Phải hiểu rõ tác dụng của Nhất Tự Thiền, để triệt để áp dụng trong cuộc sống hiện tại.
  2.  Người tu Thiền Tông nên tìm hiểu sâu sắc về Quy Luật Luân Hồi Nhân Quả Vật lý Âm Dương của Trái Đất và Tam Giới.

Cái gì là Chân Thật ( không thay đổi, vô sanh) cái gì là Huyễn Có ( thay đổi, Luân Hồi ).

Nguyên nhân chính yếu nhất là gì?

Cách nào để có thể thoát ra Quy Luật Luân Hồi Nhân Quả

Công Đức là gì? Công dụng của Công Đức ra sao?làm thế nào để có thể tạo ra Công Đức một cách trong sáng và trọn vẹn?

Phước đức là sao? Công dụng của phước đức như thế nào? Phước đức có giúp Người thoát ra Sanh Tử Luân Hồi hay không?

Như thế nào là Ác đức? Làm thế nào để tránh không gây tạo Nghiệp Ác?

  1. Phải nên nghiên cứu thật kỹ ví dụ về ba mặt trăng. Khi đã hiểu thấu và thông suốt thì hy vọng tu theo Pháp Môn Thiền Tông không sai lệch.

Mặt trăng thứ nhất:  bản chất của Tánh Phật, Thấy, Nghe , Nói, Biết, hoàn toàn Thanh Tịnh tuyệt đối. Vốn là của Tánh Phật và Chư Phật ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh.

Mặt trăng thứ hai: Diệu Dụng của Tánh Phật

Người tu theo Pháp Môn Thiền Tông phải hiểu mình chỉ có thể sống trong mặt trăng thứ hai này thôi, tức là cố gắng sống được với cái Diệu Dụng của Tánh Phật của mình. Vì chúng Ta đang sống trong Quy Luật Vật Lý Âm Dương của Trái Đất này. Tức là lúc nào cũng chuyển động không ngừng, làm cách nào để Thấy, Nghe, Nói, Biết trong hoàn toàn Thanh Tịnh được? Thiền Tông đã chỉ rõ là, khi Tánh Phật vào Tam Giới và Trái đất này rồi thì phải chịu chung theo Quy Luật Nhân Quả Luân Hồi Vật Lý Âm Dương. Nên các Tánh Nghe Thấy Nói Biết của cái Ý trong Tánh Phật không còn Thanh Tịnh và chân thật. Mà phải bị chi phối và lệ thuộc bởi Tánh Người và những cái ảo bóng do điện từ âm dương tạo ra.

Khi vào Tam Giới rong chơi, bị hút vật lý, Luân Hồi chuyển đi, vì vậy, Tánh Phật không còn nhớ mục đích vào Tam Giới và Trái Đất là để mượn thân con Người tạo Công Đức. Và mang khối Công Đức về lại Phật giới để tạo ra ngôi nhà pháp thân Thanh Tịnh và kim thân Phật.

Cho nên phải mượn cái Tưởng… của Tánh Người mà phân biệt mọi thứ ở thế gian này như đúng sai, thiện Ác, thương ghét, tốt xấu, hơn thua,… rồi cho đó là cái của Ta (Chấp Ngã), từ đó sanh ra ham muốn, suy nghĩ, hành động để bảo vệ tranh giành, Chấp chặt… tất cả mọi thứ. Tự mình tạo nghiệp để rồi phải đi Luân Hồi trả vay, vay trả không có ngày cùng.

Mục đích, hoài bão của Đức Phật Thích Ca và Mười Phương Chư Phật, dạy cho mọi Người hiểu biết chân thật ( Giác Ngộ ) Quy Luật Luân Hồi của Tam Giới và Trái Đất này. Cách thoát ra khỏi Quy Luật Luân Hồi (Tam Giới và Trái Đất này để trở về nguồn cội của mỗi Người đó là Phật giới (Giải Thoát).

Nên chỉ có Pháp Môn Thiền Tông mới có thể giúp cho con Người ra khỏi Sanh Tử Luân Hồi, để trở về Quê xưa của mình.

Thiền Tông là Nhất Tự Thiền
Buông, Dừng, Thôi, Dứt, hết liền Tử Sanh…
… Thiền Tông phải bỏ cái Tôi
Tôi là Chấp Ngã, Luân Hồi tử sanh…

Con Người Luân Hồi là do tổng nghiệp của mình tạo ra từ vô lượng kiếp ( dù là nghiệp thiện hay Ác). Cho nên, dù cho huân tập chủng tử lành hay chuyển nghiệp như thế nào đi nữa, cũng không thể nào thoát ra khỏi Quy Luật Luân Hồi Sanh Tử được. Nên chỉ có một cách, phải dừng tạo nghiệp. Phải hiểu,nghiệp là do lòng ham muốn, suy nghĩ, hành động tạo thành.

+ Do vô minh, không nhớ mục đích Tánh Phật vào Tam Giới và Trái Đất này để làm gì.

+ Tưởng tất cả mọi thứ trên thế gian này là thật có. Nên cho đó là Ta, của Ta (Chấp Ngã)

+ Tự gạt lấy mình và đi gạt Người khác vân vân và vân vân…

Người muốn tu theo Pháp Môn Thiền Tông phải cố gắng, đừng Chấp vào bất cứ thứ gì trên thế gian này. Ham muốn, suy nghĩ, hành động trong Thanh Tịnh (tức là chỉ hướng về một mục đích Giác Ngộ và Giải Thoát). Luôn lúc nào cũng nhớ Ông Phật của mình và dùng mọi phương tiện để nuôi lớn Ông Phật của mình một cách trong sáng. Học hỏi cho thật kỹ và lưu vào tàng thức của mình công thức trở về Phật giới. Không nên trói buộc mình vào một hình thức nào. Luôn sống như thế nào có ích cho mình và lợi ích cho Người.

–  Mặt Trăng thứ ba: Vô minh của Tánh Phật do:

+ Cách ấm vô minh

+ Tánh Người bao bọc và chuyển động không ngừng.

+ Tám muôn bốn ngàn ảo bóng trần lao

+ Bị những Người khôn lanh gạt lừa.

+ Sử dụng cái Tưởng, Tham, Ác… của Tánh Người triệt để. Tự mình tạo nên Bản Ngã rồi Chấp vào mọi thứ trên thế gian này là của Ta (Chấp Ngã). Từ đó, sử dụng thân Người để tranh giành, hơn thua, chiếm đoạt…

+ Tự mình tạo nghiệp, tự mình che khuất cái sáng suốt, chân thật vốn hằng hiện hữu.

+ Rồi từ đó phải Luân Hồi để trả vay trong sáu nẻo không có ngày cùng.

Thương thay, Tánh Phật vào đây!
Vô minh vật lý, nên gây Luân Hồi
Triệu đời tỷ kiếp không thôi
Lên cao, xuống thấp, nổi trôi chẳng dừng

Tánh Người ham muốn muôn phần
Tình, tiền, danh, lợi mười phần u mê
U mê quên mất đường về
Trả vay, vay trả, ê chề tử sanh

Từ Bi Phật dạy Thiền Thanh
Là Thiền Nhứt Tự, tử sanh dứt liền
Lời vàng ý ngọc truyền riêng
Đời mạt thượng pháp phổ truyền thế gian

Người nhận được, hết gian nan
Dừng, Dứt Ngã Chấp, an nhàn thảnh thơi
Công đưc trong sáng rạng ngời
Mười phương chư Phật, rước mời về Quê

Hỡi ai ham muốn đường về!
Thiền Tông Tân Diệu, chỉ về Quê xưa.

  1. Đức Phật Thích Ca có dạy:

– Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh

– Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.

– Muốn tìm được vàng thì phải vào mỏ vàng mà tìm.

– Tất cả những gì có tướng đều là giả dối.

– Hãy tự thắp đuốc lên mà đi mà phải mồi từ ngọn đuốc chánh pháp của Như Lai.

– Tin Ta, mà không Hiểu Ta, là phỉ báng Ta.

– Tam giới vô an du như hoả trạch

– Vì một đại nhân duyên: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.

– Và còn không biết bao nhiêu lời dạy quý giá của ngài…

– Đạo Phật vốn là Đạo Trí Tuệ, Giác Ngộ và Giải Thoát. Mục đích giúp cho con Người hiểu biết chân thật về Quy Luật Luân Hồi nhân quả: Cái gì là Hằng Hữu Bất Biến (không sanh, diệt), cái gì là  Huyễn Có Thay đổi (sanh diệt)… và từ đó biết cách vượt thoát ra khỏi Quy Luật Sanh Tử Luân Hồi, để trở về nguồn cội của mỗi Người, là Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, là Niết Bàn của mười phương chư Phật.

Thế mà bây giờ, những Người tự cho là đệ tử chân chánh của Đức Phật Thích Ca. Đi dạy để dẫn dắt chúng sanh đi mãi trong lục Đạo Luân Hồi. Vay mượn các Đạo khác để kiếm danh và lợi. Dùng mọi phương tiện để hù doạ (tội, phước) lường gạt mình và Người khác.

Là một Người Phật tử chân chánh phải dùng Trí Tuệ sẵn có để nhận chân được mọi sự việc xung quanh mình. Phải hiểu một cách sâu sắc: cái gì là phương tiện, cái gì là mục đích. Chánh tín, mê tín là gì? Hiện nay chúng Ta học biết Đạo Phật như thế nào?

Và Phật tử chân chánh, phải tư duy một cách sâu sắc để nhận xét và chọn cho mình một con đường chân chánh, đúng với lời dạy của đức thế tôn và chư Thầy tổ Thiền Tông. Phải biết “Sai một ly đi ngàn dặm”

Đời này chúng Ta là những Người có đại duyên đại phúc được sanh ra là Người Việt Nam. Một quốc gia có đầy đủ 6 Pháp Môn tu, mà Đức Phật Thích Ca đã dạy và để lại cho cõi Ta Bà này.

Tất cả các Pháp Môn tu đều đem lại lợi lạc cho mọi Người tuỳ theo căn cơ (nghiệp thức) mà sự thành tựu có sai biệt. Nhưng dù có thành tựu như thế nào trong vật lý thế gian này đều phải đi theo Quy Luật thành trụ hoại diệt. Không thể nào vượt thoát ra khỏi Quy Luật Luân Hồi nhân quả của Trái Đất và Tam Giới này. Dù có phước đức bao lớn hay thần thông quãng đại như thế nào, thì cũng chẳng khác nào một giọt nước trong biển khơi mà thôi.

Đức Phật Thích Ca có dạy: “Thân Người khó được, Phật pháp khó nghe, Nước Phật khó về”. Tại sao Nước Phật ( Phật Giới, Niết Bàn Bảo Sở) khó về?

Trong tất cả các bộ kinh tiểu thừa, trung thừa, đại thừa, niệm Phật, niệm chú được kết tập bởi các vị đệ tử (thánh tăng) của Đức Phật Thích Ca. Đều được dạy trong ẩn ý và đều có thành tựu trong vật lý (tương đối). Hơn nữa, đã được dịch sang rất nhiều thứ tiếng và rất nhiều Người dịch, thì thử hỏi những lời Đức Phật dạy có còn nguyên gốc không? Tam sao thất bổn hay chỉ đúng một phần nào, tuỳ theo các vị dịch kinh có kiến Tánh hay không.

Nên là một Người đệ tử Phật, phải suy xét cho thật kỷ và cẩn thận chọn lọc. Phải hiểu Đạo Phật là Đạo của Trí Tuệ không phải là tín ngưỡng. Tin mà không hiểu biết, dễ dàng trở thành Đạo thần, Đạo thánh, Đạo tiên hay Đạo gì mà mình không biết.

Hiện nay, Pháp Môn thứ sáu là Pháp Môn Thiền Tông đã được công bố ra khắp nơi trên thế giới. Pháp Môn Thiền Tông đã nói trắng ra tất cả những gì chân thật nơi thế giới này. Tinh Hoa cốt lõi của Đạo Phật đã được phơi bày ra ánh sáng, tất cả những ẩn dụ, ẩn ý và hoài bão của Đức Phật Thích Ca, Mười Phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát và Chư Tổ Sư Thiền Tông đã được sáng tỏ. Chân lý Phật Đà chiếu rọi khắp nơi, con đường trở về Nước Phật (Phật giới) đã được khai thông. Những ai tu theo Đạo Phật, ham muốn được trở về nguồn cội của mình thì nên tìm hiểu học hỏi tu tập theo Pháp Môn Thiền Tông. Nước Phật khó về hay không thì tự bản thân mình quyết định.

Người tu theo Pháp Môn Thiền Tông mục đích là được trở về Phật Giới, Nên không tu hành chứng đắc bất cứ thứ gì trong thế giới vật lý này. Phải hiểu, tại sao chúng Ta phải cứ mãi Luân Hồi trong Tam Giới này vô lượng kiếp. Vì, Vô minh nên cứ tạo nghiệp, rồi bị nghiệp lực dẫn đi vay trả mãi không ngừng.

Nghiệp lực là do ham muốn suy nghĩ, hành động của mình tạo ra. Nguyên nhân chính là do cái Tưởng, Tham, Ác… của Tánh Người. Muốn dừng được dòng nghiệp lực này thì phải đồng thời thực thi 3 điều:

– Giảm bớt tối đa việc sử dụng Tánh Người, nhất là Tưởng, Tham, Ác và Sợ…

– Tập buông dần Chấp Ngã, Chấp Pháp

– Cố gắng lúc nào cũng ham muốn giúp Người khác Giác Ngộ và Giải Thoát. Lúc nào cũng ham muốn mình được trở về Phật Giới.

Bất cứ Người nào sống trên Trái Đất này đều phải chịu chung Quy Luật nhân quả Luân Hồi vật lý âm dương. Gieo nhân gì phải gặt quả nấy, không thể nào khác hơn được. Nên Người tu theo Pháp Môn Thiền Tông phải nhớ:”Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả”. Nên hiểu:

– Giúp Người khác Giác Ngộ Giải Thoát là Nhân, nhận được Công Đức là Quả, giúp Người khác Giác Ngộ Giải Thoát một cách trong sáng ( không Chấp Ngã, Chấp Pháp), không tranh giành, hơn thua, không vi phạm luật nhân quả, chắc chắn tự nhiên chúng Ta sẽ nhận được Công Đức trong sáng và trọn vẹn.

– Trái lại, giúp Người khác Giác Ngộ và Giải Thoát vì danh lợi, tình, tiền hay cho Ta là Bồ Tát, Tổ Sư, Thánh Nhân… thì chắc chắn Công Đức sẽ bị bôi đen và có thể sẽ vào sâu trong lục Đạo Luân Hồi. Việc trở về Phật Giới coi như vô phần.

Đừng vì Tham tạo Công Đức, mà tự mình gây tạo nghiệp, để đi Luân Hồi không có ngày cùng. Nhớ: “Đừng lầm nhân quả”.

Người tu theo Pháp Môn Thiền Tông, khi giúp Người khác Giác Ngộ Giải Thoát, thì nên hiểu sâu sắc về mục đích, hoài bão của Đức Phật Thích Ca, Mười Phương Chư Phật, Chư Tổ Sư Thiền Tông và các vị Thầy Phổ Truyền Pháp Môn Thiền Tông.

Chúng Ta phải noi gương các Ngài và cố gắng duy trì Pháp Môn Thiền Tông quý giá này. Dùng mọi phương tiện, để cho mạch nguồn Thiền Tông chảy khắp nơi trên thế giới. Giúp cho mọi Người hiểu biết sâu sắc và chân thật về Tinh Hoa Đạo Phật. Đạo của Trí Tuệ, khoa học, thực tế, Giác Ngộ và Giải Thoát.

Mục đích và nhiệm vụ của Người tu theo Pháp Môn Thiền Tông; chỉ đơn giản có như thế mà thôi. Đừng nên suy nghĩ, phải tạo Công Đức bằng cách nào để có nhiều Công Đức trở về Phật Giới. Tất cả mọi việc cứ để Tuỳ Duyên, cố gắng tập buông Chấp Ngã, Chấp Pháp. Quá khứ không hồi Tưởng, tương lai không vọng cầu, hiện tại không lo Sợ. Tập cho mình một cuộc sống bình thường giản dị, an lạc và Giải Thoát, luôn làm lợi ích cho Gia Đình, Tổ Quốc, Nhân Loại. Một lòng ham muốn giúp Người khác Giác Ngộ và Giải Thoát, duy trì và phổ truyền Pháp Môn Thiền Tông với tâm trong sáng, vô điều kiện.

Con có làm bài kệ như sau, nhờ Ban quản trị đăng giúp con để chia sẻ cho nhiều người cùng biết:

Minh Sư hiện hữu

Tám mươi Phật nhập Niết Bàn
Tám mươi Huyền Ký, Thầy mang vào đời
Công Thức Giải Thoát tuyệt vời
Thiền Tông Tân Diệu, phổ lời Thích Ca.

Thích Ca giáo chủ Ta Bà
Dạy cho Nhân Loại, vượt ra Luân Hồi
Chân lý toả sáng khắp nơi
Tinh Hoa Đạo Phật, rạng ngời Tuyệt Linh.

Thiền Tông xé toạc Vô Minh
Giúp Người Giác Ngộ, vô sinh Niết Bàn
Đường về Phật Giới thênh thang
Gieo Nhân Công Đức, thẳng đàng về Quê.

Thế gian Người lắm u mê
Chửi Thầy dạy Đạo, tà mê hại Người
Từ Bi, Thầy chỉ mĩm cười
Chấp Pháp, Chấp Ngã, Tánh Người là đây.

Tuổi già Thầy vẫn trồng cây
Hoa Thiền Thanh Tịnh, cắt dây Luân Hồi
Gan Thầy to lớn hơn Trời
Là Người giữ lửa, sáng ngời lý chân.

Khuyên Người, Thầy chỉ ân cần
Buông đi Cố Chấp, thoát lần tử sanh
Thiền Tông không có đua tranh
Công Đức trong sáng, mới nhanh về nguồn.

Thế gian nào khác vở tuồng
Sang, hèn, sướng, khổ, mãi tuôn theo trần
Công Thầy trọn vẹn mười phần
Giúp Người Giác Ngộ, pháp thân rõ tường.

NGUYỄN NHÂN đúng bậc phi thường
Từ Bi cứu độ, chỉ đường về Quê
Khuyên Người Phật tử đừng mê
Âm thinh sắc tướng, ê chề tử sanh.

Thế gian quý nhất Thiền Thanh
Như lai Thanh Tịnh vô sanh Niết Bàn.

Nam Mô Giáo Chủ Ta Bà Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Q.11, Tp.HCM, ngày 02 tháng 07 năm 2018

Phật gia Châu Đạo Đức
sn.1968, hiện ở Canada
Sdt: 306 291 5329

    Ảnh: Châu Đạo Đức