Tin nổi bật

Làm sao dám khẳng định làm đúng theo sách chỉ dẫn sẽ chắc chắn giải thoát?

Nhà văn Đinh Thắng Toàn, sanh 1952 (58 tuổi), tại Phú Thọ, cư ngụ tại thủ đô Matxcơva, Liên Bang Nga, hỏi 2 câu rất đặc biệt:
– Kính Trưởng ban, tôi xem sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, nghe Trưởng ban giải thích về thiền học rất đặc biệt, tôi có 2 thắc mắc như sau, xin Trưởng ban giải thích cho, cám ơn:
1- Người tu mà muốn giải thoát, chúng tôi chưa thấy sách nào đề cập đến, nhưng sao Trưởng ban khẳng định là nếu hành đúng theo sách chỉ dẫn sẽ được giải thoát, có chắc đúng như vậy không?
2- Giác ngộ: Hành đúng như trong sách viết có chắc chắn giác ngộ được không? Căn cứ vào đâu mà Trưởng ban khẳng định như vậy?
Xin Trưởng ban giải thích, thành thật cám ơn.
Nhà văn hỏi mà giọng gay gắt.
Trưởng ban trả lời:
– Kính thưa Nhà văn Đinh Thắng Toàn, sự thật 2 câu hỏi của Nhà văn, người bình thường vừa nghe qua, như là rất khó; nhưng người hiểu về Thiền tông học, hai câu hỏi Nhà văn lại quá dễ. Đối vớ thiền học, vị nào nghiên cứu kỹ lời dạy của Đức Phật trong các kinh điển Đại thừa, thì 2 câu hỏi của Nhà văn rất dễ trả lời lắm.
Trưởng ban hỏi lại Nhà văn Đinh Thắng Toàn:
– Về giải thốt: Nhà văn hiểu như thế nào?
– Về giác ngộ: Nhà văn hiểu như thế nào?
Nhà văn Đinh Thắng Toàn nói:
– Giải thoát là vượt ra ngoài sinh tử.
– Giác ngộ là có thần thông.
Trưởng ban mỉm cười và nói:
– Nhà văn hiểu như vậy là chưa nắm vững về Thiền tông học của Nhà Phật, cũng như các kinh điển của Nhà Phật. Chúng tôi xin giải thích rõ cho Nhà văn hiểu:
Câu 1: Giải thoát, Đức Phật dạy là không dính mắc. Chúng tôi đưa ra ví dụ như sau:
– Bình thường, Nhà văn thích cái gì hay vật gì đó, không được thì buồn, còn được rồi thì phải giữ lấy, tức dính mắc. Nếu vật sở hữu của mình bị hư hay bị mất đi, mình rất buồn và sầu khổ.
Đức Phật dạy: Người tu theo Thiền tông Nhà Phật, đối với những gì mà mình sở hữu, còn thì mình sử dụng, một mai hay hoàn cảnh nào đđó nó xa lìa, coi như là duyên số vật ấy ở với mình đđã hết rồi vậy, cũng có nghĩa là tâm vật lý của Nhà văn vô trụ đối với vật ấy, hay nói rõ hơn: tâm ông không dính mắc với vật ấy, không dính mắc là đã giải thoát rồi. Khi người có tâm giải thoát, ở hoàn cảnh nào cũng rất an nhàn thảnh thơi. Đó là tu theo đạo thiền vô trụ, cũng gọi là đạo giải thoát của Nhà Phật.
Câu 2: Còn giác ngộ, Nhà văn hiểu như vậy đối với Thiền tông học lại bị sai nữa. Chúng tôi xin trả lời như sau:
– Chữ giác ngộ là tiếng của người Trung Hoa, còn tiếng Việt Nam chúng ta gọi là hiểu biết, mà hiểu biết đến chỗ tận cùng của mọi sự, mọi vật, gọi là giác ngộ.
Phần nầy chúng tôi xin đưa ra ví dụ căn bản sau đây:
– Như có ai đó, bày chuyện này hay chuyện nọ, để nói lên một việc gì đđó mà còn nằm trong sự cuốn hút của vật lý trần gian này. Người tu theo Thiền tông học, họ nắm vững về nguyên lý trong tam giới này, nên họ biết người nói đó không nói đúng với lẽ thật, cũng gọi là người này đã hiểu biết đến chỗ chân thật, cũng đồng nghĩa, là người đó đã giác ngộ rồi. Con nòi thật rõ hơn, giác ngộ là hiểu biết, chứ không phải có thần thông.
Nhà văn Đinh Thắng Toàn lại hỏi thêm 2 câu:
Câu 1: Tôi thấy trong sách viết, nếu ai tu đúng theo lời của Đức Phật dạy, sẽ được vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, vậy lời này, sách nào ghi?
Câu 2: Nếu người đọc sách, mà hành đúng sẽ được thành công, có đúng như vậy không?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Có nhiều kinh sách nói, nhưng chúng tôi xin chứng minh nơi kinh A Di Đà, Đức Phật dạy: Niệm Phật từ 3 đến 5 hay 7 ngày mà tâm luôn lúc nào cũng nhớ đến Phật thì chắc chắn sẽ được thành tựu ngay.
Sở dĩ hiện nay người tu không được thành tựu là vì họ làm sai lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy.
Đức Phật Thích Ca dạy niệm Phật mà không chịu niệm Phật mà lại kêu tên Đức Phật A Di Đà!
Chúng tôi xin nói rõ:
– Niệm là nhớ; mà phải nhớ nơi mình.
Nhớ nơi mình là nhớ cái gì?
– Là nhớ mình có Phật tánh.
Phật tánh là cái gì?
– Là cái Ý hay nghe, hay thấy, hay pháp, hay biết; mà tất cả các thứ trên phải ở trong thanh tịnh.
– Còn A Di Đà là Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức, 3 cái vô lượng này, là của chính mình; nhưng lúc nào cũng thanh tịnh.
Nếu chúng ta thực hành liên tục như 3 phần nói trên, không cần phải đến 3, 5 hay 7 ngày; mà chỉ cần 1 ngày thôi, cũng có kết quả rồi.
Sở dĩ, chúng ta tu hết năm này, hết tháng nọ, mà không được thành tựu là vì chúng ta làm sai lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: Không chịu quay lại nhớ Phật tánh của chính mình, mà cứ cấm đầu kêu tên Đức Phật A Di Đa, thử hỏi, làm sao thành tựu được?
Câu 2: Phần này, chúng tôi cam đoan là sẽ thành công. Vì sao chúng tôi dám quả quyết như vậy? Vì đạo Thiền tông Đức Phật dạy sau cùng nơi cõi Ta bà này, là dẹp bỏ tất cả những pháp môn tu hành nào mà còn bị vướng mắc của trần gian này. Do đó, vị nào dám thực hành đúng sẽ có kết quả rất nhanh. Trong Thiền tông học Đức Phật có dạy:
– Vị nào dám thực hành, tức khắc được khai ngộ ngay!
Xin lưu ý Nhà văn:
Vị nào đọc sách Thiền tông học này, mà được “lực hút” của sách, chắc chắn vị đó không cần phải đọc 5 hay 7 lần, mà chỉ cần đọc 1 lần, hoặc lần thứ 2 là đã ngộ lý thiền rồi. Chúng tôi xin nói rõ về ngộ thiền có các thứ bậc như sau:
1- Đọc, mà hiểu khái quát của pháp môn Thiền tông học này, gọi là “Giác ngộ Thiền tông”.
2- Đọc, mà hiểu pháp môn tu Thiền tông học này, không sử dụng bất cứ thứ gì trong vật lý, vị đó được gọi là giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
3- Còn vị nào, giải mã được tất cả các lời dạy của Đức Phật, vị đó được gọi là đạt được “Bí mật Thiền tông”.
4- Vị nào được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, vị đó Đức Phật dạy là đã về được “Quê xưa của mình”.
Trên đây là 4 căn bản người tu theo pháp môn Thiền tông phải hiểu.
Nhà văn Đinh Thắng Toàn, nghe Trưởng ban giải thích quá rõ ràng, Nhà văn hết sức vui mừng và cám ơn.

Luật sư Lê Quang Chánh đi chung với Nhà văn Đinh Thắng Toàn có hỏi Trưởng ban:
– Theo Trưởng ban giải thích như vậy, người tu theo pháp môn Thiền tông không được tập trung đông người, nhưng sao hiện tại chúng tôi thấy có vị tập trung đông người, nói mình cũng dạy pháp môn Thiền tông, vậy Thiền tông vị ấy dạy có đúng là Thiền tông chân thật không?
Trưởng ban trả lời:
– Phần này chúng tôi phải nêu rõ ràng ra đây để những vị muốn tu theo Thiền tông được giác ngộ và giải thoát phải biết:
Đức Phật dạy:
– Riêng loài người ở nơi thế giới vật lý này cấu tạo bằng tứ đại, ẩn trong tứ đại có 2 phần như:
1- Phật tánh.
2- Bao phủ Phật tánh là tánh Người.
Ai muốn tu giác ngộ và giải thoát phải như sau:
1- Nếu sử dụng tánh Người để tu là còn bị đi trong luân hồi.
Vì sao vậy?
Vì tánh Người là tự nhiên phải luân chuyển theo chiều: Thành, trụ, hoại và diệt.
2- Ai muốn giải thoát thì đừng sử dụng bất cứ thứ gì trong vật lý thì mới giải thoát được.
Vì sao vậy?
Đức Phật có đưa ra ví dụ thật rõ ràng và thực tế như sau:
– Như nước trong ao hay hồ bị vẩn đục, chúng ta muốn lấy hết phần nước trong ao hay hồ ra phải làm sao?
– Chúng ta chỉ cần để cho những thứ cặn đục trong ao hay hồ nói trôi lăn theo sự luân chuyển của nó, còn nước cũng để tự nhiên, tự nó bóc hơi lên, nó tự nhiên trở về “ngôi vị” của nó.
Vì nguyên lý này, Đức Phật dạy tu Thiền tông không được phép dụng công tu bất cứ thứ gì, nếu chúng ta dụng công tu là sử dụng những pháp trong vật lý thì không đứng với lời Đức Phật dạy.
Còn Luật sư hỏi chúng tôi hiện giờ có nhiều nơi tập trung đông người lại để dạy tu Thiền tông. Căn cứ vào lời dạy của Đức Phật, các vị Tổ sư Thiền tông và các vị Thiền sư thứ thiệt cũng như Thiền sư Thường Chiếu, các vị này muốn lừa người không biết đến nghe họ, mục đích chánh của họ là muốn lấy tiền của những người này.
Luật sư Lê Quang Chánh nghe Trưởng ban giải thích, Luật sư đã rõ thông, hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.