CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN KIẾN NGHỊ
Kính gửi: Hội Phật giáo Việt Nam.
Đồng kính gửi: Hội Phật giáo tỉnh Long An
Tên con là: Nghiêm Thị Thu Loan . Sinh ngày 18/8/1962. Tại Hà Nội.
Địa chỉ thường trú: Căn hộ 102 chung cư Học viện Cảnh Sát Nhân Dân. Thôn Trù 2. Phường Cổ Nhuế 2. Quận Bắc Từ Liêm- Thành phố Hà nội-Việt nam.
Số điện thoại: 01.658.520.03x.
Thay mặt một số phật tử tại Hà Nội , chúng con xin có ý kiến được trình bày như sau:
Chúng con hiện nay tuổi đã cao, sau một thời gian cống hiến cho đất nước, cho xã hội, lúc này là thời gian dành cho bản thân. Chúng con đến tham gia sinh hoạt một số chùa để học giáo lý của Phật. Ngoài thời gian đến chùa nghe giảng Pháp, tụng kinh, chúng con học thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mở mang kiến thức mà trước đây chúng con bận nên không có thời gian học hỏi. Sau một số năm tu học chúng con vẫn muốn tìm cho mình pháp môn tu hợp lý nhất.
Gia đình, bạn bè và người thân của chúng con cũng có người xuất gia, nhưng vì chúng con không hợp với pháp môn đó nên chúng con không thích . Mỗi người có một căn cơ, môt sở thích riêng. Đang lưỡng lự có nên đến chùa tiếp hay bỏ ở nhà thì cơ duyên may mắn con gặp được pháp môn THIỀN TÔNG. Ban đầu cũng tò mò xem thử, con thấy rất hay và thích. Con chủ động tìm liên lạc với chùa Tân Diệu để mượn sách học. Sau một thời gian nghiên cứu về pháp môn THIỀN TÔNG do chùa Tân Diệu phổ biến ra con thấy đây là môn học rất khoa học không mê tín, dị đoan và rất thực tế, hoàn toàn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Lúc này con biết mình đã chọn đúng pháp môn mình cần. Nếu không gặp pháp môn THIỀN TỒNG của chùa Tân Diệu thì chắc con cũng đã bỏ đi không đến các chùa cũ nữa và giáo lý nhà Phật chúng con sẽ gác lại không muốn học nữa vì không thích. Cơ duyên với Pháp môn THIỀN TÔNG chùa Tân Diệu đã vô tình kéo chúng con quay lại học tập tiếp các kinh sách của Phật để lại. Thật tình chúng con rất cám ơn chùa Tân Diệu- Long An. Khi được là phật tử của chùa Tân Diệu con mới biết không phải có ít người như con, trái ngược lại rất đông người tìm được pháp môn tu phù hợp với mình. Số phật tử là trên 6 ngàn người khắp mọi miền tổ quốc và Quốc tế. Đang hào hứng trên con đường tu học chúng con nhận được thông báo Hội Phật giáo Huyện Đức Hòa, Đức Huệ tỉnh Long An có văn bản cấm chùa Tân Diệu không được dạy Pháp môn THIỀN TÔNG, không được Truyền thiền và bắt buộc phải chuyển sang pháp môn tu Tịnh Độ.
Chúng con những phật tử Hà Nội xin kiến nghị:
1- Pháp môn Tịnh Độ ở Việt nam có rất nhiều chùa tu, mỗi chùa tu một phách không chùa nào giống nhau và gây nhàm chán , các phật tử không biết đâu mà lần. Một thực tế có rất nhiều chùa đưa cầu cúng, mê tín vào chùa . Khi con còn tu trong các chùa cũ các thầy chùa hay dọa về vong nhập thế này, thế kia làm chúng con rất sợ và kinh hãi lúc nào cũng lăm lăm những câu Thần Chú để trấn an. Chúng con tham gia nhiều khóa cúng Cầu siêu, Cầu an , nhìn các thầy bắt ấn, múa may quay cuồng loạn xạ mà chẳng hiểu gì. Chúng con đã vô tình truyền bá thêm mê tín vào đạo của Như Lai. Vì không hiểu mà con và nhiều người bạn đã tiếp tay giúp các thầy kiếm tiền, lừa gạt những người dân ngu muội khác, chính bản thân con cũng mất rất nhiều tiền cho việc mê tín này.
Ngoài ra, một số chùa tu Tịnh Độ còn tổ chức các đám cưới hỏi làm mất sự tôn nghiêm thanh tịnh ở chốn linh thiêng này. Các thầy đã biến cửa chùa thành nơi xô bồ nhố nhăng. Trai thanh gái lịch ăn mặc thướt tha, đi lại nhìn nhau tình tứ hẹn hò, nhấm nháy nhau trong những đám cưới ở cửa Phật. Theo như chúng con được học và hiểu Đức Phật dạy TÌNH ÁI là cội nguồn của khổ đau và luân hồi nên Đức Phật không khích lệ.
Chính phủ Việt Nam cũng có văn bản cấm tổ chức đám cưới ở chùa nhưng sao nào?
Vì lợi nhuận được lại quả rất lớn do người tổ chức thuê hội trường ở ngoài đắt đỏ nên nghĩ đến tận dụng ở chùa. Các chùa đã chấp nhận vì tiền không cần biết mọi người đánh giá rất thấp về chùa và các thầy. Đấy có phải là vì danh và lợi không? Thưa các thầy. Những điều xấu bị chính phủ Việt Nam nghiêm cấm nhưng các thầy vẫn làm bừa vì tiền và có sự bao che của tổ chức Phật giáo không kỷ cương dung túng.
Gần đây nhất trên thông tin đại chúng mọi người đều biết thầy Thích Nhật Từ tổ chức làm lễ cúng cho các em học sinh chuẩn bị thi như vậy có phải là mê tín không? Các thầy mượn đạo Phật gián tiếp dạy bảo các em học sinh trông đợi vào sự may rủi. Học sinh, sinh viên đang tuổi học phải luôn luôn trau dồi kiến thức, học bài thâu đêm suốt sáng trước mỗi kỳ thi, nên gần gũi các thầy cô giáo và học thêm nhiều tài liệu ngoài sách vở ở trường thì mới đáp ứng kiến thức bài thi mở diện rộng.
Câu hỏi đặt ra: Thử hỏi học sinh lười học suốt ngày đến chùa không học, không làm bài tập thì lấy đâu kiến thức làm bài theo lực học của mình, khi vào phòng thi sẽ gian trá sinh ra quay cóp bài của bạn, kết quả điểm thi là không trung thực trong đó cũng góp một phần công sức của các thầy chùa. Ngoài bản thân kết quả học kém nhưng sâu xa hơn làm cho đất nước Việt Nam ngu dốt dần di và không phát triển. Chúng ta nhìn rộng ra thế giới những nước phát triển có nền khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại xã hội văn minh và giàu có những nước đấy họ có cầu cúng lễ lạy trước các kỳ thi không? Sao họ vẫn học giỏi hơn mình, sao đất nước họ phát triển, sao con người họ có lòng nhân ái hơn, chúng ta cùng nhau nhìn lại có phải những yếu kém ấy cũng có một phần đóng góp không nhỏ của các thầy chùa. Khi mới xuất gia thì “phát tâm Bồ đề trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh”. Sau khi xuất gia một thời gian được sự dâng cúng của đàn na tín thí, các thầy chỉ nghĩ đến lợi dưỡng của bản thân và tham danh, tham lợi, đưa mê tín dị đoan vào chùa chưa đủ lại tổ chức cưới hỏi và làm lễ cúng trước khi thi.
2- Thầy Nguyễn Nhân là cư sĩ nhưng có ý thức giữ gìn giáo lý của Đức Phật hơn bất cứ các thầy tu xuất gia nào. Chúng ta nghiêm túc xem cả Giáo hội Việt nam có bao nhiêu người dám từ bỏ tất cả tài sản của mình để mục đích duy nhất, phổ đi những lời Đức Phật dạy sau cùng trước khi Ngài nhập diệt. Thầy Nguyễn Nhân tuy cao tuổi nhưng ngày đêm vẫn nghiên cứu trau dồi kiến thức, đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho nhiều người cùng biết, cùng hiểu như mình. Các kinh, luật, luận của nhà Phật các thầy tu trong giáo hội hiện có để trong kho tàng, thư viện nhưng không phổ biến cho mọi người cùng biết, có chăng chỉ là các thầy học với nhau . Nhưng thầy Nguyễn Nhân có tấm lòng Bồ Tát trải rộng tình thương đến mọi người đem tất cả sự hiểu biết của mình truyền dạy cho nhiều người cùng biết đươc như thầy và không vì danh, vì lợi của bản thân. Thầy Nguyễn Nhân cũng sống cuộc sống giản dị, ăn chay trường như tu sĩ, sinh hoạt tằn tiện có bao nhiều tiền do công sức lao động mà có đều gom lại đem đóng góp bảo vệ những giáo lý quý báu của Đức Phật để lại.
Chúng con cũng nghiên cứu những cuốn sách do thầy Nguyễn Nhân biên soạn và có nhận xét như sau:
Lời văn dễ hiểu, mạch lạc, kiến thức rất sâu rộng rất sâu sắc về môn Thiền tông. Ví dụ thầy dạy cách nhận biết về Tánh Thấy, Tánh nghe, Tánh biết rất rõ ràng đễ hiểu hơn nhiều so với khi con nghe thầy Thích Thông Phương giảng về nhận ra Tánh Thấy ở chùa Trùng Phúc cho các thầy xuất gia nghe khi Đức Phật dạy Ngài A Nan và đại chúng.
Những điều Thầy Nguyễn Nhân soạn lại các thầy cũng công nhận có trong Kinh, Luật, Luận của Phật để lại điều đó chứng tỏ kiến thức mà thầy Nguyễn Nhân truyền đạt lại là có thật nhưng mỗi pháp môn Phật nói những khía cạnh khác nhau mà thôi nhưng mục đích cuối cùng là dạy Giác ngộ và giải thoát.
Theo như chúng con được biết các thầy cho tập Huyền ký bất hợp lý như sau:
1- Thời Phật tại thế ngày đó chưa có chữ viết tại sao có tập Huyền Ký.
2- Phật coi chúng sinh bình đẳng tại sao lại có tập Huyền Ký bí mật truyền lại cho mẹ thầy Nguyễn Nhân là không bình đẳng.
*Chúng con muốn được cùng tháo gỡ với các thầy:
Thời khi Phật còn tại thế là chưa có chữ viết, lời phật dạy các Ngài đều học thuộc. Sau này, chính tất cả các kinh đều do Ngài A Nan và các đệ tử của Phật chép lại đầu tiên là các ký tự chữ cái quy định giống như mật mã ngày nay vẫn dùng để truyền tin bí mật. Sau này dần dẫn các tổ chép lại theo ngày tháng truyền lại. Vậy tập Huyền ký cũng như vậy do Ngài A Nan truyền lại cho các Tổ THIỀN TÔNG. Trong nhà Phật cũng công nhận có 36 vị Tổ THIỀN TÔNG . Tập Huyền Ký cũng do các vị Tổ THIỀN TÔNG truyền lại. Thầy Nguyễn Nhân cũng nói rõ ràng đời Tổ Huệ Năng khi sắp mất có cho Ngài Thần Hội chép 600 quyển phát cho quan lại triều đình thời vua Võ Tắc Thiên còn tại thế. Sau khi vua qua đời để tránh sự truy sát của đạo Lão và đạo Khổng nên nhiều quyển Huyền Ký được bí mật mang sang các nước trong đó có Việt nam. Đời vua Trần Nhân Tông cũng nhận được tập Huyền Ký , sau khi Ngài nghiên cứu và ngộ đạo cùng 2 tổ nữa, các điều này các thầy cũng biết nên không thể bác bỏ được.
*Mọi thầy tu theo THIỀN TÔNG đều biết Đức Phật có buổi kiểm thiền và truyền thiền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp nên không thể nói là không có pháp môn THIỀN TÔNG được. Tổ thứ 2 là Ngài A Nan Đà được Ngài Ma Ha Ca Diếp truyền lại nhưng chỉ có những đệ tử lớn của Đức Phật biết pháp môn THIỀN TÔNG mới được tham dự. Tại sao không công bố rộng rãi cho nhiều người đến dự ? Đức Phật đã quy định để bảo vệ dòng THIỀN Tông này, nếu nói cho những người không hiểu về THIỀN TÔNG họ sẽ phá nên pháp môn tu Tịnh Độ không biết đến THIỀN TÔNG.
Chúng ta không vì sự vội vàng mà trù dập một cư sĩ hết lòng bảo vệ đạo Phật, chúng con mong các thầy trong Giáo hội Phật giáo suy xét thận trọng trước khi đưa ra kết luận chính xác đừng làm oan người vô tội, người có công lớn, người có tấm lòng vàng hiếm hoi này. Nếu làm oan sai thì sẽ rất nhiều phật tử không còn tin tưởng Phật giáo Việt nam nữa. Những yếu kém và vi phạm mà chính phủ Việt nam quy định nhưng các thầy không chấp hành nghiêm chỉnh vì danh và lợi làm bừa bãi. Nổi lên một cư sĩ hy sinh tất cả quên mình để bảo vệ giáo lý của Đức Phật đúng ra phải khuyến khích, khích lệ để nhiều người học tập tình thần cầu đạo này, nếu thầy Nguyễn Nhân bị trú dập, cưỡng bức và chắc chắn chúng con cùng nhiều người sẽ không bao giờ đến các chùa nữa, mọi người mất hết lòng tin tưởng vào Hội Phật giáo và có nhiều người sẽ chống đối nhận thấy không đáng tin cậy Phật giáo Việt Nam. Chúng con cũng sẽ kêu gọi nhiều người không nên đến các chùa mà hãy học những nước phát triển, tiên tiến họ có biết cầu cúng lễ lạy gì đâu mà họ vẫn sống tốt đời của họ, đời con, đời cháu họ đấy thôi.
Chúng con mong các thầy phải cân nhắc thận trọng, tạo mọi điều kiện để chùa Tân Diệu trở lại hoạt động và được Truyền thiền như trước. Chúng con xin trân trọng cảm ơn.
Hà nội, ngày 26 tháng 6 năm 2018
Thay mặt nhóm phật tử Hà nội
Nghiêm Thị Thu Loan.