Ông Trần Quế, sanh năm 1937 (73 tuổi), tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cư ngụ tại thành phố Ari Zona, Hoa Kỳ, hỏi:
– Kính thưa Trưởng ban, tôi tên Trần Quế, năm nay 73 tuổi. Gia đình tôi không phải tu theo đạo Phật, nhưng hồi còn ở ghế nhà trường đại học, tôi thích xem sách các tôn giáo như: Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, v.v…
Đạo giáo nào cũng chỉ có một cách tu, riêng Phật giáo sao tôi thấy quá nhiều lối tu như:
– Gõ mõ tụng kinh.
– Cầu siêu, cầu an.
– Ngồi thiền quán tưởng.
– Quán thoại đầu.
– Thiền Mật tông.
– Tịnh Độ tông.
– Thiền Nguyên thủy.
– Thiền Phát triển.
– Thiền tông.
– V.v
Trong sách viết tu theo Thiền tông rất nhiều người ngộ đạo. Nhưng tôi không thấy các Ngài dạy cách tu. Tôi có đem ý này hỏi vài chùa, nhưng tôi không được trả lời. Tôi đọc được quyển sách “Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật, Dễ Giác Ngộ” của tác giả Nguyễn Nhân. Thấy lời tựa, tôi đọc ngay và đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Lời giảng giải của Thầy trong sách thật tình quá hay, quá rõ, không chê vào đâu được. Hôm nay, tôi đến đây xin hỏi Thầy hai câu hỏi như sau, xin Thầy đừng từ chối, cám ơn:
Câu 1:
– Công thức tu theo Thiền tông phải dụng công như thế nào để nhận ra Phật tánh của chính mình?
Câu 2:
– Khi người nhận ra Phật tánh được diễn tả trạng thái như thế nào?
Trưởng ban quản trị chùa thốt lên:
– Phật ơi! Hai câu hỏi của ông quá cao, tôi khó trả lời quá! Nhưng ông hỏi để tu, hay để bổ túc kiến thức kho tàng kiến thức của ông?
Ông Trần Quế trả lời:
– Tôi hỏi để tu, tôi có thể sống thêm vài năm nữa là cùng, học hỏi thêm kiến thức để làm gì, khi mình bỏ thân này có mang kiến thức theo được đâu? Nếu Thầy hướng dẫn rành mạch cho tôi hiểu, tôi nhất quyết thực hành đến nơi đến chốn, tôi nguyện mang ơn Thầy mãi mãi.
Trưởng ban nói:
– Có thể nói, từ trước đến nay, những người đi tìm hiểu đạo Phật không ai có quyết tâm như ông. Người có quyết tâm như vậy, chắc chắn sẽ có kết quả tốt, nhưng tôi nói ra sợ ông không thực hành được.
Ông Trần Quế nói:
– Dù khó đến đâu tôi cũng nhất quyết thực hiện cho bằng được. Vì tôi lớn tuổi rồi, sống nay, chết mai, nếu hiểu được pháp môn tu theo Thiền tông mà được giác ngộ và giải thoát, là tôi cố gắng thực hành, vì từ trước đến nay tôi có đi hỏi nhiều nơi nhưng không nơi nào chỉ dạy.
Trưởng ban nói:
– Ông muốn tu theo pháp môn Thiền tông, phải chấp nhận đảo lộn tất cả những sự hiểu biết bình thường của ông từ trước đến nay. Nếu ông chịu, tôi mới nói.
Ông Trần Quế thưa:
– Kính thưa Trưởng ban, tôi rất tin tưởng Thầy, vì Thầy giải thích nhiều câu hỏi có thể nói là hóc búa, có lúc tôi ngỡ Thầy không khi nào trả lời được, nhưng Thầy trả lời quá dễ dàng.
Trưởng ban trả lời hai câu hỏi của ông Trần Quế:
Câu 1: Đây là “công thức” tu theo Thiền tông của đạo Phật:
Về ăn uống:
Phải ăn uống làm sao cho cơ thể của ông được quân bình âm dương. Nếu ông ăn uống mà cơ thể được quân bình âm dương rồi, thì việc tu theo Thiền tông coi như đã đạt được 50% hiệu quả. Vì âm dương được quân bình thì vận hành của tánh người của ông, nói rõ hơn là các tế bào trong thân ông được trở về trạng thái cân bằng, nếu lỡ bị bệnh sẽ hết, dù bệnh gì cũng hết.
Cách ăn theo âm dương được lý giải như sau: Như chiếc tàu chở nặng quá (âm) bị chìm! Còn chở nhẹ quá (dương) gió thổi hay sóng đánh mạnh bị lật! Còn trung bình sẽ nghe êm ái, dễ di chuyển. Tôi sẽ tặng Thầy “Cẩm nang ăn uống” để tu theo Thiền tông.
Về thực hành:
1- Ông dẹp bỏ tất cả những khuôn phép mà ông cho là đúng, cho là hay, học ở người này, bạn kia, v.v…
2- Ông dẹp bỏ tất cả dụng công tu như ngồi thiền, quán tưởng, quán thoại đầu, v.v… hay bất cứ theo hình thức nào khác.
3- Ông dẹp bỏ tất cả những kiến thức mà ông huân tập từ trước đến nay.
4- Ông “đóng cửa” tất cả những sự việc bên ngoài đến với ông.
5- Ông bỏ tất cả hai bên là phải, quấy, hơn, thua, buồn, thương, giận, ghét, v.v…
6- Về Thấy và Nghe của ông, vì từ trước đến nay, khi ông Thấy và Nghe, rồi phân biệt bằng tánh Người, cũng gọi là tánh Phàm tình. Nên lúc nào ông cũng chạy theo cái Thấy và tiếng Nghe của vật lý, rồi phân biệt ra: hay, dỡ, phải, trái, v.v…, rồi sanh ra đủ thứ chuyện trên đời.
Nay, ông phải tập cho cái hằng Thấy và hằng Nghe của Ý nằm trong Tánh Phật. Những cái hằng Thấy hằng Nghe thứ hay nĩi ở đâu?
Nó nằm trong vỏ bọc của Tánh, Tánh này Phật trùm khắp đến đâu thì Tánh nó trùm khắp đến đó. Ông phải hiểu thật rõ như sau về Ý hằng Nghe, hằng Thấy, hằng Biết hay muốn nói như sau:
– Một: Khi có tiếng, ông liền Nghe có tiếng, tiếng đi qua rồi, ông Nghe không tiếng, đó là Ý ông đang Nghe.
– Hai: Khi có hình tướng, ông liền Thấy có hình tướng, cái hay Thấy của ông như vậy là của Ý hằng Thấy.
– Ba: Cái Ý hay phát ra tiếng, tiếng này gọi là Pháp, khi ông nói, cứ việc nói cho người đối diện biết là đủ, ông đừng dính theo tiếng nói của mình, đó là tiếng nói còn trong thanh tịnh, mà Đức Phật gọi là tiếng nói trong Niết bàn.
– Bốn: Cái hay Biết trong Ý nó lúc nào cũng hằng Biết, đừng duyên theo Thấy, Nghe hay Tiếng, là cái hằng Biết của Ý trong Tánh Phật. Nếu ông Thấy, Nghe hay Nói mà chạy theo các thứ này, Đức Phật gọi là vượt qua “Hải Triều Âm” để vào trong sức hút của vật lý Âm Dương, tức khắc phải theo dòng sinh diệt!
– Năm: Các thứ Thấy, Nghe, Pháp, Biết, đđược đđi xa trùm khắp là nhờ “Điện Từ Quang” tự nhien trong Càn khôn Vũ trụ này “chuyên chở đđi nên được trùm khắp.
– Sáu: Điện Từ Quang trong Phật tánh, là Điện từ tự nhiên, không có đối đải của Âm Dương.
Còn Điện từ trong thân ông, trong muôn vật hay trong các hành tinh là điện từ tự nhiên có lực hút và lực đẩy, nên gọi là điện từ Âm Dương.
Còn điện từ mà chúng ta thắp sáng là điện từ Vật lý, khi vật chất chuyển động nó mới pháp ra điện được.
Tu theo Thiền tông, ông phải hiểu 6 căn bản trên thì mới tu đúng được, còn không hiểu 6 căn bản trên, dù ông có dụng công tu theo kiểu gì, một ngàn năm sau cũng không ăn thua gì.
Ông Trần Quế hỏi:
– Như vậy phải tu tập như thế nào để đúng với pháp môn Thiền tông?
Trưởng ban trả lời:
– Ngủ thì thôi, vừa mở mắt ra, vừa thấy, liền biết mình có cái hay Thấy, vừa nghe, biết mình có cái hay Nghe, không dính bất cứ trần cảnh nào, đừng lìa phút giây nào cả, đó là ông đang tập cho tánh hay Thấy và tánh hay Nghe của ông từ từ trở về tánh chân thật thanh tịnh của chính ông. Nói chính xác, là Thấy và Nghe bằng tánh thanh tịnh của chính ông đó.
Từ ngàn xưa nó là như vậy, không ai làm ra, không ai tạo thành, nó vốn là thanh tịnh, nó vốn là trùm khắp, nó vốn là đầy đủ, nó nhờ Điện từ quang tự nhiên trùm khắp trong Càn khôn Vũ trụ này chuyển các thứ trên đi trùm khắp. Người chưa đạt được “Bí mật Thiền tông” thì không thể nào biết được chỗ này.
Vì sao vậy?
Vì người chưa “Mở mắt Thiền tông”, họ bị nhốt trong hạn hẹp của sắc uẩn. Sắc uẩn là do điện từ Âm Dương tự nhiên của tam giới điều khiển, nên những việc suy nghĩ và biết của tâm vật lý, là cái biết luân chuyển, tức luân hồi. Mỗi một hành tinh là nói lớn, còn nói hạn hẹp là trong mỗi chúng sanh được kết dính lại là do sức hút điện từ Âm Dương tự nhiên trong thế giới này là nói hẹp, còn nói hơi rộng hơn là trong một tam giới, còn nói mênh mông là khắp trong Càn khôn Vũ trụ này.
Cá nhân ông bị kết dính theo nhân quả mà từ vô lượng kiếp ông đã tạo ra, được gói gọn trong thân mấy chục ký của ông, nên ông không biết được.
Vì chỗ ông không biết đó, nên ông nhìn bằng đôi mắt sai lệch, nghe bằng đôi tai lầm lỗi, và chạy theo cuốn hút của cái Thấy và cái Nghe của vật lý, nên bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi không ngày cùng.
Khi ông tu theo Thiền tông mà thành tựu rồi, ông sẽ nhận ra các cái Tánh chân thật của mình, nhờ đó ông không lầm lẫn nữa. Nếu những điều mà chúng tôi nói, ông thực hành được, thì ông không bị luân hồi.
Khi ông còn bị luân hồi, thì các cái tánh hay Thấy hay Nghe nó xuất phát từ Ý trong Tánh, nó phải nhờ căn Thấy và căn Nghe để Thấy và Nghe, tức làm phương tiện để thông lướt qua. Khi ông tập thuần thục được hai tánh Thấy và Nghe rồi, ông không cần hai căn trên mà ông cũng vẫn được Nghe và được Thấy một cách tự nhiên, tức không cần “sử dụng” hai căn mắt và tai để thấy và nghe. Ông tu tập đđược như vậy là ông đã thành công trong tu Thiền tông rồi đó.
Khi thành công, ông sẽ biết, dù ông có nhìn cảnh vật gì, hay nghe tiếng gì, tất cả điều là không dính mắc với ông cả, Như Lai gọi là “vô sở trụ” với vật lý và luôn lúc nào cũng biết rất rõ ràng, đó chính là tánh Thấy, tánh Nghe bằng Ý trong Tánh của ông đó.
Ông thấy và nghe được như vậy, một thời gian tự nhiên các: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn, của vật lý, năm thứ này ông đã huân tập từ vô lượng kiếp đến nay, tự nhiên được lìa với ông, nên sanh tử luân hồi cũng lìa với ông. Nhờ không dính với vật lý, nên Phật tánh của ông hiển lộ ra rõ ràng. Khi được như vậy, Thân và Tâm ông an vui kỳ diệu lắm, còn nếu ông sống tầm thường theo nhân quả, thì tự nhiên những thứ trong tánh ẩn liền, ray rức và muôn sự lại đến với ông!
Đến đây, tôi đã dẫn ông vào cửa “Bí mật Thiền tông” rồi đó, còn việc “đi” tiếp nữa là do ở nơi ông, mong ông cố gắng.