Một nhóm Phật tử Hàn Quốc, hỏi Trưởng Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu 4 câu:
Chúng con là nhóm Phật tử Hàn Quốc, chúng con có một số thắc mắc chưa được thông, kính xin Thầy chỉ dạy:
1. Trước khi con gặp pháp môn Thiền tông, chúng con sống như sau:
– Giữ tâm thanh tịnh (con có chút dụng công), khi tâm không được thanh tịnh – tức loạn tâm, con đi tìm lại cái “biết” trong tâm, càng tìm con càng loạn (nghe Thiền tông con đã hiểu).
– Khi có duyên đến, con vẫn nghe và thấy và biết cảnh ngoài, sau đó con quay vào tâm con nhìn xem con có niệm gì nổi lên. Ví dụ: Bạn nhiều lần xin đồ: con nổi lên tâm ích kỷ, tham lam, phân biệt, … Thời gian đầu khi sống như vậy, con tạo nghiệp rồi mới biết mình sai, tức là sau hành động con suy ngẫm lại con biết mình bị những niệm đó cuốn. Nếu con không nhận diện được niệm thì người con rất nặng nề khó chịu, và sẽ có nhiều niệm khác sinh ra nuôi dưỡng niệm ban đầu. Nhưng nếu con nhận diện được niệm gốc ban đầu thì người con rất nhẹ nhàng, thoải mái. Duyên đến mà con nhận diện được niệm ngay thì chỉ một lúc là niệm đó tan, con vui vẻ ngay. Vậy theo quan điểm Thiền Tông thì việc quay vào tâm nhìn và suy ngẫm đó có phải dụng công không ạ? Xin Thầy chỉ dạy?
2. Khi tu theo Thiền Tông, con cứ lo làm công đức mà những việc làm phước nhỏ con không màng đến nữa. Như vậy con có đang bị dính mắc và phân biệt giữa công đức và phước đức không ạ?
3. Mong thầy giải thích rõ “Cái Thấy, Nghe Đầu Tiên” là Phật Tánh?
4. Một người theo Thiền Tông, đã nhận về Phật Tánh của mình, nhưng chưa được “Rơi vào bể Tánh Thanh Tịnh” , khi mất đi, nếu có Công Đức có được trở về Phật Giới không? Nếu không trở về được, khi đầu thai, liệu có được gặp Thiền Tông để theo tiếp không ạ?
Chúng con xin cám ơn Thầy!
BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU TRẢ LỜI:
CÂU 1:
– Khi tâm tự nhiên thanh tịnh mà được rơi vào thanh tịnh, đó là thanh tịnh tự nhiên của tánh Phật.
– Khi thuần thục được như vậy, suy nghĩ gì cũng được, đó là tánh Phật suy nghĩ.
– Suy nghĩ mà hơn thua là tánh người suy nghĩ.
– Tự biết Nghe, Thấy thanh tịnh đó tánh Phật.
CÂU 2:
– Có điều kiện cứ làm phước đức ít thôi, đủ sống ở kiếp này, chớ làm chớ làm phước nhiều quá, nó phải kéo mình ở lại để hưởng phước.
– Có điều kiện tạo công đức, tạo càng nhiều càng tốt. Nhớ đừng làm ngoài sức của mình.
– Vẫn phải phân biệt để biết công đức và phước đức.
CÂU 3:
– Thấy tự nhiên là tánh Phật thấy.
– Thấy kèm theo phân biệt hơn thua đó là tánh người thấy.
– Lấy câu này làm kim chỉ nam:
* Tri kiến lập tri tức vô minh bổn.
* Tri kiến bất lập tri tức tánh Niết bàn.
Dịch:
* Thấy biết mà chồng thêm thấy biết đó là gốc của vô minh!
* Thấy biết mà không chồng thêm thấy biết đó là Niết bàn (Niết bàn là thanh tịnh).
CÂU 4:
– Tu Thiền tông, hằng ngày làm việc gì cứ chăm chú việc đó mà làm.
– Đừng mong rơi vào Phật tánh của mình làm chi.
– Mình thanh tịnh là hằng sống trong tánh Phật rồi đó.
– Mình mong rơi là bị tánh người xen vào, thì mất thanh tịnh.
– Mình cứ tập sống thanh tịnh đi có ngày sẽ cảm nhận được.
– Nếu khi mình cảm nhận được mà vui lên là tánh người xen vào.
– Đừng tưởng được rơi vào thanh tịnh là về Phật giới được, nên để ý rõ chỗ này:
– Trái đất này là 5 loài sống chung, mà loài Thần có thần thông bật nhất ở trái đất này. Nếu là Thần chủ, vị này có phước đức vô lượng, khi mình mong điều gì đó, Thần biết ngay, Thần đưa nhẹ thần thông vào chỗ mình ham muốn, tức khắc tánh người mình cảm nhận được liền. Chính chỗ này, người tu hành mà dụng công là dính bẫy của Thần hết, rồi bắt đầu cầu xin lạy lục.
– Phải nhớ rằng: Nhiệm vụ của 1 vị Phật chỉ giúp cho ai muốn giải thoát mà thôi. Chứ Phật không giúp ai hết khổ hay làm cho người ta vui được. Nhiệm vụ này là của Bồ tát, nhưng Bồ tát chỉ giúp cho ai bị oan trái. Còn ai trả nhân quả hay gây nhân quả, Bồ tát bỏ đi, tức khắc vị Thần đến xen vào, sau đó tiếp theo là hậu quả.
– 10 ngàn năm, Thiền tông mới công khai phổ biến ra, đó là chu kỳ của nó, chỉ trong vòng 50 năm rồi chấm dứt. Còn chuyện có gặp được Thiền tông nữa hay không, Đức Phật không dạy. Tự nhóm mình đem ra tìm hiểu.
Người có công đức được xếp vào 4 loại:
Loại 1: Tự tại bước qua của Hải Triều Dương để vào (trở về) Phật giới.
Loại 2: Phải cố gắng mới trở về được.
Loại 3: Phải nhờ công đức của chư Phật bên Phật giới cho mượn.
Loại 4: Áp dụng “Nhất tự thiền” để vượt qua.
(Ảnh: Sưu tầm).
Đôi khi lỗi hẹn một giờ
Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm!
Thiền tông kiếp chót “lặng câm”
Thì thôi đứng đợi biết đời nào ra?
Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu.