PHẬT TỬ THIỀN TÔNG P.GIANG, Ở TP. HẢI PHÒNG, hỏi:
– Sau khi đọc sách của soạn giả Nguyễn Nhân, cháu đã hiểu như sau:
– Phật là trùm khắp mọi nơi, trong Phật có những thứ:
– Thấy, lúc nào cũng thấy, gọi là “Hằng Thấy”.
– Nghe, lúc nào cũng nghe, gọi là “Hằng Nghe”.
– Pháp, tức tiếng nói, lúc nào cũng rung động, muốn phát ra tiếng thì có tiếng, gọi là “Hằng Pháp”.
– Biết, biết được 3 thứ trên, gọi là “Hằng Biết”.
– Trong Bể tánh thanh tịnh có Hằng hà sa số cái Ý. Trong mỗi cái Ý nó nằm gọn trong vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang, vỏ bọc này Đức Phật gọi là “Tánh”, mà cái vỏ bọc Tánh này nó có rất nhiều và khắp trong Bể tánh thanh tịnh, nên Như Lai gọi chung là “Phật Tánh”.
– Trong mỗi Tánh người có 16 thứ: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến, và Tổng nghiệp của 1 con người. Ngoài cái vỏ bọc của Tánh người nó bị bao phủ thêm 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác bằng điện từ Âm Dương nữa.
– Vì vậy, người tu muốn giải thoát, mà sử dụng bất cứ thứ gì của Tánh người, thì không thể nào giải thoát được.
Những điều nói trên cháu chấp nhận là phải, nhưng khi áp dụng tu theo trong sách viết, thì bị mệt và căng thẳng, cháu không hiểu như sau nên cháu xin hỏi :
Câu 1: Cháu có hỏi những vị đạt được “Bí mật Thiền tông”, hướng dẫn cháu về cách tu tánh Thấy, cháu tu như sau:
1/- Khi thấy cảnh hay vật, không để phát sinh những cái thấy tiếp theo, và những thứ suy nghĩ phân biệt.
2/- Cháu tu tập như vậy cảm thấy rất mệt và căng thẳng.
3/- Cháu cảm thấy hình như sai chỗ nào đó, mong Ban Quản trị chùa tư vấn cho cháu?
Câu 2: Tu Thiền tông là “Buông, Dừng, Thôi và Dứt” những chuyện trong vật lý.
Ví dụ:
– Bảo bỏ tham, cháu không tham được.
– Bảo bỏ sân, tức giận, cháu bỏ được.
– Bảo không sử dụng 16 thứ của Tánh người, thì làm sao bỏ được.
– “Buông” nghiệp quả của mình, không theo ảo giác phải làm sao Buông?
Câu 3: Trong sách có đoạn ghi: Khi tâm vật lý mình chạy lăng xăng, mình hô thầm 1 tiếng: “Buông”. Vậy, từ Buông này có diệu dụng như thế nào, mà công dụng lớn như vậy, xin Ban Quản trị giải thích?
– “Nhất tự thiền” mà vua Võ Tắc Thiên có đề cập đến là tu làm sao?
Câu 4: Khi sắp lâm chung, vỏ bọc của Tánh người được điện từ Âm Dương chiếu vào, tạo thành Trung Ấm Thân. Khi đã có thân, tức là Tánh Phật của mình vẫn còn bị nhốt ở trong Trung Ấm Thân, thì thoát ra kiểu nào?
Câu 5: – Ban điều hành Nhân quả là gì?
– Họ gồm có những ai?
– Nghiệp dẫn đi luân hồi như thế nào?
Câu 6: Đối với những người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” như cháu. Cách tạo ra công đức như thế nào, để vượt ra ngoài Tam giới?
Mong Ban Quản trị chỉ rõ cho cháu.
Cháu thành thật cám ơn.
BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU PHÚC ĐÁP:
Câu 1:
– Tu Thiền tông, đừng nhìn bất cứ thứ gì chăm chú mà thanh tịnh cả. Cứ nhìn một cách tự nhiên bình thường.
– Trước nhìn hay phân biệt. Nay tu Thiền tông: Nhìn cảnh vật, cảnh vật là cảnh vật, tánh Thấy của mình cứ tự nhiên Thấy là phải, làm gì có chuyện mệt và căng thẳng.
– Trước kia, mình làm việc hay suy nghĩ chuyện khác. Nay tu Thiền tông, tập cho tâm mình đừng suy nghĩ chuyện khác, tập từ từ mới hết được, chứ không phải hết liền, nếu hết liền mình là Tổ Thiền tông rồi vậy.
Câu 2: Phật tử Thiền tông bảo:
1/- “Buông, Dừng, Thôi, Dứt” những chuyện trong vật lý, thì làm được.
2/- Không sử dụng 16 thứ của Tánh người thì phải làm sao?
3/- Nhưng bảo: “Buông” nghiệp báo của mình, không theo ảo giác của vật lý, thì buông làm sao được?
Trả lời:
1/- “Buông, Dừng, Thôi, Dứt” những chuyện thế gian là làm như sau:
2/- Trước kia, mình nghe ai nói gì, tâm mình cũng xen vào. Đức Phật bảo mình “Buông”, hoặc “Dừng”, hay “Thôi ”, tức đừng dính vào chuyện của người khác, cứ chăm chú việc làm của mình.
3/- Phải sử dụng Tánh người để làm, nhưng làm trong thanh tịnh, tức nương theo Tánh Phật thanh tịnh của chính mình mà làm, chứ làm sao bỏ Tánh người được. Khi nào mình vào được Phật giới, thì chỉ sử dụng Tánh Phật, chớ trong Phật giới đâu có Tánh người mà mình sử dụng.
Câu 3: Chữ “Buông” ở câu thứ 3 này, là mình thầm “Buông” những chuyện của Thế gian, chứ không phải la lên. Đang làm, tâm mình lăng xăng nghĩ chuyện khác, mà mình la lớn lên “Buông”, thì người xung quanh bảo mình là điên đó! Chữ “Buông” mà la lớn này, chỉ áp dụng khi nào mình có công đức nhiều, mà bị nghiệp quá khứ không chịu buông tha mình. Phật tử Thiền tông phải đợi khi nào Tập Huyền Ký của Đức Phật công bố ra mới hiểu rõ được.
Vua Võ Tắc Thiên, Nhà vua không tu “Nhất tự thiền”, mà Nhà vua hằng sống với “Tánh Phật” thanh tịnh của Nhà vua. Vì vậy, khi 80 tuổi, Nhà vua tự bỏ xác thân để trở về “Phật giới”.
Câu 4: Câu này, Phật tử Thiền tông đã hiểu sai, tức chưa đọc kỹ 9 quyển sách. Trong 9 quyển sách đã có nói rất rõ. Nhắc lại cho Phật tử Thiền tông rõ 2 phần chánh:
– Phước đức và ác đức nó được lưu giữ trong vỏ bọc của Tánh người. Người tạo nghiệp phước đức, tức tự mình tạo ra làn sóng điện từ Dương, ngang bằng với 1 trong 33 cõi Trời và 1 nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Nghiệp phước đức này, nó tương hợp với cõi nào, thì làn sóng điện từ Dương do mình tự tạo ra đó. Khi mình lâm chung, điện từ Âm Dương không còn duy trì thân Tứ đại được, nên thân Tứ đại phải tan ra, tức mất công năng duyên hợp. Lúc này, Tánh người nó phải rời xác thân Tứ đại, mang theo một khối “Tổng nghiệp” rời xác thân. Chính cái khối Tổng nghiệp này, nó phải luân chuyển theo qui luật luân hồi trong Tam giới này. Khối Tổng nghiệp này nó vừa rời thân Tứ đại, hình dáng bằng điện từ Âm Dương của khối Tổng nghiệp này, nó giống như hình bóng của con người mà nó ẩn trong đó trước kia vậy.
Đức Phật dạy:
– Cái hình bóng này gọi là “Trung Ấm Thân” của người đó. Cái Trung Ấm Thân này, nó tự động được hút vào nơi nào trong Tam giới này, tương đương mà Tánh Phật sử dụng Tánh người suy nghĩ và làm ra có 4 đường cuốn hút:
Đường 1: Gọi là đường Dương, tức đường đi lên các cõi Trời và nước Tịnh Độ. Người muốn được hút vào đường Dương này, thì Trung Ấm Thân của người đó phải mang một khối Tổng nghiệp phước đức thật lớn.
Đường 2: Gọi là đường Âm, tức đường đi xuống các cõi thấp. Người bị hút vào đường Âm này, thì Trung Ấm Thân của người đó bị mang một khối Tổng nghiệp ác thật lớn. Khi rời bỏ xác thân của mình, thì Trung Ấm Thân của mình tự nhiên bị hút vào các loài ở các tầng Âm này, như các loài: Súc sanh và Địa ngục.
Đường 3: Gọi là đường Trung, tức đường không thiện mà cũng không ác. Trung Ấm Thân của người này, cứ lang lang trong dòng tộc để luân chuyển muôn kiếp ngàn đời, không thể nói thời gian được.
Đường 4: Gọi là đường “Giải thoát”. Người nào muốn vào đường Giải thoát này, thì Trung Ấm Thân của người này phải chứa hoàn toàn bằng khối Công đức. Khi Trung Ấm Thân vừa mang khối Công đức này ra ngoài xác thân Tứ đại của người này, thì Trung Ấm Thân này tự phát sáng ra, nó tự biến thành là “Như Lai Tàng”, tức cái “Kho” chứa hoàn toàn Công đức thanh tịnh.
Vì sao có hiện tượng như vậy?
– Vì cái Kho Như Lai này nó chứa hoàn toàn bằng Công đức, Công đức là loại “Cực Dương”, tức cực sáng. Nhờ ánh cực sáng này, mà trong Kho Như Lai không có chỗ tối. Vì vậy, trong Tam giới này không chỗ nào chứa cái Kho Như Lai này được cả. Nên cái Kho Như Lai này, nó phải vượt qua cửa “Hải Triều Dương” để vào thế giới Mười phương chư Phật sống.
Câu 5: Ban điều hành Nhân quả có 2 Ban:
Ban một: Điều hành Nhân quả để cho trong 1 hành tinh hay 1 Tam giới hằng còn, cũng như Hằng hà sa số Tam giới khác cũng hằng còn, là do “Ban bệ của trời Tứ Thiên Vương” đứng ra điều hành. Ban bệ này điều hành “Lỗ đen Vũ trụ” để tạo ra hành tinh nào khi hết tuổi thọ hay bị lấy hết tài nguyên, hoặc bị loài người phá đi, chứ không phải điều hành Nhân quả của nghiệp phước hay nghiệp ác của con người.
Ban hai: Điều hành Nhân quả trong từng dòng tộc nào đó. Dòng tộc này, tự đề cử hoặc bầu ra Ban Điều hành này, để cho dòng tộc của họ thay phiên với nhau mà trả nhân quả trong dòng tộc của mình.
Câu 6: Tạo ra Công đức đã có nói thật rõ trong 9 quyển sách rồi. Tuy nhiên, để Phật tử Thiền tông biết rõ phần này, Ban quản trị chúng tôi xin chỉ thêm:
– Tạo ra công đức: Mình biết pháp môn Thiền tông, là pháp môn giúp cho người khác giác ngộ và giải thoát. Bằng cách nào đó, mình giúp cho người khác hiểu như mình, là mình có 1 phần Công đức, nhiều người hiểu, là mình có nhiều Công đức, còn vô số người hiểu, là mình có vô lượng Công đức.